Nhân vật thị Mịch

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 39 - 42)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.3.Nhân vật thị Mịch

Nếu như Nghị Hách là nhân vật điển hình, có sức khái quát cao độ, tiêu biểu cho bản chất của những tên trọc phú giàu có thì Mịch và Long lại là đại diện tiêu biểu cho những người ở nông thôn và thành thị.

Mịch là một cô gái quê mùa mười tám tuổi đầu cô cũng ngây thơ khờ dại như gái mười lăm. Cô cũng là người có chút nhan sắc với hai má lúc nào cũng đỏ ửng như say trầu, hàm răng đen lay láy. Thế nhưng số phận lại không cho cô sống yên ổn sau lũy tre làng và yên bề với vị hôn thê là anh họ mình (Long). Sự chà đạp của bọn giàu có đã vùi dập cô gái quê đến chỗ dở dang. Cô bị lão dâm thần Nghị Hách cưỡng bức trong đêm gánh rạ đi bán, để rồi cuộc đời cô hoàn toàn biến đổi về sau. Mịch và gia đình vì nghèo nên chẳng thể kiện nổi Nghị Hách. Thị Mịch ban đầu là nhân vật tiêu biểu cho những người nghèo ở nông thôn bị ức hiếp, bị xâm phạm nhân phẩm bởi những kẻ có tiền và có địa vị.

Số phận của Mịch đầy đau thương, ê chề không kém, cô gái quê trong trắng, trở thành nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp bỉ ổi. Cô và bố mẹ trông đợi ở ngọn đèn công lí nên đã viết đơn khởi kiện kẻ dâm ác, thì trước công đường, lão quan huyện già, kẻ đại diện công lí đã ném thẳng vào mặt Mịch những lời xúc

phạm trắng trợn: “Con Mịch kia! Mày là đứa hư thế! (…). Trước pháp luật, việc

mày làm như thế là một việc làm đĩ không môn bài. Vậy mày có muốn làm nhà

thổ suốt một đời không?” [12,199]. Chỗ bấu víu cuối cùng của Mịch là tình yêu

thương, sự cảm thông an ủi của người chồng chưa cưới, thì chính người ấy cũng nghi ngờ, nói những lời mỉa mai đầy xúc phạm đối với cô. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã đạt tới sự sâu sắc khi miêu tả, phân tích tâm trạng lì lợm vì quá đau khổ, ê chề của Mịch. Khi ông muốn phân tích, thăm dò tâm lí ái tình bị thương và sự oái oăm…của lòng tự ái trong Mịch thì chính là nhà văn đã chạm tới chiều sâu trong nỗi đau của cô gái quê đáng thương đó. Tâm trạng Mịch trong đêm tân hôn

cũng được tác giả thể hiện bằng ngòi bút vừa “tả chân” vừa có chiều sâu phân

tích tâm lí. Lối xưng hô “mày, tao”, giọng ông chủ răn dạy con hầu, những cử chỉ

thô lỗ, chớt nhả của “chú rể triệu phú” đã khiến cho Mịch “điên người” lên và “

tái”, cảm thấy đủ mọi sự chua chát về phận lẽ mọn, nhất là lại lấy lẽ nhà giàu.

Thị Mịch là một nạn nhân của xã hội mục nát đó. Lẽ ra thị Mịch phải là người tác giả có cảm tình nhiều nhất. Nhưng đối với nhân vật này, ngòi bút của ông không đều. Đoạn đầu, ông tả thị Mịch là một cô gái quê mùa giản dị, chung tình, về sau khi bị Nghị Hách làm nhục ông có tỏ một chút thương hại. Nhưng không bao lâu, dưới ngòi bút của ông, người con gái ấy trở thành một nhân vật rắc rối, phức tạp, dâm đãng, nhất là có những cử chỉ vô duyên, đáng ghét của

người ở cảnh nghèo khổ, bỗng được đổi sang sống trong cảnh giàu có, phong lưu. Trò đời thường như thế thật, nhưng tả một xã hội đáng ghét, rồi lại tả nạn nhân của xã hội ấy cũng đáng ghét nốt thì làm người đọc hết sức hoang mang…

