Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 66 - 70)

và chính sách phát triển du lịch.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh đã xác định phát triển du lịch là một trong các mục tiêu và động lực để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống nhân dân. Do vậy, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thông qua quy hoạch phát triển du lịch Tây Ninh, cụ thể là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; và gần đây là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

57

Sở VHTTDL Tây Ninh đã thực hiện tốt chức năng quản lý quy hoạch phát triển du lịch như: xây dựng Danh mục dự án đầu tư kêu gọi hướng dẫn các nhà đầu tư triển khai thủ tục đầu tư, thủ tục xin giấy phép cho một số dự án tại một số khu du lịch. Phối hợp với các sở ban ngành và các công ty triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tại một số khu du lịch đạt chất lượng, đảm bảo tiến độ và mang lại hiệu quả cho phát triển du lịch như: hệ thống giao thông, điện, nước tại khu du lịch núi Bà Đen, Khu di tích lịch sử Dương Minh Châu... Từng bước triển khai các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư cho các dự án tại: khu du lịch Ma Thiên Lãnh, gấp rút hoàn thiện thủ tục với cơ quan trung ương về các dự án tại khu vực Hồ Dầu Tiếng, khu dịch vụ - du lịch Bàu Cà Na, di tích Trung ương Cục miền Nam để tiến hành đầu tư và kêu gọi đầu tư.

Mục tiêu của Quy hoạch này là phấn đấu đưa ngành Du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Vương quốc Campuchia và một sốnước trong khu vực ASEAN.

Vấn đề quy hoạch tổng thể du lịch Tây Ninh cũng cịn nhiều vướng mắc, mặc dù thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã quan tâm hỗ trợ. Chiến lược phát triển du lịch và quản lý phát triển du lịch thông qua hệ thống quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết còn thiếu đồng bộ và thiếu sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển ngành, gây nên sự phát triển lệch hướng tại một sốđiểm du lịch, khiến hiệu quả đầu tư thấp. Trong đó nổi cộm lên vấn đề quy hoạch lại quần thể di tích Núi Bà Ðen và Căn cứ Trung ương Cục miền nam, bảo đảm mục tiêu phát triển đồng bộ

58

toàn khu di tích về lịch sử, văn hóa, tơn giáo, du lịch, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường và an ninh quốc phòng.

Tỉnh cũng đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch định hướng đến năm 2020, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch trong tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh, phấn đấu đón hơn ba triệu lượt du khách, trong đó có gần 30 nghìn lượt khách quốc tế. Tây Ninh sẽ chú trọng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm, kết nối tua du lịch với các tỉnh, thành phố tới các điểm đến trong tỉnh và thông tuyến lữ hành quốc tế sang Cam-pu-chia. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu về du lịch trong nước tăng mạnh, là cơ sở để du lịch tỉnh tăng cường xây dựng sản phẩm. Trước mắt, nỗ lực tạo dựng một số thương hiệu sản phẩm du lịch mang đặc trưng của địa phương theo các hướng chủđạo là du lịch tâm linh, về nguồn và du lịch sinh thái, quan tâm chất lượng dịch vụ.

Tỉnh sẽ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông đến các điểm du lịch và bổ sung, điều chỉnh các chính sách và cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trọn gói vào các khu du lịch quy mơ vừa và nhỏ, đồng thời kêu gọi đầu tư những khách sạn cao cấp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp các sở, ngành chức năng trong tỉnh và vùng phụ cận trong việc lồng ghép những chương trình, dự án đầu tư bảo vệ, tơn tạo di tích, cảnh quan mơi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian cùng các làng nghề, phục vụ phát triển du lịch. Tỉnh cũng đang chuẩn bị đề án trình Chính phủ về việc đầu tư xây dựng một khu tổ hợp khách sạn- sân gôn quốc tế chung của Việt Nam và Cam-pu-chia tại khu vực Mộc Bài giữa biên giới hai nước để thu hút khách chơi gơn có khả năng chi tiêu cao, đến từ các nước trong khu vực.

59

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, Tây Ninh đã ban hành danh mục các dự án đầu tư cần thiết cho sự phát triển của hoạt động du lịch, làm cơ sở xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư, nhất là về cơ sở hạ tầng. Trong đó tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm du lịch như: cụm thị xã Tây Ninh - núi Bà Ðen, cụm Thiện Ngôn- Căn cứ Trung ương Cục miền nam. Kêu gọi đầu tư, phát triển mở rộng một số khu du lịch đã được quy hoạch như Khu du lịch Ma Thiên Lãnh - Núi Bà Ðen rộng 96 ha. Một dự án trọng tâm khác đang được mời gọi đầu tư để xây dựng khu vực hồ Dầu Tiếng rộng 800 ha thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, thể thao. Gần đây tỉnh đã cấp phép cho tập đoàn An Viên đầu tư vào đảo Nhím, khu hồ Dầu Tiếng để xây dựng một phim trường lớn gắn với du lịch, có tổng kinh phí hơn 3.000 tỷđồng. Vềcơ sở hạ tầng, tỉnh đã kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải mở các tuyến đường bộ nối TP Hồ Chí Minh đến Mộc Bài, đi Xa Mát, xây dựng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, v.v. Tỉnh cũng đã có kế hoạch thay đổi cơng nghệ cáp treo lên núi Bà Ðen đã cũ bằng công nghệ cáp treo hiện đại của châu Âu trong thời gian tới và tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung để đưa khu du lịch núi Bà Ðen thành một trung tâm du lịch, vui chơi, giải trí và nghỉdưỡng lý tưởng, có quy mơ, tầm vóc quốc gia. Bên cạnh đó, dự án quy hoạch phát triển du lịch khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền nam đến năm 2030, có diện tích hơn 6.400 ha, thuộc huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh hơn 60 km cũng đang được xây dựng và triển khai. Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý về mặt chủ trương,đề nghị Thủtướng Chính phủ cơng nhận đây là Khu di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và tầm vóc của một trung tâm văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái rừng đặc trưng của vùng và quốc gia,

60

hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, về nguồn, kết hợp du lịch sinh thái.

Tính đến cuối năm 2015, tỉnh đã thực hiện được 05 năm theo quy hoạch phát triển du lịch. Trong đó, đạt được một số kết quảnhư sau:

Về tổng doanh thu du lịch giai đoạn 2013 – 2015 là 1.956 tỷđồng, vượt chỉ tiêu trong quy hoạch là 1.162 tỷđồng.

Về khách du lịch năm 2015 đạt 2,5 triệu khách có lưu trú, vượt chỉ tiêu trong quy hoạch là 1,6 triệu khách có lưu trú.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)