Xuân tóc đỏ “số đỏ” hay sự tha hóa trá hình

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 51 - 59)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Xuân tóc đỏ “số đỏ” hay sự tha hóa trá hình

Xuân tóc đỏ, con người mà ở cuối tác phẩm được tôn vinh là “vĩ nhân

cứu quốc”, được tặng Bắc đẩu bội tinh là ai vậy?. Chúng ta hãy bước vào thế

giới của Số đỏ lần theo bước chân của thằng Xuân - nhân vật chính, nhân vật

trung tâm của tác phẩm. Cuộc đời của tên ma cà bông này, từ khi được nhà tiểu thuyết đưa vào tác phẩm, chỉ gặp toàn những may mắn. Tác giả đã hé mở cho chúng ta điều ấy qua lá số tử vi của nó - một tình tiết có tính dự báo:

Khốc hư Tý Ngọ cư quan

Tiếng tăm dậy khắp giang san một thời

Mở đầu truyện là bức tranh tuyệt tác của kiệt tác “Số đỏ” này. Khi “nhân

vật anh hùng” Xuân tóc đỏ xuất hiện (một cách hoành tráng), nó xứng đáng là

một nhân vật bình dân chân chính; nó “sấn sổ cướp giật ái tình” của cô hàng

mía, nó nghêu ngao hát câu cải lương Nam Kì: “ Than ôi cái cảnh đêm thu tĩnh

mịch càng làm như gợi khách đa sầu!”. Khác với Nghị Hách, tàn bạo dân ác,

Xuân tóc đỏ tiến lên trong xã hội tư sản hoàn toàn bằng con đường gian trá, bịp

bợm. Vốn được giáo dục bằng một nền luân lí vỉa hè nên tuy là “thượng lưu”,

anh hùng cứu quốc”, hắn vẫn có những tác phong ngây ngô, bần tiện của

những tháng ngày hàn vi, bợm bãi. Bản thân Xuân tóc đỏ được hình thành trong môi trường bụi đời. Vốn là đứa trẻ không cha không mẹ, ở với bác rồi bị bác

đuổi vì thói xấu vô đạo đức và Xuân trở thành kẻ lang thang bụi đời: “thằng

Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà, lấy xấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đơn hoàn tán trên xe lửa, và vài ba nghề tiểu xảo khác nữa…cảnh ngộ đó tạo nó nên một đứa

hoàn toàn vô giáo dục tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm” [12, 261], những cái

“nghề” này sẽ để di tích trong những cuộc phiên lưu kì lạ của nó.. Đúng vậy

nhân vật anh hùng” kị sĩ này sẽ mạo hiểm sang một thế giới khác và sẽ lập biết

Môi trường bụi đời đã làm cho Xuân bị lưu manh hóa, biểu hiện ở những hành động xấu xa, cách tán tỉnh cô hàng mía, thái độ của Xuân với cô đầm, lối nói

năng vô văn hóa: “Mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Môi trường bụi đời là sản phẩm của

chế độ thực dân phong kiến. Xuân tóc đỏ là một đứa vô học, không hề được tiếp nhận ảnh hưởng tốt của giáo dục gia dình, nhà trường. Xuân tóc đỏ lại gặp nhiều

cơ may như lời sấm truyền vận đỏ của ông thầy số dành cho Xuân “sau này

danh phận to cơ đấy” và “mở vận từ năm nay”và ông kết thúc câu chuyện

bằng những lời hùng hồn, đanh thép “Ông Xuân thật là số anh hùng, số vĩ

nhân…vua biết mặt, chúa biết tên”. Vào lúc nó bị bắt vì hành vi nhìn trộm

một cô đầm lúc cô thay váy để mặc quần đùi, Xuân tóc đỏ lại được bà Phó Đoan giải thoát và được chuyển về môi trường của những kẻ giàu có. Hai lối sống khác biệt nhưng không đối lập nhau. Những người giàu có này thường có nhiều dục vọng, chạy theo thời cuộc, sống đối phó, nhiều thủ đoạn. Xuân tóc đỏ đã tạo được chỗ đứng trong gia đình của ông bà Văn Minh.

