Đi dạo bằng ngón tay

Một phần của tài liệu Day-con-kieu-nhat-giai-doan-tre-0-tuoi-kubota-kisou (Trang 43 - 44)

Rèn luyện cảm giác qua da và cảm giác về nhịp điệu

Trẻ rất thích tiếp xúc và chơi với mẹ. Cho nên, bạn hãy ơm trẻ sau đó dùng ngón tay chuyển động trên các bộ phận của cơ thể trẻ, để trẻ thích thú, đồng thời dạy cho trẻ biết nhịp điệu và hoạt động của các ngón tay. Bạn có thể hát các bài hát mà thường ngày trẻ vẫn nghe, nhưng thay đổi chút nhịp điệu rồi chuyển động ngón tay khớp với lời bài hát đó. Bạn cũng có thể mở CD hay video và thực hiện tương tự như vậy. Hãy thực hiện lập đi lặp lại động tác này nhiều lần để giúp trẻ rèn luyện cảm giác qua da về nhịp điệu.

Hình 44 - Bạn hãy nghĩ ra nhiều các hành động khác nhau để khiến trẻ muốn bắt chước.

Tìm hiểu về não bộ

Cố gắng trong 1 giây vận động hai lần

Bạn hãy lặp lại các vận động này với các ngón tay, từ một ngón đến bốn ngón, giúp cho trẻ cảm nhận nhịp điệu. Nếu vận động khớp được với nhạc thì càng tốt. Ban đầu là khoảng 2 giây một lần vận động nhưng dần dần phải luyện tập để trong 1 giây vận động được hai lần. Bạn phải kiên trì luyện tập với trẻ. Nếu trẻ đã thành thạo rồi, bạn hãy thay đổi lực ấn “mạnh/yếu/mạnh/yếu” để cho trẻ bắt chước.

Điểm lưu ý

Luyện tập bằng những bài đồng dao đơn giản

Ban đầu, hãy chơi với trẻ bằng những bài đồng dao đơn giản như “Nu na nu nống”... Thỉnh thoảng, bạn hãy thay đổi nhịp điệu hoặc lặp đi lặp lại cùng một cụm từ, hay đang hát thì dừng lại đồng thời cử Luyện tập bằng những bài đồng dao đơn giản động các ngón tay, như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ. Chúng ta không cần vội cho trẻ nghe nhiều bài hát mà nên lặp đi lặp lại một bài hát thì trẻ sẽ dễ bắt chước hơn.

Một phần của tài liệu Day-con-kieu-nhat-giai-doan-tre-0-tuoi-kubota-kisou (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)