Phản xạ mê lộ

Một phần của tài liệu Day-con-kieu-nhat-giai-doan-tre-0-tuoi-kubota-kisou (Trang 34 - 36)

Nền tảng cho nội lực trong cơ thể

Nếu trẻ bắt đầu lẫy được, bạn hãy thực hiện “vận động xoay” nhanh hơn và bắt đầu luyện tập “phản xạ mê lộ” cơ bản cho trẻ. về cơ bản, vận động xoay trong giai đoạn này khơng có gì khác với vận động xoay của giai đoạn lật người nhưng bạn hãy đặt trọng tâm ở 3 điểm: Xoay đầu với khởi điểm là đầu, xoay nhanh, kết thúc bằng tư thế nằm theo kiểu tượng nhân sư (nằm sấp ngẩng đầu lên) để luyện tập cho trẻ. “Phản xạ mê lộ” sẽ không xảy ra nếu tốc độ xoay đầu sang ngang không nhanh. Cho nên, khi luyện tập phải dần dần thay đổi cường độ của vận động sao cho phù hợp với tình

trạng phát triển của trẻ.

Hình 31 - Đặt tay lên cổ rồi từ từ xoay mặt trẻ sang ngang để cổ không phải chịu lực nặng

Hình 32 - Chờ trẻ lật người một cách tự nhiên

Hình 33 - Khi trẻ lật người, bạn hãy xác nhận xem trẻ có dễ thở khơng, sau đó vuốt nhẹ từ phần gáy xuống dọc sống lưng trẻ.

Hình 34 - Kết thúc bằng tư thế nằm giống như tượng nhân sư. Bạn hãy cho trẻ ngẩng cổ lên ở tư thế giống như tượng nhân sư, rồi thực hiện tương tự với bên cịn lại.

Tìm hiểu về não bộ

Phản xạ mê lộ xảy ra nhờ kích thích ở ống hình bán nguyệt

Nếu bạn xoay đầu trẻ sang trái hoặc sang phải thì phần phình ra của “ống hình bán nguyệt ngồi” - một trong ba ống hình bán nguyệt, sẽ bị kích thích và bắt đầu làm việc. Điều tạo nên kích thích chính là gia tốc xoay ngang nên nếu bạn xoay đầu một cách từ từ khơng thể tạo nên kích thích. Nhờ vào kích thích này, phản xạ chỉnh thế sẽ được tạo ra nhằm giúp trẻ hoạt động độc lập. Khi trẻ còn nhỏ rất dễ dàng gây ra phản xạ mê lộ nên nếu có kích thích này, cơ thể trẻ sẽ phản ứng một cách thích thú.

Hành động

Một phần của tài liệu Day-con-kieu-nhat-giai-doan-tre-0-tuoi-kubota-kisou (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)