Chƣơng 2 : KIẾN TRÚC ĐÌNH TÌNH QUANG
3.4. Định hƣớng bảo tồn, phát huy giá trị đình Tình Quang
3.4.2. Những nguyên tắc cơ bản để bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị
trị đình Tình Quang
Nguyên tắc cơ bản là bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện trong suốt quá trình thi cơng tu bổ di tích, chỉ thay thế khi thật cần thiết, vật liệu thay thế phải phù hợp. Vật hiệu mới có thể đƣợc sử dụng nhƣng ở mức hạn chế và đã đƣợc thử nghiệm. Thành phần, cơng trình nào khơng có cơ sở khoa học để phục dựng phải đƣợc giữ nguyên hoặc phỏng dựng ra một vị trí mới.
Khi đƣa ra giải pháp khoa học cho việc bảo quản, tu bổ phải tính tới việc phát huy các giá trị của di tích, để di tích trở thành một trung tâm văn hoá, một điểm đến du lịch của địa phƣơng, trƣớc mắt, tôi xin nêu một vài đề xuất sau đây:
- Lập dự án bảo quản, tu bổ: Trƣớc hết cần phải đầu tƣ nghiên cứu giải mã những giá trị ẩn chứa trong di tích, để việc bảo tồn và phát huy giá trị đƣợc tốt hơn. Dự án bảo quản, tu bổ di tích phải đƣợc lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa. Nội dung của dự án bảo quản, tu bổ di tích phải đề xuất đƣợc biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi yếu tố gốc của di tích, cảnh quan thiên nhiên, mơi trƣờng sinh thái và các yếu tố khác có liên quan nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Cần chú ý bảo quản hơn tu sửa: Việc bảo quản phải đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hƣ hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố ngun gốc vốn có của di tích. Để tránh tình trạng
di tích xuống cấp rồi mới tiến hành các biện pháp tu bổ, việc làm đó sẽ ảnh hƣởng tới tính nguyên gốc của di tích.
- Mọi công việc bảo quản, tu bổ phải đƣợc thực hiện trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu kỹ lƣỡng theo quy định và không áp dụng các quy định nhƣ trong xây dựng cơng trình mới. Việc bảo quản, tu bổ phải đảm bảo nguyên tắc duy trì bố cục mặt bằng, sự sắp đặt, mối liên hệ giữa các hạng mục cơng trình tiêu biểu của di tích với nhau và giữa các hạng mục cơng trình đó với cảnh quan xung quanh đã đƣợc định hình qua thời gian.
Tuy nhiên, đối với các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam, tu bổ là giải pháp phù hợp nhất, nhƣng cần lƣu ý:
- Hạn chế tối đa mọi sự thay thế, chỉ thay thế khi khơng cịn khả năng cứu vãn, thay thế bằng vật liệu tƣơng tự vật liệu gốc;
- Giữ lại và tận dụng tối đa các thành phần của cấu trúc bị hƣ hại từng phần, bằng phƣơng pháp nhồi bít các khoảng trống trong thân gỗ, nối, vá, gắn, chắp các cấu kiện bị hƣ hỏng từng phần;
- Phải lắp dựng lại hồn tồn chính xác các đặc điểm cấu tạo và liên kết vốn có;
- Mọi sự thay thế hoặc bổ sung cần phải có trong hồ sơ lƣu trữ.
Trên thực tế quá trình tu bổ thƣờng chuyển sang nội dung công việc mang tính chất khơi phục từng phần, nhƣ việc khôi phục những thành phần đã mất hoặc việc loại bỏ những thành phần muộn và xa lạ với di tích. Những việc này chỉ đƣợc làm hết sức thận trọng, trên cơ sở khoa học khách quan.
Cần đề cao phƣơng châm cứu chữa và duy trì lâu dài di tích là chính yếu, tránh việc chạy theo bằng mọi giá sự hoàn chỉnh đến cùng, điều dễ dàng dẫn đến tình trạng làm mất giá trị nguyên gốc của di tích.
Bảo quản, tu bổ di tích phải trở thành lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn chuyên biệt. Bảo quản, tu bổ di tích phải dựa trƣớc tiên vào tri thức, sau đó là vào phƣơng pháp, sau cùng là vào bàn tay ngƣời nghệ nhân.
Đối với di vật của di tích cần kiểm kê lập danh mục, xác định giá trị của di vật, cổ vật tại di tích. Có phƣơng án bảo quản cũng nhƣ dự kiến đƣợc các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết cho tình huống nhằm tạo sự chủ động trong việc bảo vệ khi có sự cố.
