Sự tha hoá của những người trong đại gia đình cụ cố Hồng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.Sự tha hoá của những người trong đại gia đình cụ cố Hồng

Đại gia đình cụ cố Hồng bao gồm: cụ cố Tổ, cụ cố Hồng, bà Phó Đoan cùng con là cậu ấm Phước, vợ chồng Văn Minh, ông Phán cùng vợ là Hoàng Hôn, cô Tuyết, cậu Tú Tân.

Người đứng đầu là cụ cố Tổ, là một ông lão 80 tuổi. đang trong tình trạng

gần đất xa trời”, có gia sản lớn nên con cháu ai cũng muốn ông “về chầu tổ

tiên” để chiếm gia tài. Một nhân vật ẩn, không hình ảnh, thoáng đâu đó một

giọng nói. Dường như thể là sự bất lực của những con người có lòng muốn cứu rỗi xã hội hay là sự “câm điếc, đui mù, què quặt”; sự “u mê” của nhân dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến khi chưa có Cách Mạng khai sáng, mở lối. Một hiện thực tối tăm của một dân tộc nhược tiểu trong tình trạng “một cổ hai tròng - phong kiến, thực dân”. Một sự bất lực của dân tộc trước “thù trong giặc ngoài”.

Cụ cố Hồng - “ xưa kia vốn là một ông Phán. Sau khi hưu trí, nghiệm

rằng cụ đã giúp nước phò vua trong 30 năm, Nhà nước bèn ân thưởng cho cụ cái Hồng lô tự thiếu khanh. Cụ đã là một người dân bảo hộ trung thành, một viên chức gương mẫu, một người cha nhân từ vì sợ sệt và vâng lời con cái như một người nô lệ. Cụ lại còn nghiện thuốc phiện nữa, điều ấy mới thật tỏ ra cụ

hoàn toàn là người Việt Nam” [12,277]. Một nhân vật ôm chân Nhà nước bảo

hộ, quay lưng lại với quyền lợi của nhân dân, “trung thành với nước đại

Pháp”.Một người đứng đầu đại gia đình lớn như vậy, lẽ ra phải là người chủ

động trong mọi quyết định trong công việc gia đình… nhưng thực chất lại như bù nhìn… một gia đình “dột từ nóc dột xuống” như vậy liệu trật tự trong gia đình sẽ đi đến đâu? Trụ cột gia đình lại là một người nghiện thuốc như vậy, khác nào thân cây trụ trên một cái gốc mục ruỗng. Những vòng khói của “nàng tiên nâu” làm u mê, mụ mị con người, trí óc ông cụ chủ đại gia đình này... dần dần

biến cụ cố Hồng thành “nô lệ” của con cháu, như cách nói của Vũ Trọng Phụng

cụ Hồng kính phục con lắm” , rồi “cụ lại còn kính thờ con cụ…”

Đặc biệt, “chí bình sinh của cụ Hồng chỉ là được làm một cụ cố. Cho nên

chưa 50 tuổi, cụ đã làm ra vẻ già cả sắp chết: ra phố là cụ phải mặc áo bông, chưa đến mùa rét cụ đã khoác cái áo ba đờ xuy dầy sụ; trước khi trả tiền phu xe, cụ phải ôm ngực ho rũ rưỡi hàng năm phút và đếm nhầm một xu để phu xe

lên lão làng, để người ta cho mình là có tuổi, có phúc, có đức, có thọ…bởi thực tế tuổi tác cũng là một thứ quyền lực vô hình.

Là một người có tính hay khoe mẽ: Trên ngực cụ có mấy cái cuống huy chương, hay sau những buổi cơm, cụ thường đem con giai cụ ra làm món đét -

se (tráng miệng). Bởi con cụ là Văn Minh từng du học ở Pháp (mặc dù đi tay

trắng về tay không, không kiếm nổi mảnh văn bằng nào. Nếu có điều đáng tự hào để mà khoe khoang thì không đáng trách nhưng đây cụ cố Hồng đang tự lòe mình, bịp người.

Cụ còn có một câu cửa miệng: “Biết rồ, biết rồi, khổ lắm, nói mãi!...”

[12,331] cùng với cung cách “nằm dài trên khay đèn thuốc phiện, nghe ai nói

chuyện, cũng nhắm nghiền mắt lại, nhăn mặt khẽ gắt…” [12,331] thốt ra câu nói

“bất hủ” đó của cụ, một câu nói đã đi vào cuộc sống đời thường ngày nay. Nhưng thực chất thì cụ cũng đâu hiểu gì, đâu hiểu đầu đuôi câu chuyện ra làm sao, mặc dù vẫn vui lòng lắng nghe..có lẽ, để mọi người hiểu rằng cụ đã thừa

biết những điều đó. Như nhắm mắt tin theo văn minh chẳng kém những người

hủ lậu và ngu dốt khác, những kẻ chẳng hiểu văn minh là cái quái gì. Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, vậy mới là biết…nhưng cụ cố Hồng đã quá hợm mình, a dua a tòng theo ngay cả những gì bản thân không hề biết.

Điều đáng nói hơn cả là khi người cha của cụ Hồng ốm năm đó thì người

con trai “có hiếu” nay đã nói “đã hơn tám mươi tuổi mà còn cứ sống mãi”, ai đời

con cái nỡ lòng nói về đấng sinh thành như vậy, trong khi bản thân ông ta cũng đang là bố, là mẹ. Khi bố qua đời, là phận con nhưng cụ Hồng không hề tỏ ra đau thương

mà “nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn

đồng”. Trong khi dưới nhà, con cháu nôn nóng, sôi sục về việc tang lễ, thì ông ta –

người trụ cột trong gia đình, người quan trọng, người đáng tôn kính, nhờ cậy của cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gia tộc vẫn nằm trên gác mơ màng đến cái lúc “cụ được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống

gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu trước trăm ngàn con mắt thiên hạ trầm trồ, khen ngợi con giai nhớn đã già thế kia, một đám ma to thế kia, một cái gậy…sang trọng

thế kia?” [12,335]. Nhấm nháp cái vinh dự tưởng tượng, rồi ông ta hút liền một lúc

tới 60 điếu thuốc phiện để “hưởng những dư vị” của “nàng tiên nâu”, chờ vợ và con

lên bàn chuyện hạnh phúc của … cô Tuyết - con gái rượu út ít.

Như vậy dù ở vai trò gì thì cụ cố Hồng cũng chỉ thực sự như bù nhìn, một con rối không hơn không kém. Người trụ cột đã vậy, sẽ “nêu gương” cho lũ con cháu của cụ cố Hồng bén gót theo sau.

Còn cụ bà thì bỗng nhiên trở thành một đòn bẩy cho Xuân tóc đỏ xúc tiến việc tiếp cận và tiến xa hơn trong quan hệ với cô con gái út của bà. Bởi bản thân

cụ bà cũng trong trạng thái u mê như bao nhiêu người trong gia đình này, không thực sự nhìn ra mà có nhìn ra rồi như cụ bà thì cũng tìm cách lấp liếm vì sĩ diện, thể diện và ti tỉ những lí do khác nữa. Đỉnh cao sung sướng của bà cố Hồng có lẽ là khi được Tú Tân báo có xe, lọng, vòng hoa của sư cụ chùa Bà Banh và Xuân

tóc đỏ đến đưa đám “cụ bà hớt hải chạy lên, rồi cảm động hết sức (…) rồi sung

sướng kêu lên: Ấy giá mà không có món ấy thì là thiếu, chưa được to, may mà

ông Xuân đã nghĩ hộ tôi” [12,368]. Cái “món ấy” là vật gì? Điều gì? Vòng hoa

ư? Đã có hàng trăm vòng hoa đang đi theo đám. Xe có lọng che ư? Thì đã có đủ

cả xe người, xe lợn đi lọng rồi. Thì ra bà cố Hồng sung sướng vì “ông đốc Xuân

đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng,và đám ma kể đã là danh gia nhất

tất cả” [12,370]. Vậy đấy, không hề một chút thương xót tới người qua cố mà

họ chỉ nghĩ đến thể diện cá nhân và những việc riêng tư khác.

Thứ đến là vợ chồng Văn Minh - con trai và con dâu trưởng trong nhà. Nói về Văn Minh chồng thì từng du học ở Pháp nhưng không kiếm nổi

mảnh văn bằng nào bởi đơn giản có tiền, sang Tây học một cái chơi. Cùng với

đó là lí lẽ: “Học thức không ở văn bằng. Những người như Phạm Quỳnh hay

Nguyễn Văn Vĩnh, mà khảo đến bằng thì thành ra vô học hay sao?” [12,250].

