Dạy trẻ nằm im
Đến giai đoạn này, trẻ rất hiếu động, luôn không ngừng hoạt động tay chân ngay cả khi thay bỉm. Chúng ta sẽ dạy cho trẻ cố gắng khơng giẫy dụa. Bạn có thể sử dụng từ “khơng được cử động nhé!” hoặc “nằm im con ơi”. Nếu trẻ khơng ngừng đạp chân, bạn hãy nghiêm khắc nói với trẻ “khơng được” rồi dùng tay giữ đùi để trẻ không cự quậy được. Trong lúc đó, nhanh chóng thay bỉm cho trẻ, cuối cùng bạn vừa nói với trẻ “con nằm im ngoan quá!” vừa xoa chân cho trẻ để khích lệ. Lúc đầu có thể trẻ khơng cử động được là do bị bạn giữ chân, nhưng nếu trẻ có thể nằm yên mặc dù bạn phải giữ thì cũng cứ khen trẻ. Sau này chỉ cần bạn nói: "Khơng được cử động con nhé!", trẻ
sẽ biết là phải nằm im.
Hình 35 - Khi bạn thay bỉm, nếu trẻ không ngừng đạp chân, bạn hãy nói "khơng được cử động nhé" rồi giữ đùi để trẻ dừng lại.
Hình 37 - Sau khi thay bỉm xong, bạn hãy vuốt ve trẻ và khen "con thật ngoan ngỗn"
Tìm hiểu về não bộ
Tư thế cuộn trịn lăn từ trước ra sau, từ trái qua phải
Để trẻ “không cự quậy chân tay” có hai trường hợp là “trẻ tự từ bỏ” - phản ứng tự chủ từ bỏ và “trẻ buộc phải từ bỏ” - phản ứng buộc phải từ bỏ. Hai phản ứng này đều là hoạt động của phần phía sau của vùng vỏ não trước trán bên phải. Phản ứng thứ nhất sẽ ghi nhớ việc tự từ bỏ bằng cách được khen kèm với phần thưởng là “cảm giác thoải mái” nhưng đối với phản ứng thứ hai thì dù trẻ có từ bỏ cũng không được trẻ tiếp nhận. Để trẻ phát triển tốt hơn cần tận dụng tốt phản ứng thứ nhất.
Điểm lưu ý
Cách để có được phản ứng tự chủ từ bỏ
1. Luôn luôn dùng những câu nói giống nhau khi bắt trẻ từ bỏ.
2. Nếu bạn để tay lên trên phần cơ đang hoạt động của trẻ thì khơng cần dùng lực mạnh vẫn có thể kìm chế hoạt động của trẻ.
3. Nếu trẻ làm được, bạn hãy khen ngợi trẻ. Bằng cách lặp đi lặp lại bài tập này, trẻ sẽ ứng dụng được vào thực tế cuộc sống (ví dụ: Khi trẻ định sờ vào vật nguy hiểm, hãy nói “khơng được” để trẻ khơng sờ nữa.)