Chỉ tiêu Đơn vị tính Dự báo năm 2012 1. Dân số Khẩu 28.597
Nông nghiệp Khẩu 6.040
Phi nông nghiệp Khẩu 22.557
2. Số hộ Hộ 7.491
Nông nghiệp Hộ 1.510
Phi nông nghiệp Hộ 5.981
3. Lao động Khẩu 19.160
Nông nghiệp Lao động 2.416
Phi nông nghiệp Lao động 16.744
4. Số hộ phát sinh Hộ 1.500
[34]
Với vị trí và tiềm năng là khu vực đang có tốc độ đơ thị hóa nhanh nên việc chuyển đổi nghề nghiệp hiện nay sang phi nông nghiệp của xã sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi.
Xã Tân Triều có 190 cơng ty, doanh nghiệp trong đó có 31 doanh nghiệp Cơng nghiệp, 159 doanh nghiệp thương mại dich vụ, vận tải và ngành khác. Ngồi ra cịn có
là Hợp tác xã Yên Xá và Triều Khúc, có 1.457 hộ cá thể sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ thương mại, trong đó có 350 là hộ cá thể Công nghiệp, 02 hộ cá thể Xây dựng, 42 hộ cá thể vận tải, 1.063 hộ cá thể thương mại và dịch vụ.
Tân Triều là xã đất chật, người đơng, trong đó lao động thương mại – dịch vụ chiếm 43,3%; lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 37,5%; lao động nông nghiệp – thủy sản chiếm 19,2%. Đời sống của nhân dân trong xã là sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thương mại và dịch vụ; thu gom phế liệu và sản xuất nông nghiệp.
Từ các đặc điểm của lao động trên địa bàn đó mà xã Tân Triều cũng tạo điều kiện để có những chính sách phát triển hợp lý. Để từ đó mà nguồn nhân lực của địa phương được phát triển về mọi mặt, đạt chất lượng cả về thể chất và trí tuệ.
2.2. Thực trạng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong q trình Đơ thị hóa
Xã Tân Triều là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Thanh Trì. Tân Triều là xã có nghề tiểu thủ cơng nghiệp từ lâu như nghề dệt thổ cẩm, nghề nhuộm, sản xuất chỉ, thu gom và tái chế phế liệu, lông vũ ở làng Triều Khúc; nghề làm giày dép thời trang ở Yên Xá. Hơn chục năm trở lại đây, cùng với các nghề truyền thống, Tân Triều còn xuất hiện và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới như dịch vụ xây nhà cho thuê, dịch vụ ăn uống... Ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển đã làm cho đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, thông qua một số nội dung như: một số vấn đề về mặt kinh tế trong hộ, sự quan tâm về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, môi trường tự nhiên tại địa bàn cùng một số yếu tố khác nữa để thấy được sự thay đổi trong đời sống của người dân và chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều trong q trình đơ thị hóa.
2.2.1. Hoạt động kinh tế trong các hộ gia đình tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì
Q trình đơ thị hóa đem lại nhiều sự thay đổi về mặt cơ cấu kinh tế tại xã Tân Triều nói chung và trong từng hộ gia đình nói riêng. Do vậy, để thấy được rõ hơn sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế nói chung hay hoạt động kinh tế trong hộ nói riêng phải dựa trên một số yếu tố cơ bản như thu nhập – chi tiêu, nghề nghiệp – việc làm... của từng cá nhân trong hộ.
Nhìn chung, tốc độ phát triển kinh tế tại xã Tân Triều là nhanh. Thu nhập bình quân đầu người được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức sống
dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Theo như báo cáo Kinh tế - xã hội của địa phương năm 2011 thì thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 72 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/người/năm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Số hộ nghèo toàn xã năm 2010 là 46 hộ, chiếm tỷ lệ 0,94%.
Theo như số liệu có được từ cuộc điều tra, thu nhập của người dân thường thông qua những nguồn cơ bản như: hưởng lương cán bộ - công chức (49,3%), kinh doanh buôn bán (48,7%), làm thuê công nông nghiệp dịch vụ (27,3%).
Biểu 2.1: Nguồn thu nhập của hộ gia đình (%)
[15]
Từ sự lựa chọn nguồn thu nhập chính của gia đình có thể thấy nghề nghiệp của người dân có sự thay đổi. Tuy vẫn là vùng nông thôn, ngoại thành Hà Nội nhưng nguồn thu chính của người dân giờ khơng cịn là từ nông nghiệp. Số lượng lựa chọn cho việc trồng lúa nước, hoa màu không cao. Đặc biệt là các hộ gia đình khơng cịn chăn nuôi gia súc gia cầm nữa. Hiện thủ cơng nghiệp vẫn cịn tồn tại ở địa phương, duy trì ở mức vừa phải (25,3%). Tại địa phương, xuất hiện những nghề mới mà từ trước khi đơ thị hóa, khu vực này chưa có như cho thuê nhà hay dịch vụ cắt tóc làm đầu hay cho vay lãi. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng người lựa chọn chưa trên 50%, nguồn thu quan trọng trong các hộ gia đình lại chính từ việc hưởng lương cán bộ, cơng chức (49,3%) hay ít hơn 0,6% đó là từ việc kinh doanh bn bán. Như vậy, theo q trình đơ thi thị hóa, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế được thể hiện rõ nét.
Vấn đề chi tiêu trong các hộ nhìn chung tùy vào từng gia đình mà có những cách chi, mức chi khác nhau. Bảng 2.3 thể hiện có bao nhiêu phần trăm phương án trả lời cho việc chi cùng một lượng tiền cho cùng một hạng mục trong một năm. Ví dụ: Trong cùng một nội dung chi như ăn uống có 29,3% phương án trả lời là chi 36.000.000 đồng. Tác giả không đi vào phân tích kỹ mức chi đó là nhiều hay ít mà chỉ mơ tả mức chi của các hộ gia đình.