Một là, du lịch có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Du lịch vốn là một ngành có đóng góp tích cực cho tổng thể nền kinh tế của một quốc gia. Du lịch quốc tế thu hút được nguồn ngoại tệ quốc tế cho quốc gia, du lịch nội địa thu hút nguồn tài chính trong nước. Như vậy, du lịch góp phần làm tăng thu nhập cho một quốc gia thông qua các lĩnh vực của nó.
Hai là, du lịch có ảnh hưởng tích cực lên nhiều ngành cơng nghiệp và nông nghiệp (như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi...). Du lịch ln địi hỏi hàng hố có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình thức. Do vậy, du lịch góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành ấy trên một số mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và việc chuyên mơn hố các xí nghiệp trong sản xuất. Ảnh hưởng của du lịch lên sự phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân như: thông tin, xây dựng, y tế, thương nghiệp, văn hoá... cũng rất lớn. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch cuả một vùng không chỉ thể hiện ở chỗ những nơi đó có tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng phải có cả cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bưu điện, ngân hàng, mạng lưới thương nghiệp... Việc tận dụng đưa những nơi có tài nguyên du lịch vào sử dụng, kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng ở đó hệ thống đường sá, màng lưới thương nghiệp, bưu điện... qua đó cũng kích thích sự phát
21
triển tương ứng của các ngành liên quan. Ngoài ra, du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành thủ cơng cổ truyền.
Ba là, du lịch góp phần xác lập và nâng cao vai trò, vị thế hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế. Du lịch tạo hình ảnh đại diện cho mỗi quốc gia, từ đó thể hiện nét đặc trưng về văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia. Đồng thời du lịch làm thay đổi cách nhìn nhận của các quốc gia khác với nhau thông qua các công cụ xúc tiến du lịch.
Bốn là, du lịch có đóng góp tích cực giúp xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho đất nước. Du lịch đã tham gia vào q trình phân cơng lao động trong nước và hợp tác lao động quốc tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhân dân nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu về du lịch cũng tăng lên. Có thể coi du lịch là một chỉtiêu đánh giá mức sống của nhân dân mỗi nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự cảm thông giữa các dân tộc, đoàn kết nhân dân các nước, tạo nên một thế giới hoà bình, thịnh vượng, tơn trọng lẫn nhau. Ngồi ra, sự phát triển du lịch cịn có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá và dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển mơi trường thiên nhiên xã hội.
Nhìn chung, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; du lịch góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia; thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chổ; tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ cơng mỹ nghệ; du lịch góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm
22
và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó có cộng đồng dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh; thúc đẩy, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là cầu nối, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và du lịch góp phần quan trong đối với bảo tồn, nâng cao nhận thức thức trách nhiệm cho cộng đồng đối với cơng tác gìn giữ và bảo vệ tài nguyên và mơi trường.
Nhận thức vai trị quan trọng của du lịch, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã coi phát triển du lịch là một định hướng phát triển quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, du lịch ở Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.