Mịch ở những chương đầu của cuốn Giông tố mang lại những vẻ đẹp thuần

khiết của người phụ nữ quê mùa; cô “không biết đời là gì cả, cô thấy đời là

nghèo khổ và sự nhẫn nhục của cha mẹ, là sự siêng năng làm ăn của cô mà

thôi”. Người con gái ấy vẫn mang tư tưởng an phận thủ thường như những

người phụ nữ truyền thống: “cứ việc ăn ở cho hiếu thuận, làm ăn cho chăm chỉ,

thấy ai túng thiếu thì không dè dặt, cởi ngay hầu bao đưa cho vài đồng bạc đã để dành trong mười ngày, và không ngồi lê bắt chấy, kháo chuyện nhà người,

thế là đủ lắm” [12, 51], “Người con gái quê mùa ấy làm lụng rất vất vả, vui lòng

mà chịu đựng sự nghèo khổ, buổi sáng dậy từ lúc mặt trời mới hửng, rét như cắt ruột cũng phải lội xuống ao vớt bèo, hoặc tiếng trống canh khuya đã đổ hồi vẫn

còn thức để làm vàng, kiếm mấy đồng xu ” [12, 135].

Thế rồi Mịch bị Nghị Hách hiếp. Lúc này Mịch vẫn là một cô gái giàu lòng

tự trọng, biết ý thức về nhân phẩm của mình. Khi nghĩ đến “cảnh ấy” Mịch cũng

biết “đỏ bừng mặt lên, tự mình (…) thẹn với mình” [12,260]. Và bằng chứng cao

nhất cho ý thức tự trọng của Mịch chính là việc cô thắt cổ tự tử trong bệnh viện. Đến đây, Mịch về cơ bản vẫn còn được khắc họa chân thực. Thế nhưng càng ngày khối óc hoài nghi về người nông dân ở Vũ Trọng Phụng càng dẫn dắt Mịch

đi chệch khỏi tính chân thực ấy mà biến dạng thành người đàn bà hư hỏng. “Từ

sau cái buổi bị cưỡng bức trên xe hơi, Mịch cũng đã biết thế nào là sự đời rồi.

Từ sau khi ấy không bao giờ biết cái gì là tự nhiên, biết cái gì là ngây thơ

[12,116]. Chính Long cũng phải ngạc nhiên: “Mịch đã đi từ một cô gái quê ngây

thơ, hiền lành, chất phác, đến một thiếu phụ gian dâm, lãng mạn, xảo quyệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đáng sợ”. Điều đáng nói là Vũ Trọng phụng đã để Mịch trở thành vợ lẽ của

Nghị Hách và rồi cho cô bộc lộ “bản tính dâm đãng” một cách đáng ghét. Mặc

dù tác giả đã chu đáo để chứng minh rằng sự thay đổi đó là do hoàn cảnh, địa vị thay đổi của Mịch, rằng Mịch ngoại tình chỉ vì vẫn chân thành yêu Long, rằng Mịch phản bội Nghị Hách chỉ để trả thù..v.v.. Nhưng, rõ ràng sự biến chất của Mịch được tác giả giải thích chủ yếu bằng niềm khao khát nhục dục một cách bệnh hoạn của nhân vật. Từ địa vị nghèo hèn cô bước lên địa vị bà chủ, cũng từ đây Mịch bị khoái lạc của nhục dục và sự mê hoặc của kim tiền làm cho sa ngã.

Từ một cô gái “đỏ bừng mặt vào cả những lúc thấy hai con chuồn chuồn theo

luật âm dương cưỡi lên lưng nhau mà bay” [12,116], Mịch trở nên “say sưa”,

Mịch nhớ lại cảnh bị cưỡng hiếp “như người háu đói vậy” [12, 118]. Trong óc

ghiếc, thật là bẩn thỉu, thật là đau đớn nhưng trong cơn đau đớn không phải là

không có một thứ khoái lạc trong xác thịt, nó làm cho đỡ thấy đau” [12,187], và

Mịch vẫn đôi khi “nhớ” cái cảm giác ấy như kẻ bệnh hoạn. Ghê tởm hơn nữa là

Mịch còn thông dâm với Long sau khi đã trở thành vợ của Nghị Hách, còn

chạy theo một cái ảo tưởng mà luôn nghĩ ngăn cấm, để ngoại tình bằng tinh

thần, là một việc khoái lạc mà người ngoài không biết được” [12,223].

