Sự tha hóa liên hoàn, có hệ thống

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 66 - 72)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.4. Sự tha hóa liên hoàn, có hệ thống

Trước hết đó là TYPN, phó may hiệu Âu hóa, người vẫn kí tên ở báo Phụ

nữ là TYPN (Tôi yêu phụ nữ), người chuyên “hầu hạ cho cái sắc đẹp của các

bà” bằng những kiểu quần áo như Chiếm lòng, Ngây thơ, Dậy thì, Ngừng tay,

Ỡm ờ, Hãy chờ một phút? Là ai vậy? Phải chăng đó là họa sĩ Cát Tường

Lơwmuya (Lemur) của báo Ngày nay, tờ báo mà theo Ngô Tất Tố, xưa nay

không thấy sốt sắng với một việc gì ngoài cái việc dùng môn giáo dục “đánh

phấn, xoa nước hoa, lựa màu quần áo” để câu nhử bạn đọc Phụ nữ. Họa sĩ Cát

Tường Lemur tuy “đậu thứ bét trường Mỹ thuật” nhưng vẫn là “bậc vĩ nhân

trong việc “cách mệnh mấy cái gấu quần gấu áo của bạn gái kẻ chợ”. Nhà cải

cách y phục này có quan điểm rằng: “Quần áo để tô điểm, để làm tăng sắc đẹp,

chứ không phải để che đậy. Bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm, đi đến chỗ tận thiện, tận mĩ, thì nghĩa là y phục phải không còn…che đậy cái gì của đàn bà nữa!”, “Chúng tôi phải chế thêm cả những kiểu mới và những thứ quần áo lót

mình ở bên trong chứ không phải chỉ cải cách bề ngoài” [12,264]. Bản thân là

một nhà cải cách, hô hào cải cách nhưng lại cấm vợ không được ăn mặc tân thời. Đúng thực là nực cười, đâu khác nào tự đưa tay lên vả vào mặt mình. Cuộc cải cách của ông ta như cổ vũ cho sự dâm dục bùng cháy từ những bộ trang phục. Đúng là thứ tân tiến rởm đời.

Nhà sư Tăng Phú, chủ nhiệm tờ Gõ mõ, “vị sư tân thời”, “dốc lòng mộ

đạo”, được mệnh danh là sư hổ mang bởi sư mà không giữ được mình, phạm

vào hết thảy răn giới từ chuyện đi hát cô đầu, đến ăn thịt chó, nói với Xuân tóc

đỏ rằng “Bần tăng mà kiện tại tòa thì phải thua hộc máu mồm”“Tín đồ nhà

Phật chúng tôi bút chiến nguyền rủa nhau là ghẻ ruồi, ghẻ Tàu, ghẻ Lào, hắc

lào, hóa hủi, cụt chân, cụt tay, thế cơ” [12,355]. Chân dung sơ lược của Tăng

Phú được ghi bằng những kí hiệu đối lập với đạo Phật và sự tàn bạo.

Hội Khai trí tiến đức, cái hội của giai cấp tư sản địa chủ tự xưng là “khai

hóa cho dân” cũng đã được Vũ Trọng Phụng dành cho những đòn đích đáng!

dân, mà chứng cớ đích xác là bấy lâu nay vẫn có gá tổ tôm một cách bình dân y

như bọn chủ song”, là cái hội định xin đưa những “ngôn ngữ bình dân” của

Xuân tóc đỏ đại khái như mẹ kiếp, nước mẹ gì..v.v..”giáo sư quần vợt” vào hội

là một sự may mắn vô cùng cho bậc thượng lưu trí thức của xã hội Việt Nam”.

Những đốc tờ Trực Ngôn, hay lang Tì, lang Phế…toàn là nhưng tay lang băm. Cãi nhau ngay giữa nhà người bệnh, kể ra ti tỉ những tật xấu của nhau, vạch áo cho thiên hạ xem lưng, nào là chữa bệnh nhưng không khỏi mà lăn đùng ra chết, rồi nhầm bệnh, nhầm thuốc…Trị bệnh không thấy đâu mà đưa con người ta tới gặp Diêm Vương sớm hơn bởi những bài thuốc xưa nay chưa từng có.

Ông Joseph Thiết - ông bạn thân của Văn Minh, nhà chính trị bảo hoàng với những tư tưởng chính trị ôm chân nhà nước bảo hộ.

Victor Ban, chủ khách sạn kiêm vua Thuốc lậu, cùng dự phần vào việc lấp liếm, che đậy quá khứ đen của ma cà bông Xuân.

Bộ máy chính quyền thực dân được miêu tả trong “Số đỏ” bằng một

mạng lưới cảnh sát, đó là ông Cẩm Tây, viên quản, hai cảnh binh Min Đơ, Min

Toa. “Chúng tôi là cảnh binh thì cốt phạt chứ không cốt đúng luật hay trái luật!

Người dân thường mới sợ chứ người nhà nước thì không sợ trái luật” [12,374].

Và biên phạt cũng là một cách tăng thu cho ngân sách nhà nước. Đại hội đồng

kinh tế và tài chính Đông Dương chuẩn y bản dự thảo “buộc sở cảnh sát phạt

dân thành phố bốn vạn đồng” để bù vào những khoản ngân sách hao hụt trong

kinh tế khủng hoảng. Thông qua việc đón rước Bảo Đại ngự giá Bắc tuần và vua Xiêm ngự giá Đông tuần sang nước Nam dự Đại hội, dưới hình thước hài hước. Vũ Trọng Phụng đã châm biếm những chủ trương chính trị mâu thuẫn và phản động của chính quyền thực dân ở Đông Dương. Tuy buộc phải chấp nhận chính phủ Mặt trận Bình dân ở Pháp, nhưng ở xứ Đông Dương người ta vẫn ra lệnh

bắt bỏ tù những ai hô khẩu hiệu “Chính phủ Bình dân vạn tuế, đả đảo phát xít”.

Và tuy không ngớt lời rêu rao về một nước Pháp dân chủ, khai hóa văn minh nhưng ở Việt Nam, chính quyền thực dân vẫn chủ trương duy trì những thế lực phong kiến lỗi thời làm tay sai đắc lực cho chúng. Vì thế thầy quản và thầy đội

cảnh sát cũng được lệnh bắt cả những ai hô “Nước Pháp dân chủ vạn tuế”,

những khẩu hiệu ấy “xung đột với vua Xiêm quân chủ”, và vua Bảo Đại. Do

vậy, sau khi thảo luận về “những điều bí mật của chính phủ hai thầy quyết định:

ai hô khẩu hiệu gì cũng bắt ráo, trừ những kẻ đứng ngây mặt ra như tượng thì

thôi” [12,406]. Như vậy đằng sau hệ thống cảnh sát là bóng dáng bộ máy bạo

lực khổng lồ, xuất hiện ở đoạn kết thúc, những Toàn quyền, Thống sứ, vua Xiêm, vua nội hóa, các quan hầu Đức, Nhật, kèn La Mareillaise nổi lên, một ông

quan Tây uy nghi, gươm đeo bên sườn, một cái ôtô đồ sộ cắm cờ tam tài với

những đe dọa: “Le guerre! La guerre!”. Và cái sân quần, cái sân quần bất hủ

(nhà văn đặt nó ở đầu truyện, uể oái với tiếng ve sầu buồn bã và ở cuối truyện, sau năm tháng, náo nhiệt, oai hùng), cái nhân vật chứng kiến những biến động

“vĩ đại” của lịch sử, sự thắng lợi của “bình dân”, sự lên ngôi của “ma cà bông”,

“vô học”, “hạ lưu”, sân quần ấy ầm ầm những tiếng hò reo của dân chúng

Quốc sỉ! Về nhà bò!”, “ A bas Xuân”. Vũ đài quần vợt trở thành vũ đài lịch sử.

Song bỗng chốc cái uy nghi, lẫm liệt ấy sụp đổ, với ngôn từ của Vũ Trọng Phụng. Cái uy nghiêm trở thành cái lố bịch, cái bỡn cợt; Nước Xiêm bị Đức,

Nhật “xui khôn xui dại” và “đừng có làm bộ” từ những tiếng hô “nước Pháp

dân chủ vạn tuế”, “Thánh cung vạn tuế”, “Vạn thọ vô cương”, “chính phủ Bình

dân vạn tuế”, “hòa bình vạn tuế”, bây giờ chỉ còn là “Xuân tóc đỏ vạn tuế”,

“sự đại bại vạn tuế”, “Líp líp lơ!”. Cái cớt nhả lấn át cái trịnh trọng, chính

thống. Vua An Nam người đứng đầu dân tộc như một tên hề, một tên vua bù nhìn, bám gót thực dân.

Hình ảnh quần chúng nhân dân lao động có xuất hiện đâu đó, là những người làm trong nhà Phó Đoan..anh phu xe, chị vú em..nhưng mờ nhạt. Là hình ảnh những người đi đưa đám, họ đến đám tang không phải là với tinh thân nghĩa tử là nghĩa tận mà đến để bình phẩm, dò xét, để chim chuột…nói chung hình ảnh người dân hiện lên qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng cũng không có gì là đẹp đẽ cho cam.

Qua những nhân vật còn lại này, đại diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội, ta càng thấy rõ được sự mục ruỗng, thối nát của xã hội. Ở đây toàn là nhưng nhân vật cốt cán trong xã hội nhưng không giữ được vị trí vai trò cùng trách nhiệm của bản thân trước xã hội. Người đứng đầu thì ôm chân ngoại lai, nhà cải cách, khoa học rởm đời với những thứ cải cách không đầu đuôi, nói chính xác là phá vỡ, đạp đổ, cứu người thành đao phủ. Mọi thứ trở nên bát nháo, đảo lộn dưới sự quản lí của những con người này.

Tiểu kết: Qua việc tìm hiểu hệ thống nhân vật trong Số đỏ, nhận thấy

muốn tìm một con người lương thiện ở xã hội của Số đỏ thì không khác gì hái

sao trên trời bởi dường như những ngươi như vậy không còn đất để tồn tại, như hạt cát trong sa mạc, một giọt nước trong đại dương. Xét từ trên chí dưới là cả

một sự tha hóa, cho thấy được cả một xã hội khốn nạn: “quan ham, lại nhũng,

đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, mà cái xa hoa chơi bời của nhà giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền lầm than bị bóc lột. Lạc quan được, cho đời là vui, là không cần

cải cách, cho cái xã hội chó đểu này là hay ho tốt đẹp, rồi ngồi mà đánh phấn bôi môi hình quả tim để đi đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ý tôi, thế là giả dối, là tự lừa mình và di họa cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành

thực.” - Vũ Trọng Phụng phát biểu trên báo Tương lai. Và quả thực ông đã lôi

ra tất cả những gì là ô trọc của xã hội, bóc mẽ bản chất thật của những con người luôn vỗ ngực cho mình là nhất. Đỉnh cao của tiếng chửi của Vũ Trọng Phụng vào xã hội đó là khi đưa một thằng ma cà bông như Xuân tóc đỏ lên đỉnh của vinh quang, được tôn thờ trong xã hội thượng lưu. Và khi tiếp xúc những con

người trong Số đỏ dường như ta thấy một sự quen quen, ngờ ngợ, đã từng bắt

gặp ngay trong xã hội hôm nay, là sự dự báo của Vũ Trọng Phụng về tương lai hay là sự quá độ của xã hội kim tiền ở mọi thời đại? Đó là ung nhọt cần sự chung tay góp sức của cả xã hội để thanh trừng, đưa xã hội lên những tầm cao mới, văn minh, công bằng, tiến bộ hơn.

KẾT LUẬN

1. Qua việc tìm hiểu hai tác phẩm nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng là Giông

tốSố đỏ, với việc phân tích những mảng hiện thực, những tuyến nhân vật

ta thấy được bộ mặt xã hội thông qua sự tha hóa của con người trong hai tác

phẩm. Từ Giông tố đến Số đỏ là cả một hệ thống đủ mọi tầng lớp, giai cấp trong

xã hội. Mỗi nhân vật có một hình dạng riêng trong nhân hình, nhân phẩm, không thể lẫn đi đâu. Sự tha hoá của con người ở đây ở nhiều mức độ khác nhau: đỉnh cao như Nghị Hách, Xuân tóc đỏ, thứ đến là cả một hệ thống râu ria xung quanh. Nhưng tất cả đều chung nhau sự dâm bôn, đểu cáng, xảo quyệt, thủ đoạn, ma mãnh, khoe khoang, hỡm hĩnh… cùng tạo nên sự thối nát của đương thời. Sở dĩ như vậy cũng do hoàn cảnh tác động, ảnh hưởng nhiều hay nói chính xác hơn những con người tha hóa ở đây là con đẻ của chế độ thực dân nửa phong kiến khi chưa có được sự soi sáng của Đảng, Cách Mạng. Và hiện rõ lên đó là sự bế tắc, khủng hoảng của xã hội trước những trò bịp bợm đại tài của con người dẫn đến sự u mê, lầm lạc trong bước tiến xã hội.

