7. Cấu trúc của khóa luận
2.1.1. Nghị Hách đỉnh cao của sự tha hóa
Tiêu biểu nhất cho bộ mặt của tầng lớp trên chính là hình tượng nhân vật Nghị Hách
Bằng biệt tài kí họa chân dung tác giả đã đẻ độc giả bắt gặp được chân
dung Nghị Hách “ Đó là một người gần năm mươi, thân hình vạm vỡ, hơi
lùn, trước mặt có một cặp kính trắng gọng vàng, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ đen hình quả dưa, cái áo đen bóng một khuy, cái quần đen, rọc trắng, đôi giầy láng mũi nhọn và bóng lộn, làm cho lão có cái
vẻ sang trọng mà quê kệch, cái vẻ rất khó tả của những anh trọc phú học làm
người văn minh...” [12,160].
Nghị Hách là một điển hình cho bọn Tư sản mại bản: dâm một cách bạo chúa, đểu cáng một cách bạo chúa, ác một cách bạo chúa… Lí lẽ của mọi bạo chúa là tất cả phải sợ nó, phải phục tùng nó. Bạo chúa coi thân phận và sinh mệnh con người như rơm rác: đánh người, giết người, hiếp người không hề áy
náy, ăn năn gì. Trong cuộc sống “Chưa hề có một sự gì trái ý lão mà lão phải
chịu”, sự bất nhân thâm độc của Nghị Hách là “Đánh chết người làm rồi vứt xác
người ta xuống giếng, mà khai người ta tự tử”. Sức mạnh của Nghị Hách có thể
“làm những việc đại gianhùng mà không ai làm được” [12,240].
Sự tha hoá của Nghị Hách được Vũ Trọng Phụng xây dựng ở những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phải kể đến là Nghị Hách giàu, quá trình làm giàu, tích lũy của
Nghị Hách là một điển hình cho quá trình vươn lên lũng đoạn xã hội của bọn tư sản mại bản. Bằng hàng loạt những thủ đoạn ti tiện độc ác, tráo trở mà Nghị Hách đã leo từ anh cai phu mỏ trở thành một tay tư bản giàu khét tiếng, giàu
“phú gia địch quốc”. Để làm giàu, để vơ vét tài sản, Nghị Hách đã thi hành
những việc nhẫn tâm: “bỏ bã rượu lậu vào nhà lương dân rồi báo nhà đoan và
bởi chỉ một thủ đoạn ấy đã tậu được ba trăm mẫu ruộng rất rẻ tiền” [12,20]. Tội
trạng của Nghị Hách được ông già Hải Vân kể lại rành rọt “Năm Tân Hợi tức là
năm 1911, quan bác phạm tội thông dâm với vợ người. Năm Quý Sửu, quan bác lừa người được số bạc trăm. Đến năm Kỉ Mùi, tức năm 1919, năm quan bác đúng 30 tuổi thì quan bác đã giàu có, đã bắt hiếp… rồi (…). Lại cho đến năm Nhâm Tuất thì quan bác gian hùng lắm. Hai mạng người đã chết vì quan bác. Lại đến hai năm sau nữa, tức là Giáp Tý 1924, thì quan bác lừa được mấy chục
vạn” [12,240]. Chính vợ con hắn cũng đã kể tội ác của hắn: “Ừ đấy, bà thế
đấy! Nó là cung văn thật đấy, nhưng mà bụng dạ tốt, nó ăn ở có nhân có nghĩa…nó còn hơn cái mặt mày, đồ lừa đảo! Quân giết người! Đồ lường thầy phản bạn! Quân hiếp dâm! Ừ! Mày cứ li dị bà đi! Rồi bà tố cáo tội lường gạt, tội giết người của mày trước pháp luật cho mà xem! Mày về mày hỏi mười một con vợ lẽ của mày xem có phải mày hiếp chúng không? Có phải mày đã bỏ bã
rượu vào nhà bố mẹ chúng để bố mẹ chúng phải bán rẻ cho mày không?...”. Ở
đây nhà văn đã hé mở ra cái sự thực về con đường tích lũy tư bản: đó là con
đường tội ác và hết sức bẩn thỉu, “mỗi lỗ chân lông đều đẫm máu” - như cách
Nghị Hách không phải là một ông nghị gật tầm thường, không phải như
Nghị Quế của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn, Nghị Lại của Nguyễn Công Hoan
trong Bước đường cùng. Nghị Quế, Nghị Lại là những tên địa chủ thôn quê, có
lẽ ngoài huyện nhỏ chúng ở, không ai biết đến. Còn Nghị Hách, bằng những thủ
đoạn mà “không phải người thường làm nổi”[12,266], đó là “lừa lọc mọi người,
cầm nhà bắt nợ mọi người, giết người” [12,266]. Nghị Hách đã tậu cho mình
được một khối lượng tài sản vô cùng kếch sù, trở thành nhân vật có thế lực, có
địa vị cao sang trong xã hội “Có năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh này, một cái
mỏ than ở Quảng Yên này, ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nhà
nữa ở Hải Phòng, bạc nhà nó cứ gọi là gà ăn không hết” [12,20].
Chỗ ở của Nghị Hách đúng là phải sánh với những bậc đế vương: “Cái ấp
đồ sộ, những tòa nhà nguy nga bề thế như những cung điện, với bọn nàng hầu
như trong nhà vua, với hàng nghìn mẫu đồn điền, với hàng nghìn người làm
công” [12,178]. Cái ấp Tiểu Vạn Trường Thành ấy cứ gọi là “đồ sộ nhất tỉnh,
đến dinh quan công sứ cũng không to tát bằng” [12,178].
Cách ăn chơi của hắn thì y như các vị công khanh hầu tướng trong tiểu thuyết Tàu, có mười một nàng hầu đặt dưới quyền một mụ quản gia. Không những thế, Nghị Hách lại sắp ứng cử ghế Nghị trưởng, sắp có Bắc Đẩu bội tinh. Nói tóm lại Nghị Hách là một nhân vật quan trọng trong xã hội ngày trước. Ai tò mò có thể tìm thấy tên và ảnh hắn - hay đúng hơn là những người giống như hắn
- trong cuốn Những nhân vật Đông Dương, phủ Toàn quyền in năm 1941. Cũng
như nhiều nhân vật có tên và có ảnh trong cuốn “sách vàng” nói trên, tiểu sử của Tạ Đình Hách cũng hết sức kì khôi. Xuất thân chỉ là một tên thợ cai nề, thế rồi sang Lào một chuyến, không biết làm ăn ra sao mà khi về giàu có thế ấy.
Thứ hai, là phải kể đến cái dâm của Nghị Hách, ỷ vào sự giàu có không ai
sánh nổi ấy mà Nghị Hách mặc sức làm càn, nhởn nhơ sống ngoài vòng pháp luật. Đặc biệt ở Nghị Hách cái dâm là vô cùng nổi trội.
“Cái dâm của Nghị Hách thì đã lừng lẫy cả mấy tỉnh” [12,180]. Sự dâm
đãng của Nghị Hách là tai họa của biết bao cô gái nghèo. Trong nhà Nghị Hách có mười một cô nàng hầu và cả mười một cô đều là nạn nhân của những
vụ…hiếp do lão gây ra, mười một cô “ngày thì họ là những tay quản gia đồn
điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ…” [12,180]. Lúc nào buồn thì lão “như con
hổ cuồng chân trong cũi sắt, nghĩ đến những cái má hồng mơn mởn, những
cánh tay trắng như ngà ngọc của mấy cô đào ở Hà Nội” [12,10].
Ngoài mười một cô nàng hầu, Nghị Hách còn có thêm hai mươi con vợ
bảo việc vặt, hoặc ngứa mồm thì hôn một cái, ngứa tay thì sờ soạng một cái,
cấu véo một cái” [12,182].
Có thể nói Nghị Hách là một kẻ dâm đãng từ trong bản chất, lão dâm ở mọi lúc, mọi nơi. Cái dâm là lạc thú không thể thiếu trong lối sống vương giả, trác táng của lão. Bởi thế mà thị Mịch mới bị con quỷ dâm dục này hãm hiếp một cách trắng trợn trong đêm cô đi bán dạ. Từ vụ hãm hiếp này mà diễn ra
những xung đột trong Giông tố, để rồi kết quả của vụ hãm hiếp ấy là Mịch có
mang và trở thành vợ lẽ của Nghị Hách.
Thứ nữa, Nghị Hách không chỉ là con quỷ dâm dục, mà lão còn là con cáo già trong chuyện tính toán thực dụng. Những mưu toan của lão thuộc vào hạng đại gian hùng và vô cùng xảo quyệt. Con đường kinh doanh của lão là bằng mọi cách phải sinh ra lợi nhuận, ngay cả việc bóc lột công nhân, bớt xén tiền lương
của người làm thuê, bắt họ phải làm thêm giờ: “Phu goòng phải cho làm đêm,
được (...). Nếu sợ lỗ thì hạ lương kíp phu ngày xuống hào hai…không sợ! Alô!
Alô! Thằng nào phản đối thì đổi nó vào kíp đêm…không thì loại vợ con nó ra
(…) thằng nào kì kèo thì đuổi hẳn” [12,105].
Chương XXI có màn hội kiến giữa một nhà tư bản “đại biểu cho một hội lí tài mới thành lập bên Pháp” và Nghị Hách, để làm một áp phe lớn là “cái độc quyền nước mắm ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ”. Chỉ vài trang sách, Vũ Trọng Phụng đã phơi ra ánh sáng sự móc ngoặc bẩn thỉu giữa bọn tư sản mại bản bản xứ và bọn thực dân, đã lật ra mặt trái của những cái gọi là Viện Dân biểu, là Đại hội đồng kinh tế…đã phanh phui những thủ đoạn bịp bợm trong cái trò hề bầu cử
nghị viên, những mánh khóe của báo chí. Thế là, vì “năm trăm cổ phần mà mỗi
cổ phần là hai nghìn phật lăng” [12,414], vì “cái ghế nghị trưởng cũng dắt đến
cái mề đay Bắc Đẩu” [12,412] và “còn nhiều việc lợi khác”, Nghị Hách đã hăng
hái nhảy ra tranh cử, hành động theo bài bản vạch sẵn của tên thực dân cáo già. Quả thật Vũ Trọng Phụng đã khai thác rất có hiệu quả bản chất bóc lột của bọn tư sản đối với công nhân, ở chúng đồng tiền là thứ luôn thường trực trong bộ óc. Làm sao bóc lột được càng nhiều càng tốt, bất chấp mọi giá trị đạo đức giữa người với người. Ở Nghị Hách bản chất của một tên tư sản bộc lộ đầy đủ hơn bao giờ hết. Cách đối xử của lão với người xung quanh thật lạnh lùng, tàn nhẫn. Ngay cả đối với người hắn vừa hãm hiếp xong là thị Mịch thì thái độ của Nghị Hách cũng thật bỉ ổi và nhẫn tâm. Sau khi làm cái chuyện đồi bại, phá hỏng đời con gái của Thị Mịch, Nghị Hách đối xử với thị Mịch như kẻ “ăn bánh trả tiền”. Lão “bồi thường” cho đời con gái của Mịch là năm đồng bạc và coi thế là xong chuyện, không áy náy, không day dứt gì. Cách cư xử tàn nhẫn kiểu bạo
chúa của Nghị Hách là sau khi thỏa mãn dục vọng của mình rồi thì đối xử với
người ta hết sức độc ác: “Mãi đến lúc ông điền chủ ngồi lên bật đèn, chị nhà quê
vẫn nằm đờ trong xe, hai tay bưng mặt, ngất đi. Lão này cúi xuống, hôn một cái hôn cuối cùng, lôi cái váy xuống, nhấc chị nhà quê ngồi dậy, mở cửa xe mà đẩy
người ta xuống” [12,13].
Dưới ngòi bút “tả chân” của Vũ Trọng Phụng, Nghị Hách còn hiện lên là
một tay tư sản với đầy đủ bản chất ích kỉ, có lối sống kì kèo của một con buôn sành sỏi. Khi mà Long nêu ra ý tưởng bảo Nghị Hách bồi thường cho Mịch một khoản tiền để khỏi phải lấy Mịch làm lẽ. Con số vài trăm bạc mà Long đưa ra đã làm Nghị Hách giật mình và làm ngay một phép tính, giẫy nẩy lên kêu đắt quá:
“Chết! Vài trăm bạc! Mày điên! Mày có biết những nàng hầu của tao ở đây
đáng giá bao nhiêu mỗi thị không? Cái đứa đẹp nhất tao cũng chỉ mua của bố mẹ nó có bảy chục. Còn phần nhiều không mất xu nào. Có bảy chục còn phải
hầu hạ người ta suốt đời, huống chi…chỉ có một lần mà những vài trăm bạc”
[12, 108]. Hắn có mười một nàng hầu, lại còn rắc con khắp thiên hạ, nhưng khi vợ hắn ngủ với thằng cung văn thì hắn lồng lộn lên như thú dữ. Vì hắn có thể lừa người, phản người, chứ không ai được lừa hắn, phản hắn. Bạo chúa chỉ nghĩ đến thắng không bao giờ nghĩ đến thất bại. Nghị Hách là một tính cách như thế.
Cái đáng khinh bỉ nữa ở Nghị Hách chính là cách đối xử của lão với những
người bạn. Theo Nghị Hách thì “một người bạn cũ mà đến với mình khi mình đã
giàu có, thì không khi nào lạilà một điềm tốt” [12, 219]. Như vậy, có thể thấy rằng
cái ích kỉ nó đã ngấm sâu vào trong máu của con người Nghị Hách. Một người bạn nếu không có giá trị để Nghị Hách lợi dụng, không có ích cho Nghị Hách thì lão luôn dè dặt thậm chí là khinh bỉ. Thế nhưng, nếu người đó mà hữu ích với lão, giúp được việc cho lão thì lão đối xử như thượng khách. Trong quan hệ với Khóa Hiền - tức ông già Hải Vân, Nghị Hách thể hiện bộ mặt tráo trở, lật lọng như vậy. Ban đầu Nghị Hách chẳng mấy mặn mà với sự có mặt của ông bạn cũ này ở nhà mình, thế nhưng sau khi Hải Vân hứa sẽ giúp Nghị Hách xây dựng lại sinh phần để lão có thể
phất hơn nữa thì lão lại vồn vã, ân cần: “chẳng gì thì huynh cũng là bạn cũ của một
nhà triệu phú (…). Giàu đổi bạn, sang đổi vợ là thói đời, nhưng mà thằng Tạ Đình
Hách này thì vốn không có cái thói ấy. Nếu đệ không xử đầy đủ với huynh, thiênhạ
nó sẽ chửi là đệ không tiếp đãi bạn nghèo” [12, 284].
Bên cạnh đó, Nghị Hách cũng là kẻ tiêu biểu cho kiểu người có tâm địa độc ác, sẵn sàng trả thù và trù dập những ai trái ý mình. Khi bị quan huyện Cúc Lâm cự tuyệt sự hối lộ và có ý muốn trừng trị tội hãm hiếp người của Nghị Hách theo pháp luật, thì lão thông đồng với bọn quan lại nhằm hãm hại quan huyện
Cúc Lâm: “Nó kình địch với tôi thì tôi sẽ làm cho nó mất cái tri huyện”
[12,193]. Ở Nghị Hách là sự ỷ lại vào sức mạnh của đồng tiền, ỷ vào sự giàu có của mình mà xem thường công lí. Đối với lão có tiền làm việc gì cũng có thể được, ngay cả làm khuynh đảo pháp luật. Cũng vì thế mà Nghị Hách ung dung trước vụ kiện của gia đình Mịch, bởi lão cho rằng nhà Mịch nghèo không đủ tiền theo kiện, nếu có kiện cũng chẳng làm gì nổi mình. Câu nói của Nghị Hách với quan huyện Cúc Lâm thể hiện sự ngang ngược, xem trời bằng vung của Nghị
Hách: “Bẩm quan lớn, nếu việc xảy ra to thì tôi sẽ chống án lên thượng thẩm,
mà bên nguyên đơn thhif không thể có tiền chạy thầy kiện như tôi. Bẩm quan
lớn, nén bạc đâm toạc tờ giấy, ngài nên bảo nguyên đơn giải hòa” [12, 62].
Những việc làm, những hành động của Nghị Hách thực sự là tàn nhẫn, là
độc ác. Còn luận điệu của hắn thì lại sặc mùi đạo đức giả. Lão bỏ “250 tạ gạo và
một nghìn đồng bạc” [12.432] phát chẩn dân nghèo, để được báo chí ba kỳ tranh
nhau ca ngợi “công đức nhà triệu phú có óc bình dân” [12,433], được quan
Công sứ rất vui lòng đại diện Chính phủ Bảo hộ, Chính phủ Nam triều gắn huy chương cho một người công dân rất xứng đáng (…), một bậc doanh nghiệp hiển hách ít có mà lòng nhân từ bác ái thì lại đáng treo gương cho dân bảo hộ soi chung! …Trâng tráo, vô liêm sỉ đó là nét nổi bật của hạng người tham tàn, bỉ ổi đó. Khi gặp lại Khóa Hiền, “thằng phản bạn, thằng cướp vợ bạn đã ngồi trước mặt người bạn hồi ấy đã trung thành và khờ dại” đó thản nhiên thanh minh tội
lỗi của hắn một cách trơ trẽn đến kì lạ: “Vâng, chẳng may bác phải tai nạn, còn
trơ trọi bác gái sống một mình, thành ra tôi đem lòng yêu thương. Từ cái thương
đến cái yêu không xa, xin bác hiểu cho cái chỗ yếu hèn của lòng người” [12,
286]. Rồi trong buổi nhận Long bội tinh, Nghị Hách đã có bài diễn thuyết dài, rất kêu, hùng hồn, nước mắt lã chã và thề thốt thắm thiết, nói đến luân lí, đạo đức, bác ái, bình dân, để quảng cáo về mình, để làm tên tuổi mình thêm danh giá, chưa bao giờ ngòi bút của Vũ Trọng Phụng mỉa mai, cay đắng như trong bài diễn văn đó:
(...) Tôi muốn tranh cử ghế nghị trưởng để làm việc lợi ích cho đồng bào (…) Tôi thấy đồng bào lầm than đau khổ tôi phát chẩn (…)
Thực ra, lòng tôi rất chân thành mà phát chẩn. Tôi đã đi thăm khắp các vùng quê, tôi thấy nạn khủng hoảng (…) Tôi thấy những cảnh lầm than, những cảnh ai oán, những cảnh não lòng!
Thật vậy, tôi thương xót đồng bào tôi quá, tôi thấy tôi không hi sinh một ít tài sản thì là có tội to (…) Đẻ ra bình dân, tôi xin gửi lòng trung thành với bình
Đặc biệt, cái đáng ghê tởm ở Nghị Hách nữa là tiếp tay cho hành động loạn