Một vấn đề nữa cũng cần đặt ra là nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tu bổ, đội ngũ làm công tác tu bổ, bảo vệ di tích. Hiện nay, theo quy định: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nƣớc ngoài tham gia lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích và thi cơng tu bổ di tích có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng và có Giấy chứng nhận hành nghề theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Là một loại hình di tích “sống”, có những giá trị nhất định trong đời sống thƣờng ngày, nên việc chăm lo bảo quản, tu bổ thƣờng xun cho mỗi ngơi đình nói riêng và các di tích khác nói chung là điều rất cần thiết. Một hƣ hỏng nhỏ, nếu đƣợc kịp thời sửa chữa sẽ ít tốn kém về kinh phí, tránh sự xuống cấp nặng nề và kéo dài tuổi thọ cho cơng trình.
Việc bảo quản, tu bổ phải thực hiện theo đúng quy định và khoa học, với những nguyên tắc cơ bản, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với loại hình xây dựng đặc thù này, việc chỉ định thầu, việc dành quyền thi công cho những đơn vị chuyên môn, am hiểu là hết sức cần thiết.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích là sự nghiệp của tồn dân, gìn giữ, bảo vệ ngơi đình làng là việc chung của cả dân làng, nhƣng nếu việc bảo vệ đó đƣợc thành lập có tổ chức, có sự hƣớng dẫn, tuyên truyền của những ngƣời làm công tác chuyên môn, sẽ tránh đƣợc nhiều sai lầm đáng tiếc trong việc
bảo quản, tu bổ di tích. Khi đƣợc giải thích, chắc chắn ngƣời dân sẽ dành kinh phí để bảo quản, tu bổ di tích theo đúng quy định, chánh đƣợc tình trạng làm mới di tích một cách có ý thức.
3.5. Tiểu kết
Có thể nói, giá trị nổi bật nhất của di tích đình Tình Quang là phần nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên kiến trúc. Ít có ngơi đình nào trong nội thành Hà Nội tồn tại đến nay cịn giữ đƣợc nhiều mảng điêu khắc, trang trí với những đề tài phong phú, mang tính nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc nhƣ đình Tình Quang. Các mảng điêu khắc tập trung nhiều nhất ở tịa Đại đình, trên những bức cốn, nghé, đầu dƣ và bẩy hiên. Những đề tài trang trí quen thuộc nhƣ rồng, lân, phƣợng, vân xoắn, cụm mây,… không chỉ chuyển tải những mong muốn ƣớc vọng của ngƣời dân mà cịn góp phần làm cho kiến trúc ngơi đình thêm mềm mại và sống động.
Tất cả bờ nóc, bờ dải, bờ guột đều đƣợc đắp bằng vôi vữa và gạch hoa chanh bằng đất nung. Đây là những sản phẩm có niên đại rất muộn và đƣợc đắp giả cổ nên giá trị nghệ thuật khơng cao.
Tại đình Tình Quang, đề tài rồng đƣợc thể hiện phong phú, nhƣng chủ đạo là rồng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII và rồng mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Đầu dƣ ở đình Tình Quang đƣợc chạm lộng, nổi với hình tƣợng đầu rồng đƣợc thể hiện hai bên mũi hếch lên phía trên, miệng rộng, mắt trịn nổi khối là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII.
Thơng qua nghệ thuật chạm khắc, trang trí trên kiến trúc, bƣớc đầu có thể tạm thấy, khởi thủy đình đƣợc dựng vào nửa đầu thế kỷ XVII, sau đó vào cuối thế kỷ này đƣợc tu bổ chút ít. Đặc biệt, vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã có một sự tu bổ lớn… Dƣới thời Nguyễn, đình đƣợc tu bổ lớn, cấu trúc bộ vì nóc đã thay đổi, cho nên các mảng chạm cùng thay đổi. Vì vậy, nghệ thuật
chạm khắc cổ truyền của đình chủ yếu chỉ cịn ở các đầu dƣ, các cốn gian giữa, các kẻ nối giữa cột quân và cột hiên. Tuy nhiên, những mảng chạm khắc, trang trí cơ bản của nghệ thuật thời khởi dựng vẫn đƣợc giữ gìn một cách trân trọng.
KẾT LUẬN
Đình Tình Quang có thể coi là ngơi đình làng q điển hình vùng đồng bằng Châu thơ Bắc Bộ Nam sơng Đuống. Nằm trong dịng chảy của hệ thống kiến trúc đình làng Việt Nam, đình Tình Quang đã góp phần khẳng định giá trị lịch sử văn hóa của kiến trúc đình làng trong lịch sử dân tộc.
Những giá trị nghệ thuật kiến trúc
- Đối với bố cục mặt bằng: Những nguyên cứu về đình làng Việt trong
những năm vừa qua cho thấy, những ngơi đình buổi đầu chỉ có mặt bằng chữ nhất, ba gian hai chái (đình Tây Đằng, đình Thanh Lũng, đình Thụy Phiêu, Hà Tây cũ; đình Xuân Dục, Hà Nội). Về sau này, bên cạnh ngơi đình với mặt bằng ba gian hai chái, đã xuất hiện những ngơi đình lớn hơn, mặt bằng năm gian hai chái (đình Đơng Viên, đình So, Hà Tây cũ; đình Phù Lão, Bắc Giang). Cũng từ nửa sau thế kỷ XVII, Hậu cung chuôi vồ đã xuất hiện trong kiến trúc đình làng (đình Hữu Bằng, đình So, Hà Tây cũ), cho thấy Thành hoàng đã đƣợc đƣa hẳn vào thờ tự trong đình, đình Tình Quang cũng nằm trong quy luật phát triển chung đó. Ra đời từ thế kỷ XVII, giai đoạn phát triển rầm rộ của kiến trúc đình làng, đình Tình Quang là một nhân tố góp vào sự bùng nổ của đình làng.
Hơn thế nữa, đình Tình Quang là một trong số ít ngơi đình niên đại thế kỷ XVII còn bảo tồn đƣợc phần nào về kiểu dáng kiến trúc. Khởi dựng từ nửa đầu thế kỷ XVII, tới đầu thế kỷ XX, đã có đầy đủ các hạng mục: Ao, Bình phong, Nghi mơn, sân, nhà Tả vu, Hữu vu, tịa Đại đình, Hậu cung... Tất nhiên, các cơng trình đó khơng phải ra đời cùng một thời điểm mà đƣợc xây dựng, bổ sung dần qua từng thời kỳ lịch sử, phù hợp với sự phát triển chung của đình làng Việt.
- Đối với kết cấu khung kiến trúc: Cùng với các đình làng ở đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ tạo nên một phong cách kết cấu mang tính thời đại khơng thể phủ nhận đƣợc. Nếu từ thế kỷ XVI trở về trƣớc, hệ vì cơ bản của kiến trúc cổ truyền Việt Nam là kiểu vì: 4 hàng chân, khẩu độ lịng nhà hẹp, câu đầu thƣờng đặt trên đầu cột, vì nóc giá chiêng với những con rƣờng, trụ trốn ngắn mập. Sang thế kỷ XVII, ở đình Tình Quang và một vài ngơi đình làng khác (đình Nghiêm Xá, Hà Tây cũ), bộ vì nóc kiểu giá chiêng, vẫn còn các ván bƣng chạm rồng trong lòng giá chiêng, khá gần gũi với những ngơi đình thời Mạc trƣớc đó (đình Thụy Phiêu, đình Tây Đằng, Hà Tây cũ)… Tuy nhiên, ở đây, con rƣờng trên cùng đã thẳng hơn, khơng cịn uốn cong kiểu rƣờng bụng lợn nữa. Cũng từ thế kỷ XVII, với việc dùng gỗ lim có khẩu độ lớn hơn thay thế gỗ mít; với nhu cầu mở rộng lịng cơng trình, đã xuất hiện kiểu vì 6 hàng chân, xuất hiện cấu kiện kẻ suốt liên kết hiên; Kiểu vì trên rƣờng, dƣới kẻ đã trở nên phổ biến.
Từ thế kỷ XIX bộ khung nhà đã chia thành hai ngả. Một là trở về với kiểu 4 hàng chân, các con rƣờng đã đƣợc dùng làm yếu tố liên kết và ở đầu cột quân vƣơn ra chiếc bẩy. Con rƣờng đã đƣợc biến thể đủ loại thành: Cốn mê, giả thủ, chữ triện... (nhƣ kiến trúc Đại đình); Ngả thứ hai có khuynh hƣớng quay về với kỹ thuật truyền thống, kẻ suốt đã biến thành kẻ chuyền với một hàng cột hiên tạo nên kiểu vì 6 hàng chân. Tất cả các cấu kiện đó đƣợc liên kết với nhau bởi các chốt mộng khít khao, khi cần có thể tháo lắp một cách dễ dàng, thuận tiện. Thực tế, nhiều làng đã dời đình làng từ vị trí này tới vị trí khác (đình Đơng Viên rời từ ngoài bãi vào trong làng), có làng đã đi mua cả bộ khung đình từ nơi khác về dựng lại (đình Phong Cốc, Quảng Ninh; đình Khê Tang, Hà Tây cũ), có làng đã nâng kích bộ khung đình lên cao một vài mét để tránh ngập lụt (đình Thổ Hà, Bắc Giang đã đƣợc nâng lên cao
1,6m). Từ những ví dụ đó đã chứng minh tính ƣu việt của bộ khung kiến trúc gỗ cổ truyền Việt. Và có thể nói: Ngƣời Việt dựng chứ khơng xây đình...
Cùng kiểu vì nhƣ vậy, cùng kiểu liên kết ấy ngƣời Việt khơng chỉ dùng
để dựng đình mà dùng cho hầu hết các loại hình kiến trúc mà khơng có sự phân tách. Điều đó nói lên tính thống nhất cao về mặt kết cấu trong kiến trúc cổ truyền Việt. Các kiểu liên kết vì xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, nhƣng kiểu vì sau khơng loại trừ kiểu vì trƣớc. Kiểu vì giá chiêng đã xuất hiện sớm vẫn đƣợc sử dụng ở thời sau, tuy có vài biến đổi cho phù hợp. Điều đó cho thấy thức kiến trúc cột - xà - kẻ - bẩy đã đƣợc bảo lƣu một cách khá vững chắc. Trong tổng thể kiến trúc, mỗi một cấu kiện giữ một vai trị, một
cơng năng kỹ thuật nhất định, tạo nên tính hợp lý của cấu tạo. Có thể nói: Tính thống nhất - Tính bảo lƣu - Tính hợp lý là những đặc trƣng cơ bản của
kiến trúc gỗ cổ truyền Việt.
Những giá trị nghệ thuật điêu khắc, trang trí
Trƣớc điêu khắc đình làng, nghệ thuật Lý - Trần đã mô tả các vũ nữ trong những đƣờng viền vng vức (chân tảng chùa Phật Tích, Bắc Ninh; cốn ở chùa Thái Lạc, Hƣng Yên). Thậm chí, thế giới ngƣời và vật sống động trên lan can chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) vẫn không vƣợt ra nổi cái hữu hạn của đố trụ lan can đá… Với điêu khắc đình Tình Quang, các đƣờng diềm trang nghiêm và cố định đã biến mất. Hình ảnh đƣợc chảy tràn ra khơng gian, phóng túng và bạo dạn nhƣ muốn tuyên bố rằng, khơng có bất cứ một sức mạnh nào có thể trói buộc đƣợc một cuộc sống bộn bề hừng hực toát lên trong từng bức chạm.
Về mặt bố cục, nếu ở nghệ thuật Lý - Trần, hình rồng trong một chiếc lá đề phải đối xứng qua ngọn lửa đã đành, mà ngay trên bề dày của các viên gạch bố cục theo dải cũng là phải đối xứng. Tính đăng đối đã làm cho nghệ thuật tuy có nhịp điệu, nhƣng đã tạo nên cảm giác buồn, lặng lẽ. Ngƣợc lại, ở
điêu khắc, trang trí đình Tình Quang hình ảnh ngoài đời trơn chảy trong nguồn cảm hứng bất chợt diễn mãi không hề lặp lại.
Điêu khắc đình Tình Quang cịn thể hiện vẻ độc đáo, khơng gian và tỷ lệ của các bức chạm hoàn toàn theo cảm hứng của ngƣời nghệ nhân, các đề tài nối tiếp nhau, tạo nên một tổ hợp sống động. Kích cỡ của các hình khối đã khơng giữ đúng tỷ lệ thực của chúng mà ngay trong một mảng chạm giữa các đề tài cũng không theo một tỷ lệ nhất định. Các nghệ nhân chạm khắc đình Tình Quang đã giỏi về bố cục lại tài về diễn khối. Nét phổ quát của hình chạm là lối diễn khối mập khoẻ, đầy đặn. Những khối không đơn điệu mà trở nên sống động, vấp váp với những nhát đục dứt khoát. Kỹ thuật chạm bong kênh làm cho khối bật lên trên các thớ gỗ dày dặn.
Điều cuối cùng tơi nhận thấy ở cá tính tạo hình của điêu khắc, trang trí đình Tình Quang là chất hội hoạ. Lối chạm bong kênh tạo nên nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều hố hữu thức trên các tác phẩm, đã tạo cho bức chạm nhiều màu, nhiều vẻ, luôn luôn thay đổi. Với lối sử dụng nhiều “màu” - ánh sáng độc đáo nhƣ thế, chất hội họa thể hiện rất rõ nét. Và, cũng chính “kiểu tơ
màu” ấy đã làm nên vẻ biến ảo của các bức chạm. Vẻ biến ảo ấy, đã làm điêu
khắc đình làng nhƣ tự nhân khối lƣợng các tác phẩm của mình lên với một cấp số khó có thể tính đƣợc và chẳng bao giờ nhàm chán trƣớc ngƣời xem.
Với điêu khắc đình Tình Quang, ta đã đứng trƣớc một giai đoạn nghệ