Nội dung, trình tự đánh giá, xếp loại chất lượng công chức công tác tạ

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIA (Trang 34 - 38)

tại các cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang

2.3.1 Nội dung đánh giá, xếp loại chất lượng công chức

Nội dung để thực hiện đánh giá, xếp loại công chức công tác tại các CQCM thuộc UBND huyện Hiệp Hịa cũng chính là các nội dung được quy định tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức được thể hiện trong phiếu đánh giá, xếp loại công chức.

Nội dung đánh giá công chức, xếp loại chất lượng cơng chức được cụ thể hóa qua các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng. Căn cứ vào mức độ đạt được trong từng tiêu chí là cơ sở để xếp loại cơng chức. Các tiêu chí được quy định tại tại Điều 8, 9, 10, 11 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Các tiêu chí được đưa ra theo hai đối tượng là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với các mức phân loại đánh giá như sau: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và khơng hồn thành nhiệm vụ.

Có thể thấy các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng đang áp dụng tuân thủ các quy định của pháp luật nên mang tính bao qt, khơng chỉ là đánh giá về thực hiện cơng việc mà cịn đánh giá cả về tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp,.. của công chức. Trong phiếu đánh giá, xếp loại cơng chức có tiêu chí nhằm đánh giá động cơ của cơng chức như tiêu chí tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, tức là mức độ tham gia vào các hoạt động chung của cơng chức. Tiêu chí thái độ phục vụ nhân dân vừa đánh giá động cơ vừa đánh giá được đạo đức của cơng chức. Tiêu chí hiệu quả cơng tác đánh giá theo mức độ phần trăm hoàn thành cho thấy được mức độ hồn thành cơng việc của cơng chức.

đánh giá thơng qua tiêu chí trình độ chun mơn. Tuy nhiên, trong các tiêu chí đánh giá chưa thể hiện rõ được sự khác nhau giữa các mức độ phân loại đánh giá. Hơn nữa các tiêu chí đánh giá cịn rất dễ gây nhầm lẫn cho người đánh giá giữa các mức độ phân loại đánh giá, đặc biệt là ở mức “hoàn thành xuất sắc” và "hoàn thành tốt" nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh giá này cịn rất chung chung, khơng cụ thể và chỉ mang tính chất định tính. Sự bất hợp lý cịn thể hiện ở góc độ các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng hiện nay áp dụng đánh giá chung cho tất cả các vị trí việc làm của cơng chức. Trong khi đó, tính chất và đặc điểm cơng việc cụ thể của CC có sự khác nhau. Do đó, kết quả đánh giá, xếp loại khơng đảm bảo được sự công bằng, hiệu quả.

2.3.2. Trình tự đánh giá, xếp loại chất lượng công chức

Sau một năm công tác, thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao phó thì đánh giá, xếp loại chất lượng công chức định kỳ hàng năm là công việc quan trọng đối với cá nhân từng công chức và các CQCM. Đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức công tác tại các CQCM được thực hiện qua các bước.

Bước 1. Đầu tháng 12 dương lịch hàng năm, Phịng Nội vụ gửi cơng văn kèm

theo phiếu đánh giá, xếp loại công chức đến các CQCM thuộc UBND huyện Hiệp Hịa, u cầu các CQCM đánh giá cơng chức của cơ quan trong năm qua.

Sau khi nhận được công văn yêu cầu đánh giá công chức, Trưởng các phịng chun mơn phải triển khai công tác đánh giá công chức thuộc quyền.

Cá nhân công chức tại các CQCM thực hiện viết báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mục I Mẫu phiếu đánh giá công chức số 02, Nghị định 90/2020/NĐ-CP. Công chức căn cứ vào q trình cơng tác của mình, dựa vào các tiêu chí và văn bản hướng dẫn tiến hành tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác trong năm qua của bản thân, kết quả tu dưỡng, rèn luyện trong năm vừa qua. Công chức tự đánh giá ưu điểm, nhược điểm và tự xếp loại bản thân theo một trong bốn mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ; khơng hồn thành nhiệm vụ.

Bước 2. Cơ quan tổ chức họp. Tùy theo từng cơ quan chuyên mơn, mỗi cơ

không giữ chức vụ lãnh đạo chung hoặc tổ chức đánh giá riêng đối với mỗi loại công chức .

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tham gia cuộc họp là tồn thể cơng chức tại mỗi CQCM và lãnh đạo cơ quan. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan tham gia cuộc họp đánh giá có sự tham gia của đại diện thường vụ Huyện ủy phụ trách đơn vị và người đứng đầu các đơn vị cấu thành (đối với các cơ quan có đơn vị cấu thành). Ngồi ra, ở huyện Hiệp Hòa khi thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cơng chức lãnh đạo có sự tham gia của Tổ cơng tác do BTV Huyện ủy thành lập. Do đó, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng sát thực hơn. Trong cuộc họp, đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo và cấp phó các CQCM do người đứng đầu CQCM chủ trì. Đánh giá trưởng phịng các CQCM do cấp phó chủ trì.

Trình tự cuộc họp:

+ Cá nhân cơng chức trình bày bản tự đánh giá: Từng cá nhân cơng chức sẽ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả cơng tác của mình, những mặt ưu, mặt nhược của cơng chức.

+ Tập thể góp ý: Trên cơ sở bản tự nhận xét của công chức, tập thể công chức cùng làm việc tại cơ quan sẽ nhận xét, đóng góp ý kiến cho bản báo cáo của cơng chức. Sau đó, tổ chức lấy phiếu ý kiến của tập thể. Tập thể công chức sẽ tiến hành bỏ phiếu kín xếp loại cho từng cơng chức. Người chủ trì cuộc họp sẽ kết luận lại sau khi hoàn thành bỏ phiếu đánh giá, xếp loại. Kết quả cuộc họp được ghi thành biên bản.

+ Kết thúc cuộc họp biên bản góp ý tại cuộc họp được thơng qua.

Đối với công chức lãnh đạo, quản lý thì khi đánh giá cịn phải thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức huyện ủy Hiệp Hòa. Hồ sơ và biên bản họp công chức lãnh đạo được gửi về BTV Huyện uỷ, kết quả đánh giá của đơn vị chỉ để BTV Huyện ủy xem xét năng lực, tín nhiệm, mức độ hồn thành được cơng chức đơn vị đánh giá. Còn kết quả biểu quyết của BTV Huyện ủy là quyết định cuối cùng đối với CC lãnh đạo. Kết quả đánh giá CC lãnh đạo của BTV Huyện ủy sẽ được gửi về cho UBND huyện Hiệp Hòa, Chủ tịch UBND, lãnh đạo các CQCM môn sẽ căn cứ vào kết quả của BTV Huyện uỷ để kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức

thuộc quyền.

Bước 3. Người đứng đầu cơ quan căn cứ vào kết quả nhận xét của từng cá

nhân, ý kiến của tạp thể, nhận xét theo tiêu chí ghi trong phiếu đánh giá, xếp loại cơng chức theo các mức:

+ Hồn thành xuất sắc nhiệm vụ + Hoàn thành tốt nhiệm vụ + Hồn thành nhiệm vụ + Khơng hồn thành nhiệm vụ

Các tiêu chí để phân loại các mức thực hiện theo Điều 1, Luật số 52/2019/QH14, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức và Điều 8 đến Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Bước 4. Sau khi xếp loại công chức, người đứng đầu các CQCM thông báo ý

kiến nhận xét cuối cùng đến từng công chức. Khi được người đứng đầu cơ quan, đơn vị thông báo kết quả nhận xét, cơng chức khơng nhất trí với kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng có quyền phản hồi, khiếu nại nếu như thấy không hợp lý.

Bước 5. Cuối cùng các phiếu đánh giá xếp loại chất lượng cơng chức được

gửi đến Phịng Nội vụ để lưu vào hồ sơ công chức và để xét thi đua, khen thưởng. Phòng Nội vụ đánh giá về kết quả thực hiện công tác đánh giá, xếp loại chất lượng chung trong toàn cơ quan và làm báo cáo gửi Sở Nội vụ tỉnh.

Những đơn vị không gửi phiếu phân loại công chức về Phịng Nội vụ kịp thời gian thì cơng chức đó xem như khơng được xếp loại. Phịng Nội vụ thực hiện thống kê, gửi báo cáo cho sở Nội vụ tỉnh và thực hiện lưu trữ vào hồ sơ cơng chức.

Qua trình tự đánh giá, xếp loại chất lượng công chức công tác tại các CQCM thuộc UBND huyện Hiệp Hịa có thể thấy: Các CQCM tn thủ đúng trình tự đánh giá, xếp loại chất lượng cơng chức theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cơng chức tại các CQCM cịn bất cập, đó là cơng tác này được tiến hành định kỳ mỗi năm một vào tháng 12 hàng năm, theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động thực thi công vụ của công chức là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm thực hiện chức

năng nhiệm vụ theo quy định, phục vụ và đáp ứng các yêu cầu của nhân dân, nếu chỉ thực hiện một lần đánh giá vào cuối năm thì khối lượng cơng việc cơng chức thực hiện quá lớn, khó đánh giá được chính xác. Mặt khác, cuối năm là thời điểm công chức cần giải quyết nhiều cơng việc do đó cơng tác này khó được chú trọng thực hiện, cịn mang tính hình thức.

Phương pháp thường được sử dụng trong đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là cho điểm, xếp loại theo tiêu chí, đánh giá nhận xét, bình bầu, bỏ phiếu kín... Các phương pháp được sử dụng giống với các cơ quan nhà nước khác và theo quy định của Nhà nước. Ngồi ra, cịn tiến hành lấy ý kiến địa phương nơi cư trú để đánh giá, qua đó cung cấp thơng tin đầy đủ và tồn diện hơn về cơng chức. Đảm bảo quan điểm đánh giá toàn diện.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIA (Trang 34 - 38)