1.6. Trình tự, thủ tục và phương pháp đánh giá xếp loại chất lượng công
1.6.2. Một số phương pháp đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Phương pháp đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước được vận dụng kinh nghiệm của các phương pháp thường được sử dụng trong nhiêu loại hình tổ chức. Việc lựa chọn các phương pháp phải căn cứ vào các điêu kiện cụ thể của từng cơ quan. Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong cơ quan hành chính nhà nước đó là:
1.6.2.1. Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo các tiêu chí
Trong phương pháp này, một số tiêu chí sẽ được đề ra để đánh giá hoạt động của cơng chức. Các tiêu chí có thể là: tính chun cần, tiêu chí về giải quyết cơng việc cẩn thận, chính xác; tiêu chí về tuân thủ pháp luật; tiêu chí vê sáng kiến...
a. Ưu điểm: Dễ thực hiện, dễ đo lường kết quả, thuận tiện cho việc ra quyết
định quản lý.
b. Nhược điểm: Nếu như áp dụng phương pháp này cùng một lúc, cùng một
biểu mẫu cho nhiều đối tượng, nhiều vị trí trong tổ chức thì chúng ta sẽ dễ bỏ qua những đặc thù, đặc trưng riêng của công việc.
1.6.2.2. Phương pháp đánh giá dựa vào những sự kiện quan trọng
Đánh giá bằng phương pháp tập trung vào những sự kiện đáng chú ý nhằm xác định xem người công chức xử lý như thế nào đối với các sự kiện đó. Một số sự kiện có tác động tích cực, một số sự kiện có tác động tiêu cực đáng lẽ không xảy ra.
a. Ưu điểm: Đánh giá được năng lực của công chức khi giải quyết, xử lý các
sự kiện quan trọng.
b. Nhược điểm: Chỉ đánh giá ở một số sự kiện mà không xem xét được cả qua
trình thực hiện cơng việc của cơng chức. Cần kết hợp với các phương pháp khác đê đánh giá chính xác.
1.6.2.3. Phương pháp thang đo đồ họa
Là phương pháp quan trọng nhất, được áp dụng phổ biến, nó đảm bảo tính chính xác, tính khách quan rất cao với việc xây dựng các tiêu chí gắn với đặc trưng cơng việc: là sự cụ thể hóa nội dung đánh giá. Mỗi một tiêu chí gắn với đặc trưng cơng việc.
a. Ưu điểm: Dễ thực hiện, dễ đo lường, định lượng kết quả.
b. Nhược điểm: việc xác định các tiêu chí hợp lý, khoa học và xây dựng được
trọng số cho từng tiêu chí cịn gặp nhiều khó khăn.
1.6.2.4. Phương pháp thang đo dựa trên hành vi
Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp thang đo đánh giá đồ họa và phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng.Phương pháp này áp dụng đối với những người phải thường xuyên thay đổi công việc, các mối quan hệ.
a. Ưu điểm: Khắc phục nhược điểm của hành vi quan sát thông thường và các
phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng, chúng ít thiên vị hơn, các đặc trưng được lựa chọn cẩn thận hơn, giảm bớt nhận thức chủ quan của người đánh giá.
b. Nhược điểm: Tốn thời gian và chi phí cho xây dựng thang. Khó quan sát
đầy đủ, liên tục. Công chức cám thấy không thoải mái khi bị quan sát.
1.6.2.5. Phương pháp bình bầu
Thực chất của phương pháp này là một phần của phương pháp cho điểm. Theo đó, tập thế sẽ họp lại đóng góp ý kiến, nhân xét, cho điểm từng cơng chức hoặc bỏ phiếu kín, bình bầu danh hiệu cho từng cá nhân.
a. Ưu điểm: Phương pháp bình bầu đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém về thời
gian, cơng sức.
b.Nhược điểm: Có thể dẫn đến tiêu cực khi người đánh giá có tâm lý đo kỳ,
hoặc có xu hướng bỏ phiếu tốt cho những người mình quen, thân; độ chính xác khơng đảm bảo.
1.6.2.6. Phương pháp đánh giá 360 độ
Đánh giá 360 được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của những người xung quanh. Hình thức đánh giá này khơng chỉ phụ thuộc vào nhận xét từ cấp trên trực tiếp mà còn quan tâm đến các quan sát, ý kiến và đánh giá của các đồng nghiệp, cấp dưới, nhân dân và tất cả những người thường xuyên tiếp xúc với công chức trong môi trường công việc.
a.Ưu điểm: Kết quả khách quan, có tính chính xác cao.
b. Nhược điểm: Phải chọn lọc nguồn thơng tin chính xác để có kết quả chính
xác.
Tiểu kết Chương1
Trong chương I, tác giả đã trình bày một số khái niệm như công chức, đánh giá cơng chức… Tiếp theo, làm rõ vấn đề vai trị và đặc điểm thực thi cơng vụ của cơng chức qua đó thấy được sự cần thiết phải đánh giá và xếp loại công chức, làm rõ nội dung, mục đích và ngun tắc trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại cơng chức có hiệu quả; các căn cứ, thẩm quyền, thời điểm đánh giá, xếp loại cơng chức; nội dung, tiêu chí trong đánh giá, xếp loại công chức ; một số phương pháp đánh giá công
chức. Đây là cơ sở lý luận, pháp lý làm nền tảng cho tác giả tìm hiểu thực tiễn trong chương 2.
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HIỆP HỊA, TỈNH BẮC GIANG