Tạo cơ sở để trẻ học tập
Ta sẽ lợi dụng các hành động phản xạ của cơ thể để luyện tập cho trẻ thông qua các dấu hiệu. Khi tháo bỉm cho trẻ, bạn hãy vừa nói “1” vừa véo nhẹ vào đùi trẻ, sau đó nói “2” đồng thời ấn vào gan bàn chân của trẻ. Nếu bạn véo vào chân, trẻ sẽ co chân
lại nhờ vào “phản xạ gấp” do có kích thích, nếu bạn ấn vào gan bàn chân, trẻ sẽ duỗi chân ra nhờ vào “phản xạ kéo căng” xảy ra khi cơ bắp đột ngột bị kéo ra. Nếu trẻ đã có thể co duỗi chân rồi bạn hãy khen ngợi trẻ “con làm tốt lắm” rồi xoa bóp tồn thân cho trẻ. Bạn hãy luyện tập nhiều lần bài tập này khi thay bỉm cho trẻ ở cả hai chân.
Hình 51 - Vừa nói “1” vừa véo nhẹ vào đùi trẻ, trẻ sẽ co chân lại.
Hình 52 - Bạn vừa nói "2" vừa ấn chân trẻ, trẻ sẽ duỗi chân ra.
Hình 53 – Cuối cùng hãy vừa nói chuyện vừa mát-xa tồn thân bé
Để luyện tập tốt
1. Trước khi bắt đầu, bạn hãy nói với trẻ: “Bây giờ, mẹ con mình bắt đầu bài tập khi thay bỉm nhé”.
2. Nhất định bạn phải nói với trẻ để làm dấu hiệu.
3. Vì trẻ chỉ co duỗi bên chân được kích thích thơi nên hãy tạo ra nhiều kích thích giống nhau ở cả hai bên chân để trẻ luyện tập.
4. Nếu trẻ đã co duỗi được tốt, bạn hãy khen ngợi trẻ.
Hàng ngày, nếu bạn lặp đi lặp lại bài tập này thì sau đó chỉ cần bạn nói là trẻ đã có thể phản ứng co duỗi tương ứng.
Tìm hiểu về não bộ
Phản xạ có điều kiện tạo nên tính tự phát
Khi thực hiện vận động này, bạn nhớ phải đếm theo “1”, “2”. Việc lặp đi lặp lại động tác này sẽ tạo nên mối liên quan giữa việc đếm và hành động co vào hay duỗi ra của trẻ, vì thế trẻ sẽ dần dần biết co vào duỗi ra khi nghe mẹ đếm. Hành động này gọi là “phản xạ có điều kiện”, nghĩa là ta sẽ cho trẻ một cái điều kiện để trẻ hành động theo, nếu trẻ làm tốt, ta sẽ khen trẻ. Bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, trẻ sẽ dần dần học tập một cách tự giác.