2. Nội dung khoá luận đã giải quyết được hai vấn đề cốt yếu đó là chỉ ra nguyên nhân cũng như sự tha hoá ở những mức độ khác nhau của con người trong hai tác phẩm này. Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra nguyên nhân tha hoá là do hoàn cảnh, hiện thực xã hôi đưa đẩy cũng như tạo ra các mức độ tha hoá khác nhau như đỉnh cao là Nghị Hách, Xuân tóc đỏ..hay sự tha hoá được thể hiện ở những phạm vi khác nhau như cá nhân, gia đình, xã hội.

3. Trên phương diện nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng đã kết hợp tài tình những bút pháp nghệ thuật như biệt tài kí hoạ chân dung, trong việc thể hiện hình ảnh đám đông, nghệ thuật đối thoại sinh động, giàu kịch tính hay tính kịch hoá tự sự, tính kịch trong ngôn ngữ nhân vật. Qua đây, thấy được khả năng đại tài, bút pháp trào phúng tạo nên khả năng châm biếm, đả kích đỉnh cao của tác giả Vũ Trọng Phụng. Bằng ngòi bút điêu luyện của mình, Vũ Trọng Phụng đã điểm trúng, và vẽ nên được bức tranh xã hội Việt Nam trong thời kì oằn mình dưới gót giày ngoại xâm và sợi dây xích của chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Hai tác phẩm đã tạo nên tiếng vang lớn như quả bom ném vào xã hội chó đểu hay tiếng đạn đại bác vào từng lớp người mục ruỗng?

4. Mặc dù nội dung khoá luận đã giải quyết được những nhiệm vụ cốt yếu được đặt ra nhưng vẫn không thể tránh được những hạn chế. Hướng tiếp cận tiếp theo của khoá luận này có thể đi nghiên cứu kĩ hơn, sâu rộng hơn về nghệ thuật

xây dựng nhân vật tha hoá trong Giông tố, Số đỏ mà ở khoá luận này chưa đi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (Sưu tầm và biên soạn), (1997), Vũ Trọng Phụng - Tài năng

và sự thật (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2000), Những tác phẩm mới thấy của Vũ Trọng Phụng, Tạp

chí Thế giới Mới.

3. Vũ Bằng, Cảm nhớ Vũ Trọng Phụng, tạp chí Văn học Sài Gòn, (số 94), tháng

10/1969.

4. Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu... (2001), Văn học Việt Nam 1900 – 1945,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Mai Hoa (6 - 1999), Tác phẩm Vũ Trọng Phụng qua nhiều bước

thăng trầm, Luận văn cử nhân văn học, bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học.

8. Nguyễn Hoành Khung, Lại Nguyên Ân (Sưu tầm và biên soạn), 1994,

Trọng con người và tác phẩm.

9. Nguyễn Hoành Khung (1988), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, Nxb

ĐH và THCN, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật các nhà

văn, Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Đăng Mạnh (Sưu tầm và biên soạn) (1999), Vũ Trọng Phụng về tác

gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (sưu tầm, tuyển chọn), 2011, Tuyển tập

Vũ Trọng Phụng, tập 1 và tập 2, Nxb Văn học.

13. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Nxb

Sài Gòn.

14. Vũ Ngọc Phan (1945), Nhà văn hiện đại, quyển 4, Nxb Tân Dân

15. Vũ Tiến Quỳnh (1991), Nam Cao - Vũ Trọng Phụng, phê bình và bình luận

văn học, Nxb tổng hợp Khánh Hòa.

16. Trần Hữu Tá (biên soạn), (1942), Vũ Trọng Phụng - hôm qua, hôm nay,

Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Văn Tâm, (1957), Vũ Trọng Phụng - Nhà văn hiện thực, Nxb Minh Đức, Hà Nội.

19. Trần Đăng Suyền - Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên), (2007), Văn học

Việt Nam hiện đại, tập 1 (từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945), Nxb Đại học Sư

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)