II. Củng cố, mở rộng kiến thức về bài thơ đã học:
3. Tình cảm chủ đạo của tác giả trong bài thơ là nỗi lòng nhớ mẹ 4 Ngôn ngữ của bài thơ giản dị, không sử dụng các phép tu
4. Ngôn ngữ của bài thơ giản dị, không sử dụng các phép tu từ.
5. Bài thơ cho thấy niềm vui, hạnh phúc giản dị của người cha.
6. Bài thơ khơi gợi ở những đứa con tình yêu và sự trân trọng đối với những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đối với mình.
B. Tự luận
Câu 1. Ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ lần đầu tiên.
Câu 2. Trong bài thơ, hình ảnh hoặc chi tiết nào khiến em xúc động nhất? Vì sao?
Câu 3: Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của những dòng thơ sau:
Bố len giữa dòng người Vội vàng chân đạp gấp Quên cả đèn đỏ bật Cuống quýt, sợ con chờ.
Câu 4. Theo em, vì sao bài thơ khiến người đọc xúc động?
Câu 5. Sau khi đọc bài thơ, em muốn nói điều gì với bố mình, hãy ghi lại những điều em muốn nói.
* Dự kiến sản phẩm: A. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A A C A D B A C Đ (1,2,5,6) B. Tự luận
Câu 1. Học sinh ghi cảm xúc của mình một cách chân thực nhất khi đọc bài thơ lần đầu tiên, ví dụ: thấy ơng bố rất đáng yêu, cảm thấy một hình ảnh đời
thường rất giản dị, thấy câu chuyện mộc mạc mà thấm đẫm tình cảm của cha dành cho con...
Câu 2. HS có thể chọn những hình ảnh hoặc chi tiết mình xúc động nhất, ví dụ:
len giữa dịng người, vội vàng chân đạp gấp,quên cả đèn đỏ bật, cuống quýt sợ con chờ...; lý giải được vì sao gây xúc động cho bản thân.
Câu 3. HS có thể nêu cảm nhận theo hướng sau:
- Về nội dung: các dòng thơ diễn tả một cách chân thực, xúc động, hình ảnh người bố vội đón con, sợ đứa con bé bỏng phải chờ đợi mình.
- Về nghệ thuật: Các dòng thơ ngắt nhịp đều đặn 2/3, sử dụng các từ ngữ thể hiện sự hối hả, vội vàng của người bố như: len, vội vàng, đạt gấp, cuống quýt,...
Câu 4. Học sinh có thể nêu cảm nhận riêng của mình, ví dụ:
Bài thơ khiến người đọc xúc động bởi "câu chuyện" được kể rất giản dị, nhưng lại diễn tả được một cách rất chân thực, tự nhiên; suy nghĩ và tình cảm của người bố dành cho con rất xúc động, thể hiện tình yêu thương và sự che chở của bố đối với con, chạm tới được cảm xúc của mọi người; lời thơ mộc mạc nhưng không kém phần hàm súc, cô đọng.
Câu 5: Từ đọc hiểu bài thơ, HS tìm những điều từ sự trải nghiệm trong cảm xúc của chính mình ghi lại điều muốn nói với bố, lưu ý câu trả lời tầm tự nhiên chân thành.
* Bài 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. CON CHIỀN CHIỆN
Tiếng ngọc trong veo Chim gieo từng chuỗi Lịng chim vui nhiều Hát khơng biết mỏi. Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào. Cánh đập trời xanh Cao hồi, cao vợi Tiếng hót long lanh Như cành sương chói
Chim bay, chim sà Lúa trịn bụng sữa Đồng q chan chứa Những lời chim ca. Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ cịn tiếng hót Làm xanh da trời... Con chim chiền chiện Hồn xanh quê nhà Sáng nay lại hót
Chim ơi, chim nói Chuyện chi, chuyện chi? Lịng vui bối rối
Đời lên đến thì...
Tưng bừng lịng ta.
(In trong tập Hai bàn tay em, NXB Kim Đồng, 1969, tr.37-39) Câu 1. Bài thơ "Con chim chiền chiện" được viết theo thể thơ nào? Dựa vào đâu mà em nhận biết được?
Câu 2. Gọi tên và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng để miêu tả con chim chiền chiện?
Câu 3. Xác định chủ đề của bài thơ.