Như vậy, từ không gian của kẻ lang thang bụi đời Xuân đã bước vào một không gian khác của đô thành Hà Nội: những lâu đài tráng lệ, những cửa hiệu may hiện đại, tiệm ăn phố Hàng Buồm, câu lạc bộ Tây, tất cả nhộn nhịp, tiếng Tây ngậu sị, đàng điếm, khách sạn Bồng Lai và sân quần, kịch trường của sự nghiệp Xuân tóc đỏ, nơi xuất thân và nơi thành đạt của tài tử quần vợt Xuân tóc đỏ. Những cảnh nghịch bợm, phi lí, đối nghịch thật và giả, nịnh bợm nhau, công

kênh nhau, tôn sùng nhau, dắt díu nhau đến “vinh quang” điếm nhục. Chinh

phục hoàn toàn các cư dân của thế giới này, gồm me Tây, những trí thức dở hơi đầy tham vọng, những người vừa ma mãnh, vừa ngu dại, những con rối, những hề, những kẻ bịp bợm bị lừa bịp, lừa bịp mình và lừa bịp thiên hạ, để cuối cùng

tìm được một thần tượng quái dị, một “một anh hùng cứu quốc” rồ dại. Xuân

tóc đỏ chính thức bước vào xã hội thượng lưu lúc hắn được Văn Minh giới thiệu là sinh viên trường thuốc và nhất là lúc hắn chữa khỏi bệnh cho cụ Cố. Người đầu tiên phục và mê hắn là cô Tuyết. Chẳng thế mà cô Tuyết tình nguyện trực

đêm với “quan đốc tờ” Xuân để thanh minh với Xuân là “cụ lang vu oan cho

tôi…tôi…, khỏi mấy nốt ghẻ ruồi đã từ lâu rồi”. Nhưng ngoài cô Tuyết ra, còn

nhiều người phục nó. Sự tình cờ đã đẩy Xuân tóc đỏ, trong hai tuần lễ, vào cái

gia đình trưởng của Văn Minh, và thanh thế nó cứ mỗi ngày một to mãi ra. “Sự

ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn nên nó càng

được yêu mến hơn” [12,275].

Xuân bỗng nhiên được ném vào một thế gian giàu sang, danh giá nhất Hà thành, thế giới của Phó Đoan, Văn Minh, cố Hồng…Một bước nhảy vọt từ tầng

là như vậy. Nhưng có quy luật gì ở đây không? Có yếu tố tất nhiên ở đây nữa

không?. Thực ra nếu thằng Xuân không dâm thì làm sao lọt được vào “mắt

xanh” của bà Phó Đoan? Nếu nó không thạo nghề quảng cáo thuốc lậu, không

có tính thông minh theo lối con vẹt (tác giả đã nhiều lần khẳng định trí thông minh của Xuân), và có chất liều lĩnh của kẻ vô học, thì làm sao có thể thành công được ở tiệm may Âu hóa và được đề bạt lam đốc tờ để chữa bệnh cho cụ Tổ? Nếu nó không có tài đánh quần thì làm sao có thể được phong làm giáo sư quần vợt cho bà Phó Đoan và Văn Minh vợ…Nhưng đấy chưa phải là cái may mắn lớn nhất của thằng Xuân và cũng chưa phải là cái quy luật xã hội lớn nhất. Quy luật lớn nhất ở đây là: thằng Xuân với những đặc điểm tính cách nói trên, tất sẽ được khai thác bởi nhu cầu bất nhân, bất hiếu, dâm ô, bịp bợm của cái xã hội giàu sang mà thối nát kia.

Nhưng cái “số đỏ” của thằng Xuân không chỉ dừng lại ở mức ấy, cũng

như cái xã hội của những Phó Đoan, Văn Minh, cố Hồng, không chỉ có nhu cầu đưa nó lên đến cái vị trí ấy. Người nắm số mệnh của thằng Xuân và đồng thời cũng lệ thuộc luôn vào số mệnh của nó là vợ chồng Văn Minh, kể từ khi nó

được Phó Đoan đưa sang “gửi tạm” ở tiệm may Âu hóa vì lí do “ anh không

phải là người thông minh”. Vợ chồng nhà cải cách xã hội này có phát tài đến thế

nào nhờ mồm mép quảng cáo của tên lưu manh cũng không bao giờ muốn thực

sự kết nạp nó vào đẳng cấp “thượng lưu”, nếu nó không gây tai tiếng cho cô

Tuyết. Cái đòn bẩy dẫn đến bước nhảy vọt thứ hai của me xừ Xuân tới tột đỉnh vinh quang là ở đấy.

Chung quy vẫn là những sự ngẫu nhiên may mắn đi song hành một cách “hài hòa” với cái quy luật xã hội mà ta đã nói ở trên.

Tuy nhiên nếu theo dõi quan sát quá trình diễn biến tâm lí của thằng Xuân, sẽ thấy nó càng ngày càng chủ động hơn, nghĩa là ngày càng có ý thức hơn, trong cuộc khai thác những may mắn đã bày sẵn cho số phận của nó. Vì

thằng ma cà bông càng ngày càng “giác ngộ” đầy đủ và sâu sắc hơn về cái thế

giới quyền quý cao sang, “thượng lưu trí thức” mà nó được ném vào.

