Hoạt động phòng vệ để tránh nguy hiểm khi bị ngã ngửa
Trẻ mới biết ngồi chưa thể giữ vững được tư thế và lấy được thăng bằng nên chưa thể ngồi yên được. Lúc này, chúng ta hãy luyện tập cho trẻ cách nằm ngang ra khi mỏi. Đây là hoạt động ứng dụng “phản xạ mê lộ” giúp trẻ phản xạ chống tay phía bị nghiêng ra để đỡ lấy cơ thể khi đầu bị nghiêng sang một bên. Khi trẻ đã có thể ngồi vững là lúc trẻ bước sang một giai đoạn trải nghiệm mới.
Hình 63 - Đặt trẻ ngồi để 2 lòng bàn tay trẻ xòe ra, chạm sàn, rồi vỗ nhẹ vào phía trong khuỷu tay.
Ngồi vững
Ở giai đoạn này, các cơ giúp trẻ ngồi vững vẫn chưa phát triển. Do đó, khi ngồi trẻ dễ bị ngã sang ngang hoặc ngửa ra sau, nghiêng về phía trước do chân chuyển động. Nếu khơng luyện tập gì, trẻ dễ bị đập đầu về phía sàn làm đau cổ do đầu q nặng.
Hình 64 - Cho trẻ luyện tập để có thể xịe tay ra chống lấy cơ thể khi khuỷu tay bị chùng, nửa người bị ngửa ra sau.
Tìm hiểu về não bộ
Luyện tập phản xạ nhanh đối với “gia tốc”
Điều quan trọng là làm sao để khi trẻ ngã sẽ không bị thương. Chúng ta hãy luyện tập nhiều lần cho trẻ bài tập này để đưa ra phản xạ mê lộ khi có gia tốc thẳng đứng và gia tốc xoay. Khi trẻ đã có thể làm nhanh, ta sẽ thử cho trẻ ngã thật. Nếu có chướng ngại vật ở phía trước, trẻ cần chuyển động để tránh nó. Chúng ta sẽ bắt trẻ tăng giảm phản xạ như lúc nhanh lúc chậm. Bài tập này giúp trẻ nhìn nhanh mọi vật xung quanh khi bị ngã.
Ghi nhớ