Mang tiếng du học Pháp mà khi nghe Văn Minh đứng chỉnh bảng hiệu ta không

khỏi giật mình ngỡ ngàng: “Đầu tiên là cái này! Không cái tam giác cơ, khỉ

lắm”, “Con khỉ, tam giác là…là cái thẹo! Mà cái thẹo thì là chữ A”, “Cái thẹo lộn xuôi mới là chữ , còn cái thẹo chổng ngược thì chính là chữ A (…). Trước nhất anh đóng cho tôi cái thẹo lộn ngược rồi đến cái thẹo lộn xuôi. Thế la A, U tức là âu. Rồi thì đến cái miếng gỗ vuông có hai lỗ thủng là chữ H, rồi đến miếng gỗ tròn thủng giữa là chữ O, rồi đến cái thẹo lộn ngược là chữ A, tức là

hóa, nghĩa là cửa hiệu Âu hóa” [12,254]. Đúng thật là hết chỗ nói, không khác

gì trẻ học mẫu giáo…vậy mà được gọi là “óc nghệ thuật”, với lại “thẩm mĩ”.

Cái tên làm nên sự nghiệp nhưng đây cái tên Văn Minh không được xuất phát đúng với nghĩa của từ vốn có, mà do từ khi Văn Minh lấy được bà vợ giàu nên đổi thành như vậy. Do vợ ông tên Văn, tên ông là Minh thì ông đặt

ngay Văn Minh “tên vợ ông ở trên tên ông, tên ông đội dưới, cho nó có vẻ

nịnh đầm. Thế thôi, chứ ông chẳng phản đối, cũng chẳng cải cách, quốc gia,

quốc tế chi chi, cũng không cả” [12,255]. Nối gót cha (cụ cố Hồng), Văn

Minh tiếp tục trở thành kẻ bạc nhược, sợ uy vợ. Vậy thử hỏi chí khí đàn ông ở đâu mà làm nên việc lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ỷ mình từng du học Pháp, từ độ được nhiều người gọi là Văn Minh thì cũng muốn cải cách xã hội, chủ trương một cuộc Âu hóa thì cái tên mới khỏi vô

nghĩa “Một cái linh hồn khỏe trong một cái xác thịt khỏe”. Tìm ra chân lí rồi thì ông hăng hái cổ động cho thể thao. Vợ ông trước nhất, còn ông - người phát động - thì không thể thao, thể dục cũng không mà ông tập trung cho hiệu may Âu hóa mà ông làm chủ. Không khác gì treo đầu dê bán thịt chó, chỉ giỏi làm cái loa phóng thanh chứ thực chất chỉ là “thùng rỗng kêu to”.

Khi được tin ông nội qua đời thì Văn Minh chồng mừng thầm và suy nghĩ

đầu tiên chạy đến dường như đã được vạch sẵn ở trong đầu “thế là từ nay cái

chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành”, tức là việc phân chia của cải sẽ được

thực hiện, chứ “không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Vẫn lại là một chữ tiền,

lòng tham, sự ích kỉ cá nhân, tình người không còn đất cho sự tồn tại nữa.

Còn với Văn Minh vợ thì “sốt ruột mãi không được mặc những đồ xô gai

tân thời”, hồi hộp được “lăng xê” những kiểu quần áo mới để “ban cho những

ai có tang được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”. Như vậy, đây chỉ là một dịp để

Văn Minh vợ tạo nên một sàn diễn thời trang cho bộ sưu tập tang lễ của chị ta.

Tiếp đến là vợ chồng ông Phán và cô Hoàng Hôn, họ là con gái và con rể

cụ cố Hồng. Là phận làm con nhưng cũng không hề thương xót tới người cha quá cố của mình. Dường như không thấy bong dáng của cô Hoàng Hôn đâu từ khi cụ cố Tổ mất, có phải tác giả quên hay chính là sự vô tâm của đứa con gái này.

