Luyện tập nhìn (2)

Một phần của tài liệu Day-con-kieu-nhat-giai-doan-tre-0-tuoi-kubota-kisou (Trang 48 - 49)

Nuôi dưỡng năng lực tập trung, tạo nền tảng cho việc “đọc”

Đến giai đoạn này, tầm nhìn của trẻ được mở rộng và trẻ đã nhìn được vật rõ hơn. Đây là giai đoạn cuối cùng để luyện tập nhìn cho trẻ. Bạn hãy dạy trẻ cách quay mặt nhìn về phía có đồ vật. Trước tiên, hãy để trước mặt trẻ một đồ vật mà trẻ thích, sau đó di chuyển đồ vật đến góc cuối tầm nhìn để trẻ phải quay đầu mới nhìn thấy. Bạn hãy chú ý đến phạm vi di chuyển để trẻ có thể xoay đầu nhìn theo được khi đồ vật đang di chuyển. Bạn hãy di chuyển đồ vật đó lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải, nghiêng lên phía trên, nghiêng xuống phía dưới, xoay quanh tồn bộ tầm nhìn của trẻ. Bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần bài tập này, trẻ có thể hình thành được năng lực tập trung bằng cách xoay đầu nhìn và nhìn liên tục khơng dời.

Hình 48 - Lúc đầu bạn hãy chuyển động từ từ đẩy nhanh tốc độ để luyện tập cho trẻ có thể thích ứng với các chuyển động nhanh hơn.

Tìm hiểu về não bộ

Nếu đơi mắt trẻ có thể nhìn tập trung là có thể đọc được chữ

Trẻ sẽ xoay đầu để tập trung nhìn vào đồ vật nằm trong tầm nhìn của mình. Nhìn tập trung là cách nhìn kết nối các đường bên trong bộ phận trung tâm của võng mạc. Bộ phận trung tâm của võng mạc này là nơi có thể nhìn đồ vật nhỏ nhất trong mắt, nếu trẻ nhìn tập trung được có nghĩa là có thể đọc được các chữ nhỏ. Hầu như sau khi sinh khoảng 4 tháng tuổi là trẻ có thể nhìn tập trung, cho nên bạn hãy thay đổi hướng cũng như độ nhanh khi di chuyển vật để luyện tập cho trẻ.

Hành động

Một phần của tài liệu Day-con-kieu-nhat-giai-doan-tre-0-tuoi-kubota-kisou (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)