Tiềm năng của Tây Ninh trong phát triển du lịch Tài nguyên du l ịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 52 - 55)

Tài nguyên rng

Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của tồn tỉnh.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gịn và sơng Vàm CỏĐông.

43

Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất cơng nghiệp. Ngồi ra Tây Ninh cịn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2.

Tài nguyên du lịch nhân văn

TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt q trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch.

Các di tích lịch sử tích lịch sử –văn hố

Di tích lịch sử tích lịch sử –văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hố mỗi nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hố nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử – văn hố có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

Được gọi chung là di tích lịch sử – văn hố vì chúng được tạo ra bởi con người (tập thể hoặc cá nhân) trong quá trình hoạt động, sáng tạo. Thứ văn hoá ở đây bao gồm cảvăn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

Tây Ninh hiện có 81 di tích lịch sửvăn hóa được xác lập hồsơ và xếp hạng, gồm: 23 di tích quốc gia, 58 di tích cấp tỉnh (Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong các di tích lịch sử được xếp hạng có 70 di tích lịch sử, 4 di tích kiến trúc nghệ thuật, 6 di tích khảo cổ học và một danh lam thắng cảnh.

44

Tây Ninh được biết là vùng đất có căn cứ địa cách mạng miền Nam trong các thời kỳ nên tại nhiều vùng, địa bàn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng như: căn cứ Trung ương Cục miền Nam, căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, nơi làm việc của các cơ quan ban ngành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, địa đạo An Thới, căn cứ của Tỉnh ủy, Huyện ủy… Tây Ninh còn được biết đến là nơi có nhiều hoạt động văn hóa, tinh thần gắn liền với hệ thống di tích lịch sử, di tích khảo cổ, cơng trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội, thơ ca, đờn ca tài tử... nhiều về số lượng, đa dạng về tính chất, phong phú về hình thức như: di tích chiến thắng Tua Hai, tháp cổ Bình Thạnh, tháp Chót Mạt… Là tỉnh có nhiều làng nghề và sản phẩm truyền thống ẩm thực lâu đời đã trải qua nhiều thế hệ nhưng vẫn lưu truyền cho đến ngày nay như bánh canh, bánh tráng phơi sương, mây tre đan, đúc gang, nghề muối ớt... đây là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn góp phần tạo nên sản phẩm du lịch.

Các giá trị văn hóa phi vật thể ở Tây Ninh gồm các lễ hội (lễ hội xuân núi Bà Đen, Động Kim Quang, về nguồn tại Trung ương Cục, lễ hội chiến thắng Tua Hai, Hội thề Rừng Rong, du lịch sinh thái vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát - cửa khẩu quốc tế Xa Mát - Mộc Bài), làn điệu dân ca, dân vũ, đờn ca tài từ. Nghệ thuật biểu diễn Loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu nhất ở Tây Ninh phải kể đến Đờn ca tài tử. Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huếvà văn học dân gian Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao

45

động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chịm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.

2.1.2. Hoạt động du lịch Tây Ninh giai đoạn 2010 - 2015 2.1.2.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)