Lúc đầu nó hoàn toàn bị động với chính cái “số đỏ” của mình, thành ra

nhiều khi bỏ lỡ, không khai thác những may mắn đã bày sẵn cho nó. Lần đầu bước vào dinh cơ của Phó Đoan, nó thấy cái gì cũng lạ. Nó không hiểu tại sao Phó Đoan lại làm ơn cho nó thế. Rồi cung cách sinh hoạt, cách nuôi nấng cậu

con cầu tự của mụ me Tây khiến cho nó chỉ biết lẩm bẩm “Mẹ kiếp! con với chả

cái!”. Trước mắt Phó Đoan, nó hoàn toàn là một gã ngớ ngẩn, dù vốn là một

đích thực là một thằng dâm ô trơ tráo nhất. Khi bị đẩy sang tiệm may Âu hóa, lúc đầu nó cũng ngơ ngác như thế. Mọi thứ đều kì quái khiến nó nhiều lần phải

văng ra: “Mẹ kiếp! Chữ với chả nghĩa”, “Mẹ kiếp!Quần với chả áo”. Đến khi

nó được chứng kiến cảnh nhà cải cách TYPN cấm vợ không được ăn mặc tân thời, tiếp đó lại thấy một người đàn ông nghiêm trang và bí mật giới thiệu là một

ông chồng mọc sừng, thì nó phải dụi mắt “tưởng mình ngủ mê” chứ không phải

là đang đứng trước sự thật nữa.

Nhưng dần dần nhờ những thành công của nó trong tiệm may Âu hóa, trong cuộc chữa bệnh cho cụ Tổ và được mọi người tâng bốc - một cách giả dối hay thành thực - nó ý thức được rằng, nó cũng là một cái gì đấy trong xã hội, thế là nó bắt đầu lên mặt và biết chủ động phát huy những sở trường, những ngón nghề vốn có, để khai thác vận may của mình: trổ tài mồm mép quảng cáo để tự quảng cáo, trổ tài chim chuột, trơ tráo liều lĩnh để tán tỉnh cô Tuyết, già nhân ngãi non vợ chồng với bà Phó Đoan, khoe những ngón đánh ban quần để xứng đáng với vai trò giáo sư quần vợt..v.v...

Tuy nhiên cho đến lúc ấy, thằng Xuân vẫn chưa ý thức được đầy đủ và sâu

sắc bản chất của cái xã hội mà “số đỏ” đã đưa nó tới. Cho nên khi, vì một lời nói,

nó làm cho cụ Tổ chết, đáng lẽ phải hiểu là một cái công lớn thì nó lại hoảng hốt lủi

trốn. Cũng như sau “khi làm hại đời cô Tuyết”, đáng lẽ phải lập tức nhận lời làm rể

út cụ cố Hồng, thì nó lại sợ hãi vừa từ chối vừa van xin. Vì nó chưa quên hẳn được cái quá khứ lưu manh nên nghĩ ngay đến Sở Cẩm, Sở Mật thám, Tòa án mà chủ cũ nó có thể nhờ Nhà nước tra tấn kìm cặp nó vì tội quyến rũ con gái nhà tử tế khiến Văn Minh phải thuyết phục nó mãi mới xong.

Nhưng từ sau vụ đó thì thằng Xuân hoàn toàn “giác ngộ” và hết sức

chủ động. Văn Minh đã giúp nó xóa hẳn cái lí lịch ma cà bông bằng cách niêm yết tên nó vào danh sách các tài tử quần vợt Bắc Kì tại Tổng cục thể thao hội quán vốn dành cho những nhân vật Tây và ta sang trọng nhất. Từ đây thành công của nó vẫn do nhiều yếu tố may mắn, nhưng chủ yếu là do nó biết khai thác những may mắn đó. Cuộc tương kế, tựu kế của nó nhân ngày ngự giá Bắc tuần và Đông tuần của vua ta và vua Xiêm, vừa chặn đứng được âm mưu của kẻ tình địch, vừa thanh toán được gọn ghẽ hai nhà quán quân quần vợt để giành chức vô địch, là một đòn xảo trá lưu manh bậc thầy hoàn toàn do nó sắp đặt và thi hành.

Có thể nói, thằng Xuân, từ thế giới hạ lưu, đột nhập vào thế giới thượng

lưu, vừa do số đỏ, vừa không hoàn toàn ngẫu nhiên. Lúc đầu nó chỉ thấy lạ lẫm,

giới nhem nhuốc kia, bề ngoài tuy khác nhau, nhưng bản chất cũng thế thôi: dâm, đểu và bịp bợm, nhất là bịp bợm: Âu hóa bịp, cải cách bịp, thể thao bịp, tu hành bịp, khoa học bịp, đốc tờ bịp, triết gia bịp, nghệ thuật bịp, luật pháp bịp, vĩ nhân anh hùng cũng bịp..v.v.. Thế là từ chỗ bị động, nó tiến lên chủ động, khai

thác triệt để vận đỏ của nó, phát huy cao độ “tài trí” của nó, và đạt tới đỉnh cao

của phú quý và vinh quang.

Sự phóng đại của Vũ Trọng Phụng quả là quá sức tưởng tượng. Nhưng

không ai cảm thấy vô lí. Xuân tóc đỏ không chỉ là một “bậc vĩ nhân”, có lẽ hắn

còn lên cao hơn nữa. Xuân tóc đỏ là một điển hình thành công, sinh động, có sự phát triển hợp logic nội tại, một nhân vật được phóng đại nhưng vẫn hoàn toàn chân thật. Cuộc đời Xuân tóc đỏ sinh động vì nhiều bất ngờ lắm, những sự bí mật cứ dần dần được khám phá, độc giả không thể nào đoán trước được. Nhưng toàn bộ cái bất ngờ đó lại tuân theo cái logic nội tại của nhân vật, tuân theo những quy luật của cuộc sống nên vẫn hoàn toàn hợp lí.

Chẳng hạn lúc Xuân nói về bệnh hen suyễn và đau dạ dày trước mặt cụ cố

Hồng, lúc cụ đang đi tìm một đốc tờ để chữ bệnh cho cụ Tổ: “Thưa cụ, đau dạ

dày là vì khí huyết tích trệ, nên ăn uống không tiêu. Hoặc có khi mắc phạm phòng làm cho khí bế đầy hơi, có người đau dữ dội, có người đau âm ỉ như giả

vờ, có khi đau từ bụng xuyên qua lưng” [12,306]. Khi thấy Xuân tóc đỏ nói thao

thao như thế, bà Phó Đoan và vợ chồng Văn Minh đều kinh hoàng cả lên, không còn hiểu nguyên cớ vì đâu. Thật là kì quái không thể tưởng tượng được nữa vậy. Nhưng mà điều đó lại hợp với logic nội tại của tính cách Xuân vì xưa kia nó ngồi đọc quảng cáo cho một hiệu thuốc loa phóng thanh và ngồi trên mui ôtô với bộ quần áo Charlot và cái mặt nạ thổi loa khắp phố phường cho một ông vua thuốc lậu Nam Kì.

Sự phóng đại của tác giả khi xây dựng nhân vật Xuân có thể vi phạm sự đúng đắn về ngoại hình, phá vỡ mối quan hệ bình thường với hiện thực. Xuân tóc đỏ được phóng đại lên rất nhiều khi hắn đọc thơ ứng khẩu với anh chàng thi sĩ lãng mạn đang lẽo đẽo đang theo sau cô Tuyết. Hoàn cảnh ở đây hoàn toàn có

tính chất ước lệ. Nhưng Xuân tóc đỏ cũng chỉ thuộc những bài thơ “thuốc cảm,

nhức đầu” chứ không thể đọc những bài thơ tình lãng mạn. Đó là cái chi tiết

chân thực mà tác giả còn giữ lại để mặc dầu nhân vật được phóng đại thì người ta vẫn nhận ra hắn là Xuân tóc đỏ chứ không phải ai khác. Qua đó cũng góp phần tô đậm thêm bản chất bịp bợm, trâng tráo của Xuân. Xuân tóc đỏ rất

sinh động khi sắm các vai “đốc tờ Xuân”, “giám đốc hiệu Âu hóa”, “giáo sư

khi, giữa lúc đang múa may khóc cười trên sân khấu hắn bỗng nhớ đến thân

phận hèn mọn của mình và gần như sững đi trong chốc lát, trong cái giây

phút quan trọng đó hắn hiện nguyên hình là một thằng Xuân hạ lưu, vô học.

Đó là cái lúc bất thần gặp vợ chồng ông Phán, Xuân tóc đỏ bèn “ưỡn ngực”

nói to trước cả nhà Văn Minh:

Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!. Cả nhà như bị điện giật.

Ông Phán dây thép ôm ngực ngã khuỵu xuống đất, còn cụ cố Tổ cũng nấc một

cái to, ngã xuống giường” [12,302]. Tình huống hài kịch chuyển nhanh sang bi

kịch. Cụ Hồng bà khóc lóc van lạy Xuân chữa chạy cho cụ Tổ. Thấy tình thế

nguy ngập, Xuân liền “thú tội…một cách thành thực”:

“Thưa cụ, con quả là vô học, xưa nay nhặt ban quần, hạ lưu, không biết

thuốc ạ!”, “Rồi nó ra cửa chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp” [12,303].

Xuân tóc đỏ thành một nhân vật lố bịch. Kết hợp trong nó nhiều thứ

rởm, hợm mình nhất là khi Xuân nói năng trước quần chúng: “Hỡi quần

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)