Hình tượng Mịch bị làm hỏng một cách đáng tiếc. Có cảm tưởng nhà văn cho rằng không đáng đòi hỏi con người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình. Do đó mà ông đã khắc họa Mịch từ một con gái quê ngây thơ, hiền lành, chất phác đến một thiếu phụ gian dâm, lãng mạn, xảo quyệt đáng sợ. Sự biến chất của Mịch được Vũ Trọng Phụng lí giải là do khao khát nhục dục một cách

thú vật, Mịch “ngoại tình bằng tư tưởng”, “tưởng tượng ra những cảnh dâm dục

ghê gớm, hưởng với mọi kẻ qua đường”. Ở Mịch con người xã hội đã bị lu mờ

để thay vào đó là con người tự nhiên, mang bản năng dục tính. Chỉ cần có một

người khách qua đường vào một buổi chiều là Mịch có thể nghĩ đến “những sự

ôm ẵm, mơn trớn…nâng niu”, “Mịch sẽ lừa dối chồng cả phần hồn lẫn phần

xác” [12,223]. Những cảm giác đê mê ở cuộc hãm hiếp như một sức ám ảnh

không thể nào dứt ra được ở người đàn bà mà theo cách gọi của tác giả là “một

con dâm phụ”, “trong tâm trí Mịch thường trực một dục vọng ghê gớm, Mịch

hay nghĩ đến những hồi ức băn khoăn của một dục vọng chưa được thỏa mãn,

do vậy mà Mịch càng như điên cuồng” [12,224].

Đúng là Vũ Trọng Phụng trái ngược hoàn toàn với Ngô Tất Tố khi miêu tả về người phụ nữ. Ở Ngô Tất Tố là một chị Dậu theo chuẩn mực đạo đức truyền thống: chung thủy, hiếu hạnh, giàu tình thương yêu; còn ở Vũ Trọng Phụng là một Thị Mịch tha hóa, dâm đãng, suy đồi. Qua đó, thấy được Ngô Tất Tố có sự tin yêu vào phẩm hạnh con người, còn với Vũ Trọng Phụng là hoài nghi.

Trở lại với hình tượng nhân vật Mịch, Vũ Trọng Phụng đã khuôn định cho nhân vật này trong cái chủ quan của mình, khiến cho Mịch không còn nhận được sự cảm thông của độc giả nữa. Xây dựng nhân vật này Vũ Trọng Phụng đã

không đều tay. Đúng như lời nhận xét của nhóm Lê Quý Đôn: “Đối với Thị

Mịch, nạn nhân trong “Giông tố”, ngòi bút Vũ Trọng Phụng cũng không đều. Đoạn đầu ông tả Thị Mịch là cô gái quê hiền làn, chất phác, giản dị, chung tình và bị Nghị Hách làm nhục, ông có tỏ một chút thương hại. Nhưng về sau, dưới ngòi bút của ông, Thị Mịch trở thành một nhân vật dâm đãng và có những cử chỉ vô duyên đáng ghét của một người đang ở cảnh nghèo khổ bỗng được sống trong cảnh giàu có, phong lưu. Sự đói khát về tình dục của Thị Mịch, những cảm

giác đê mê mà Thị Mịch tìm thấy sau khi đã “biết mùi đời” trong chiếc xe hòm của Nghị Hách, ở đây thấy lạc lõng không hợp với nhân vật. Cảm tình người

đọc sẵn có từ trang đầu đối với Thị Mịch đến đây thì mất hẳn” [4,344].

Với ngòi bút sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã khắc hoạ được rõ nét nội tâm nhân vât Mị, những dằn vặt trong lương tâm, những độc thoại nội tâm trong bản thân Mị, qua đó thây được sự biến chất tha hoá trong con người Mị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 39 - 42)