Phương hướng cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 90 - 92)

Đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tập trung khai thác có hiệu quả, đầu tư đúng mức, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống, lịch sử, nghệ thuật dân tộc, phong tục, tập quán địa phương để thu hút khách du lịch. Qua đó để du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Tăng cường công tác QLNN về du lịch. Kiện toàn, ổn định bộ máy tổ chức, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa cho đội ngũ làm cơng tác quản lý du lịch ở địa phương để đáp ứng yêu cầu về tổ chức và quản lý du lịch trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch cũng như việc kinh doanh của các dịch vụ đi theo đểđảm bảo các hoạt động trong phạm vi cho phép của pháp luật.

81

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác quản lý về du lịch. Thường xuyên hướng dẫn, tập huấn cho đội ngũ công chức, cán bộ về công tác quản lý du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng phải theo quy hoạch, gắn liền với việc bố trí, sử dụng cán bộ đúng theo chức năng nhiệm vụ. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch làm tiền đề để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp về du lịch; đẩy mạnh đầu tư cho đào tạo quản lý, đào tạo tại chỗ, đào tạo giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và hướng dẫn viên các ngoại ngữ hiếm và nâng cao nhận thức du lịch cho các cấp, các ngành liên quan đến du lịch và cộng đồng dân cư. Ưu tiên đầu tư phát triển nhân lực du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để từng bước tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng dân cư địa phương cho phát triển du lịch.

Tháo gỡ rào cản cho phát triển du lịch. Thực hiện chính sách tạo thuận tiện về thị thực nhập cảnh; áp dụng các hình thức thị thực linh hoạt như thị thực tại cửa khẩu, thị thực chung, thị thực điện tử.... Hoàn thiện hệ thống hạ tầng; tăng cường năng lực kết nối và dịch vụ thuận lợi tiếp cận các điểm đến du lịch với các trung tâm đầu mối đón và tiễn khách du lịch để đảm bảo yêu cầu phát triển, rút ngắn thời gian di chuyển, tăng quỹ thời gian lưu nghỉ du lịch.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, mạnh dạn đấu tranh xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm trên lĩnh vực hoạt động du lịch. Đồng thời giáo dục, định hướng cho mọi người “ý thức công dân”, phối hợp tự nguyện tham gia tự giác vào tuyên truyền du lịch cho tỉnh nhà, đồng thời

82

bảo vệ tài nguyên du lịch cũng như tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch.

3.2. Mt s gii pháp nâng cao hiu qu quản lý nhà nước v du lch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)