Nhân vật Tú Anh, quan huyện Cúc Lâm

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2.Nhân vật Tú Anh, quan huyện Cúc Lâm

Bên cạnh việc phê phán những kẻ giàu có thuộc tầng lớp trên là những tên tư sản, những tên quan lại, những bậc thượng lưu trí thức có bộ mặt xấu xa, đểu

cáng thì Vũ Trọng Phụng lại có ấn tượng, có lòng tin đối với số ít người, lòng tin đó được đặt vào nhân vật Tú Anh.

Mặc dù Tú Anh xuất thân giàu có, nhưng không mang bản chất xấu xa của những kẻ có tiền, chàng là người được Vũ Trọng Phụng đặc biệt ưu ái khi miêu

tả. Đó là “người đứng đắn lắm”, là người “thản nhiên với những việc của mình

và “thận trọng trong những điều lợi hại cho người ta” [12,246].

Tú Anh được xây dựng là nhân vật đẹp đẽ, có tri thức, có nhân cách, sống trong nhơ bẩn mà không nhiễm thói nhơ bẩn, sống trong môi trường nhà Nghị Hách nhưng Tú Anh không giống Nghị Hách, không là sản phẩm của Nghị Hách. Ngược lại chàng là người có lòng yêu thương kẻ nghèo, chính Tú Anh đã sắp đặt để Nghị Hách phải lấy Mịch và gả Tuyết cho Long để xoa dịu những mất mát của người nghèo. Động cơ làm việc của Tú Anh xuất phát từ

tình thương. Đó là mẫu người “ngồi trên đống vàng, đống bạc mà không hề bị

ánh sáng hoàng kim chiếu lóa mắt, đương tuổi thanh xuân mà thản nhiên được trước ái tình, một người học thức cao, nhân phẩm cao, một người hữu

ích rất hiếm có” [12,246].

Tú Anh là nhân vật “sạch sẽ” trong bầy người cuồng quay về dục vọng và kim

tiền. Là nhân vật đối lập với những nhân vật bị “bả vật chất” gặm nhấm mất nhân

cách. Mặc dù có tham vọng cải tạo xã hội, xóa bỏ những cảnh đời bất công bằng tấm lòng cao thượng của một người giàu có: thu xếp cho Mịch “được” làm lẽ Nghị Hách, và Long “được” lấy Tuyết, để Mịch và Long được đền bù theo cách nghĩ của những gã có tiền. Thế nhưng ý định gả Tuyết cho Long của Tú Anh cuối cùng lại là việc làm tiếp tay cho âm mưu bẩn thỉu của Nghị Hách; và điều khó hiểu là, sau khi đều biết Long và Tuyết là anh em máu mủ, Tú Anh vẫn cứ mặc nhiên thực hiện ý định của mình; đẩy họ vào cuộc loạn luân kinh tởm. Chàng cũng thấy vui mừng khi thấy

báo chí ca ngợi “nhà triệu phú Tạ Đình Hách phát chẩn cho bần dân” - tức là ông

bố đểu cáng đồi bại, Tú Anh không có hành động nào khác ngoài việc chạy chữa thanh danh cho lão. Tú Anh trước sau vẫn chỉ là đứa con trung thành của giai cấp tư sản mà thôi, dù là đứa con sạch sẽ “hiếm có”.

Về thực chất hành động của Tú Anh chỉ là chủ nghĩa cải lương tư sản không hơn không kém. Vũ Trọng Phụng căm ghét bọn tư sản phè phỡn, tàn ác song ông trông cậy ở lòng từ thiện của những cá nhân trí thức “có tim có óc”. Đáng buồn là sau khi biết mình không phải là con của Nghị Hách và lại được