Còn ông Phán “mọc sừng” - người chồng bị cắm sừng. Không phải không có những người đàn ông bị cho “mọc sừng”, điều đó không có gì là lạ. Song cái khôi hài và đáng cười ở đây là ông Phán biết vợ ngoại tình nhưng bất lực, không làm được gì hơn, đành làm ngơ cho vợ nhảy múa ngay trước mũi mình. Điều đáng nói, đáng cười hơn nữa là ông ta còn tự hào về “đôi sừng vô hình” đang

ngự trị trên đầu ông ta: “một người đứng tuổi, quần áo nho nhã ra vẻ một thầy kí

kiết, rón rén đẩy cửa vào, khẽ nói ra vẻ bí mật: Kính chào ngài! Thưa ngài, tôi,

tôi là một người mọc sừng” [12,306]. Đó là lời chào đầu tiên khi ông ta gặp

Xuân trong cửa hiệu Âu hóa, dường như ông ta cho đó là vinh hạnh, niềm tự hào thì phải nên mới dõng dạc tuyên bố hùng hồn như vậy trước một kẻ lần đầu tiên gặp mặt là Xuân. Đến một thằng ma cà bông như Xuân cũng không hiểu được bởi dù không được dạy dỗ, dù vô học nhưng hắn cũng biết, cũng hiểu được rằng là một người đàn ông bị vợ cắm sừng, đó là điều sỉ nhục nhưng đây ông Phán lại coi đó là niềm kiêu hãnh đem ra khoe khoang như vậy. Hiển nhiên, không chỉ là bị cắm sừng mà có lẽ là cho và được cắm sừng. Chính bản thân ông ta đã gián tiếp gây nên cái chết cho cụ Tổ, khi thông đồng, thuê Xuân gây sốc cho cụ Tổ bằng sự thật là ông ta là người chồng mọc sừng, đồng nghĩa với việc cháu gái cụ Tổ là một người đàn bà lăng loàn, không còn giữ được phẩm hạnh, phẩm tiết của

người phụ nữ và thanh danh gia đình, để giúp cụ Tổ “ra đi” nhanh hơn. Và trước

cái chết của cụ Tổ thì sung sướng vì “được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ

chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng” [12,315]. Đến cuộc

đưa tiễn cụ Tổ về nơi an nghỉ cuối cùng thì, ông ta chỉ chú ý nháo nhác tìm Xuân để trả cho xong món nợ năm đồng còn lại trong cuộc giao dịch với Xuân ở cái chết của cụ Tổ mà thôi. Lúc hạ huyệt, ông ta đứng cạnh Xuân tóc đỏ, khóc

thật to “Hứt!...Hứt!...Hứt!...” [12,372]. Ông ta khóc quá, muốn lặng người

đi….Dưới cái khăn trắng to tổ sụ, cái áo thụng trắng lòe xòe, ông cứ oặt người, khóc mãi không thôi…nhưng ai ngờ, dưới tấm áo tang là một cuộc giao dịch, ông Phán dúi vào tay Xuân năm đồng bạc còn lại. Một sự trâng tráo vì tiền, người ta nói nghĩ tử là nghĩa tận nhưng ở đây ông Phán đã biến nó thành một môi trường giao dịch.

Cô Tuyết, con gái út cụ cố Hồng, mới 18 tuổi và có nhan sắc, muốn hư

hỏng một cách có khoa học và tự hào chưa đánh mất cả chữ trinh. Khi ông nội cô không hề tỏ ra thương xót, ngay trong đám ma Tuyết luôn mang một vẻ buồn của nhà có đám nhưng thực chất là đang nghĩ đến tình nhân.

Trong khi đó cậu Tú Tân, em trai Tuyết, trước cái chết của ông nội thì đang loay hoay hai ba cái máy ảnh, cân nhắc xem hôm đi đám nên dùng cái nào hay hơn, chỉ sốt ruột chưa thấy người lớn phát tang để có dịp dùng đến cái máy ảnh mới tậu được.Tên thật là Tân, mà ai cũng gọi là Tú Tân, không phải vì đã đỗ Tú tài, nhưng mà vì đã ba lần thi trượt cái phần thứ nhất bằng Tú tài. Ở đám ma chạy lên chạy xuống hào hứng bấm máy ảnh tanh tách, bắt mọi người phải tạo dáng để có được những bô ảnh để đời. Đây như một dịp để Tú Tân cùng đám bạn của mình thi thố tài năng.

Tiểu kết: Như vậy cả gia đình cụ cố Hồng từ trên chí dưới, từ trụ cột gia

đình đến đứa trẻ đều như những ung nhọt. Đàn ông, con trai trong nhà người nể con, kẻ sợ vợ, ngu dốt mà còn hay tự kiêu. Đàn bà, con gái thì dâm dật, không giữ đạo làm vợ. Trẻ con cũng theo đó mà học đòi. Với nghệ thuật khắc họa nhân vật, từ ngôn ngữ, hành động Vũ Trọng Phụng đã miêu tả khá chính xác chân dung tha hoá của cả đại gia đình này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 59 - 63)