Câu 4. Với em, hình ảnh ấn tượng nhất về "con chim chiền chiện" trong bài thơ là hình ảnh nào? Vì sao?
Câu 5. Trong bài thơ, "con chim chiền chiện" không chỉ báo hiệu niềm vui mà cịn góp phần bé nhỏ của mình làm cuộc sống thêm đẹp. Trong tương lai, em sẽ dự định sẽ làm gì để cuộc sống trở nên ý nghĩa?
*Dự kiến sản phẩm
Câu 1.Bài thơ Con chim chiền chiện được làm theo thể thơ bốn chữ. Dựa vào số chữ của mỗi dòng thơ để nhận biết điều này.
Câu 2. HS có thể xác định và nêu tác dụng của một trong số các biện pháp tu từ như sau:
- Nhân hóa: khúc hát "khúc hát ngọt ngào", tiếng hát "tiếng hát long lanh", nói "chim ơi, chim nói", gieo "chim gieo từng chuỗi", lời-ca "những lời chim ca", vui, bối rối "lòng vui bối rối; lòng chim vui nhiều"
- So sánh: như "tiếng hát long lanh/như cành sương chói"
=> các biện pháp tu từ đã khiến cho hình ảnh của chú chim chiền chiện được sinh động, có màu sắc và linh hồn....
Câu 3. Chủ đề của bài thơ Con chim chiền chiện
Bài thơ thể hiện niềm vui hân hoan của con người trước cảnh vật tươi đẹp, thanh bình, tràn đầy sự sống của thiên nhiên, tạo vật. Thiên nhiên tạo vật với cảm xúc "yêu mến", "bối rối", "chan chứa" như mời gọi của con người cùng vui chung: "Tưng bừng lịng ta..."
Câu 4. HS có thể chọn và lý giải một hình ảnh con chim chiền chiện trong bài thơ mà mình ấn tượng nhất, ví dụ: Con chim "chiền chiện" với "tiếng hót" là hình ảnh trung tâm của bài thơ, vừa gần gũi, quen thuộc, vừa là biểu tượng cho bầu trời tự do "Cánh đập trời xanh/cao hoài, cao vợi". Tiếng hát của nó cất lên trong trẻo, long lanh như tiếng ngọc lan tỏa không trung, báo hiệu một mùa xuân tươi sáng, thanh bình, ấm no, hạnh phúc.
Câu 5. HS trình bày theo suy nghĩ và ước mơ của bản thân trong tương lai để cuộc sống thêm ý nghĩa, ví dụ: cơng việc em sẽ làm trong lương lai sẽ giúp ích/hay làm đẹp thêm cho cuộc sống....
Ngày soạn: Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 4:
TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG
I. Mục tiêu
1. Năng lực
- Hiểu và phân tích các đặc điểm của thể loại truyện KH viễn tưởng qua các văn bản đã học trong bài 3.
- Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện KH viễn tưởng, kiến thức về số từ, phó từ để thực hành đọc hiểu các văn bản truyện KH viễn tưởng ngồi SGK.
- Góp phần phát triển các năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất
- Có thái độ trân trọng, ngợi ca những con người có ý tưởng khoa học táo bạo; lịng dũng cảm, tình u thiên nhiên, thích khám phá, thích tưởng tượng và sáng tạo,...
- Chăm chỉ, tự giác, hỗ trợ bạn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. II. Phương tiện và học liệu
- Máy chiếu
- Các văn bản nghị luận văn học ngồi SGK III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
* HĐ 1: Củng cố kiến thức cơ bản về truyện KH viễn tưởng
- GV đặt câu hỏi:
1. Nêu hiểu biết về khái niệm truyện KH viễn tưởng.
2. Nêu một số đặc trưng về nội dung, đặc trưng thể loại và nghệ thuật của truyện KH viễn tưởng?
3. Khi đọc hiểu một văn bản truyện KH viễn tưởng cần chú ý những kĩ năng nào?
- HS huy động kiến thức đã học để độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV gọi 3,4 HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng hợp kiến thức, nhấn mạnh và mở rộng 1 số KT sau: 1.Những tác phẩm khoa học viễn tưởng tiêu biểu: Utopia-địa đàng trần gian (t.More), Từ Trái Đất lên
I. Kiến thức Ngữ văn: