Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng IX xác định mục tiêu phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chỉ thị 46/CT-BCH đã chỉ rõ: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”.
Đại hội Đảng lần VIII đề ra các biện pháp: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hố, du lịch mơi trường sinh thái .Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hố, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau .Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từcơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch.”
Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” [3].
79
Đại hội Đảng X tiếp tục khẳng định đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo bước đột phá để phát triển vượt bậc khu vực dịch vụ, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển [4].
Đại hội Đảng XI tiếp tục khẳng định ưu tiên phát triển và hiện đại hoá ngành du lịch với nhiệm vụ xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực [5].
Căn cứ vào Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh khóa IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015 [6], căn cứ vào các Quyết định của UBND tỉnh Tây Ninh, quan điểm, phương hướng phát triển và quản lý du lịch ở địa phương trong thời gian tới như sau: