Phản ứng phân hạch

Một phần của tài liệu Luyện thi đại học tập 1 (Trang 130 - 131)

1. Phản ứng phân hạch: là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ

thành hai hạt nhân nhẹ hơn.

2. Phản ứng phân hạch kích thích: Muốn xảy ra phản ứng phân hạch

với hạt nhân X, ta phải truyền cho nó một năng lượng tối thiểu (gọi là năng

lượng kích hoạt).

Phương pháp dễ nhất là cho X hấp thụ một nơtron, chuyển sang trạng thái

kích thích X* khơng bền vững và xảy ra phân hạch.

3. Năng lượng phân hạch

- Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa năng lượng, năng lượng đó gọi là năng lượng phân hạch (phần lớn năng lượng giải phóng trong phân hạch là

động năng các mảnh)

- Phản ứng phân hạch dây chuyền: Phản ứng phân hạch luồn kèm theo sự giải phóng neutron. Các neutron này có thể kích thích các hạt nhân chất phân hạch để tạo nên phản ứng phân hạch mới. Kết quả là tạo ra phản ứng phân hạch dây chuyền.

Gọi k là số neutron được giải phóng đến kích thích các hạt nhân khác. Sơ neutron được giải phóng sau n lần phân hạch là kn.

▪ Khi k ≥ 1 phản ứng dây chuyền tự duy trì ▪ Khi k < 1 phản ứng dây chuyền tắt nhanh

Vậy, để phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì (k ≥ 1) thì khối lượng

của chất phân hạch phải đạt một giá trị tối thiểu gọi là khối lượng tới hạn.

5. Phản ứng phân hạch có điều khiển.

Phản ứng phân hạch dây chuyền có điều khiển (k = 1 ) được thực hiện trong các lò phản ứng hạt nhân. Năng lượng tỏa ra từ lị phản ứng khơng đổi theo thời gian.

Để duy trì k = 1, trong lị phân hạch sẽ có các thanh điều khiển có chứa Bo hoặc Cadimi, giúp hấp thụ bớt neutron thừa.

Một phần của tài liệu Luyện thi đại học tập 1 (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w