.10 Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha thang đo sự hài lòng của sinh viên

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại cơ sở II trường đại học Ngoại thương (Trang 59 - 61)

Thang đo này được hình thành từ 3 biến quan sát:

- Bạn hài lịng với mơi trường học tập tại trường (hailong1)

- Bạn hài lịng với mơi trường nghiên cứu khoa học tại trường (hailong2) - Bạn hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường

(hailong3)

Ta tiến hành chạy Cronbach’s Alpha và thu được kết quả như bảng 4.10

Bảng 4.10 : Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha thang đo sự hài lòng của sinh viên viên

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alphanếu loại biến

Cronbach’s Alpha = 0.650

hailong1 0.385 0.658

hailong2 0.555 0.424

hailong3 0.451 0.566

(Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 05/2012) Thông qua bảng 4.11 ta thấy thành phần độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo sự hài lòng của sinh viên là 0.650. Hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0.3. Trong đó lớn nhất là 0.451 (hailong3) và nhỏ nhất là 0.385 (hailong1). Vì vậy, các biến đo lường này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để kiểm định thang đo trong nghiên cứu của đề tài này. Thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo gồm 22 biến quan sát được dùng cho nghiên cứu tiếp theo EFA để khẳng định mức độ phù hợp của thang đo.

Trong phân tích EFA để kết quả của việc phân tích nhân tố có ý nghĩa thì ta phải xem xét hệ số KMO và hệ số tải nhân tố.

Hệ số KMO là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của việc phân tích nhân tố. Với điều kiện trị số KMO lớn (0.5 ≤ KMO ≤1) thì việc phân tích nhân tố là thích hợp. Đồng thời phải kiểm định giá trị Bartlett xem xét giả thuyết trong tổng thể các biến khơng có tương quan. Điều kiện cần thiết cho việc phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau (nghĩa là Sig ≤ 0.05 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê).

Hệ số tải nhân tố ≥ 0.5. Tất cả các hệ số tải của các nhân tố phải thỏa điều kiện ≥ 0.5 thì mới đạt u cầu phân tích. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại. Đồng thời tổng phương sai trích của thang đo phải ≥ 50% và hệ số eigenvalue với yêu cầu có giá trị >1 để có ý nghĩa thì thang đo mới được chấp nhận.

4.2.2.1 Phân tích nhân tố thang đo chất lượng dịch vụ

Tác giả tiến hành phân tích nhân tố cho thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo với 5 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo, tác giả thu được kết quả sau

Bảng 4.11 Kết quả các hệ số KMO, tổng phương sai trích, Eigenvalues

Các hệ số Giá trị

KMO 0.782

Sig 0.000

Phương sai trích 60.771%

Eigenvalues 1.889

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại cơ sở II trường đại học Ngoại thương (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w