Hải Vân giác ngộ, Tú Anh vẫn tiếp tục “sống ở xã hội như cũ”, “sẽ ăn ở với lão

Có thể thấy Tú Anh hiện lên như một cái loa, là người phát ngôn trực tiếp cho tư tưởng tác giả. Đó là chủ nghĩa hoài nghi khinh bạc cao độ, được nâng lên một cách cực đoan biểu thị chủ nghĩa bi quan vốn ăn sâu bén rễ trong con người Vũ Trọng Phụng. Đáng chú ý là triết lí yếm thế tiêu cực đó lại được Tú Anh sử

dụng để vỗ về, xoa dịu vết thương xã hội. Sau khi thuyết phục Long “không biết sự

gì ở đời”, Tú Anh đưa ra “ cái đạo của người quân tử”, “biết hi sinh đi, biết tha thứ

cho hết thảy những kẻ có tội với mình (…) đừng oán giận ai nữa, đừng nên coi sự đời là to (…) nên luôn luôn giữ sự im lặng; vì chỉ có sự im lặng mới tỏ rõ sự khinh

bỉ sự vật, vì chỉ có sự im lặng là thanh cao mà thôi” [12,315].Thực chất cái “đạo

quân tử” đó chỉ là nhắm mắt đầu hàng, thủ tiêu đấu tranh chứ không có cái gì khác.

Giai cấp thống trị sẽ yên tâm biết mấy nếu những kẻ bị nó chà đạp, lăng nhục

“không oán giận”, cứ “im lặng” để “khinh bỉ sự vật” như lời Tú Anh! Đó là chưa

kể luận điệu “loài người không ai ác, không ai tồi” [12,247] của Tú Anh rõ ràng

thể hiện một quan điểm hết sức mơ hồ, vô tình đã biện hộ cho thế lực thống trị mà tác giả đã từng phê phán mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhân vật lí tưởng được tác giả gửi gắm, tin cậy lại có vẻ giả tạo, không có giá trị hiện thực.

Hay như nhân vật Cúc Lâm cũng vậy. Là một nhân vật mơ ước của Vũ Trọng Phụng, với những phẩm chất đáng quý ở một vị quan phụ mẫu chi dân, đỗ

luật khoa tiến sĩ, có hoài bão cao đẹp, ra làm quan để “làm được một việc ích

nước lợi dân”. Đó là vị quan thanh liêm, chính trực, không bị mua chuộc bởi

đồng tiền của Nghị Hách. Thế nhưng Vũ Trọng Phụng đã nhầm tưởng cái hi hữu với cái phổ biến. Đành rằng chốn quan trường cũng có người tốt kẻ xấu, song việc miêu tả một tri huyện trẻ như vậy dễ làm lung lạc người ta đến chỗ có ý nghĩ quan lại không hiếm những người vì nước vì dân, do vậy mà họ sẽ đặt niềm tin vào tầng lớp thống trị, đại diện cho công lí này mà quên đi tinh thần phản kháng. Quan huyện Cúc Lâm như phản tác dụng, trở thành nhân vật ru ngủ quần chúng. Vả lại, mục đích của văn học hiện thực không phải là nêu ra những tấm gương của giai cấp thống trị mà chủ yếu là vạch ra bản chất bóc lột của chúng, để thức tỉnh nhân dân lao động vùng lên. Cuối cùng thì nhân vật này cũng bị quyền lực tối thượng của Nghị Hách cho mất chức, gây ra một tâm lí hoang mang cho những ai đặt niềm tin ở vị quan này.

Như vậy, bằng nghệ thuật miêu tả những mâu thuẫn nội tại trá hình qua hình thức giữa suy nghĩ, hành động, Vũ Trọng Phụng đã cho độc giả thấy được cả Cúc Lâm và Tú Anh đều không phải hình tượng nhân vật chân thực, mang bản chất xã hội lúc bấy giờ. Họ chỉ là những nhân vật thể hiện niềm tin mơ hồ, mỏng manh, phi thực tế của Vũ Trọng Phụng mà thôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tha hoá của con người trong giông tố và số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 36 - 39)