Nguồn gây ô nhiễm tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người dân tại xã tân triều huyện thanh trì hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 56)

[15]

Những nguồn gây ô nhiễm này theo ý kiến người dân đều có mức độ nghiêm trọng, tất cả phương án lựa chọn đều trên 50%.

Bảng 2.12: Mức độ nghiêm trọng của nguồn ô nhiễm

Nguồn ô nhiễm Nghiêm trọng (%)

Xây dựng đường xá, hạ tầng 74,5

Phương tiện cơ giới 71,8

Mương, ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm 69,1

Khu công nghiệp 63,6

Nhà máy, sản xuất công nghiệp 63,2

Hoạt động kinh doanh buôn bán 60,7

Rác thải sinh hoạt 58,8

Làng nghề sản xuất TTCN 51,0

Sử dụng phan hóa học, thuốc trừ sâu 50,0

[15]

Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, sản xuất tiểu thủ công những năm gần đây đã thu hút sự chú ý của xã hội rất lớn. Đồng bằng sơng Hồng, vùng Bắc Bộ có một số lượng đáng kể các làng nghề thuộc mọi ngành nghề bởi vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề cũng là vấn đề. Có 64% người được hỏi cho rằng nguồn gây ơ nhiễm môi trường là từ làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Về mức độ ô nhiễm của nghề sản

rất nghiêm trọng; 51% ý kiến cho rằng nghiêm trọng và chỉ có 9,4% cho rằng khơng nghiêm trọng.

Tiếng ồn, khói bụi là những dạng ô nhiễm phổ biến và một trong những nguyên nhân của nguồn ô nhiễm là do các phương tiện cơ giới đi lại. Có 47,3% ý kiến cho rằng phương tiện cơ giới đi lại là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Sự gia tăng phương tiện cơ giới đi lại là một trong những hệ quả tất yếu của q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa khi nhu cầu và khả năng kinh tế của xã hội tăng lên. Mức độ ô nhiễm do phương tiện cơ giới đi lại gây ra ở mức độ cao, 12,7% ý kiến cho rằng rất nghiêm trọng, 71,8% cho rằng nghiêm trọng và 15,5% cho rằng không nghiêm trọng.

Dạng ơ nhiễm mơi trường thứ 3 chính là nước thải bởi vậy, nguồn ô nhiễm tại vùng nghiên cứu chính là mương, ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm với mức độ rất vùng nghiên cứu chính là mương, ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm với mức độ rất nghiêm trọng là 26,5% và 69,1% là nghiêm trọng chỉ có 4,4% cho rằng khơng nghiêm trọng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Bộ, trong đó có khu vực nghiên cứu đã và đang chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Hoạt động kinh doanh buôn bán phát triển trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng chỉ đang trong quá trình đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển, có 40,7% cho rằng nguồn gây ô nhiễm môi trường là hoạt động kinh doanh, buôn bán với mức độ rất nghiêm trọng chiếm 21,3% ý kiến được hỏi; nghiêm trọng 60,7% và có 18% cho rằng ơ nhiễm do hoạt động này gây ra là không nghiêm trọng.

Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của quá trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa là tất yếu. Hoạt động xây dựng, chuyên chở vật liệu trong quá trình xây dựng khơng tránh khỏi ơ nhiễm tiếng ồn, khói bụi cho khu vực quanh cơng trường xây dựng. Có 31,3% ý kiến cho rằng hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng là nguồn gây ơ nhiêm mơi trường, có 12,8% cho rằng xây dựng cơ sở hạ tầng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, 74,5% ý kiến cho rằng gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng và cũng có 12,8% cho rằng khơng gây ơ nhiễm nghiêm trọng.

Có 25,3% ý kiến nhà máy, sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm, mức độ ảnh hưởng của nhà máy, sản xuất cơng nghiệp tới người dân thi có 15,8% ý kiến cho rằng gây ô nhiễm rất nghiêm trọng, 63,2% là nghiêm trọng và 21,1% cho rằng không nghiêm trọng.

Khi điều kiện kinh tế gia tăng, tiêu thụ xã hội tất yếu tăng kéo theo sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt tăng. Có 22,7% ý kiến cho rằng nguồn gây ô nhiễm môi trường là từ bãi rác thải sinh hoạt, trong đó có 8,8% ý kiến cho rằng mức độ ơ nhiễm nó gây ra là rất nghiêm trọng; 58,8% cho rằng nghiêm trọng và có 32,4% cho rằng không nghiêm trọng.

Ơ nhiễm từ khu cơng nghiệp và từ sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu là hai nguồn ơ nhiễm ít phổ biến nhất có thể do tác hại, ơ nhiễm do nó gây ra chưa biểu hiện hết tác hại đến đời sống con người nên trong các nguồn ơ nhiễm đưa ra chỉ có 9,3% ý kiến cho rằng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và 7,3% cho rằng khu công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, đánh giá mức độ nghiêm trọng mà 2 nguồn ô nhiễm gây ra thì khơng phải là thấp, 63,6% cho rằng ảnh hưởng của khu công nghiệp và 50% cho rằng ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu là nghiêm trọng.

Như vậy, do đặc trưng của xã Tân Triều là một xã có nghề tiểu thủ cơng nghiệp từ lâu như nghề dệt thổ cẩm, nghề nhuộm, sản xuất chỉ, thu gom và tái chế phế liệu, lông vũ ở làng Triều Khúc; nghề làm giày dép thời trang ở Yên Xá này lại đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Chính vì vậy, nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất chính là từ những làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp (64%).

Xét trên khía cạnh mâu thuẫn xã hội từ vấn đề mơi trường thì nhìn chung tình trạng mẫu thuẫn giữa các gia đình, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa chính quyền và doanh nghiệp về vấn đề mơi trường (rác thải, nước thải) không chiếm tỷ lệ cao. Chỉ có 6,7% cho rằng thỉnh thoảng và 0,7% cho rằng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các gia đình về rác thải; 4,7% thỉnh thoảng và 0,7% thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các gia đình về nước thải; 4,7% thỉnh thoảng và 3,3% thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa người dân và doanh nghiệp về rác thải; 3,3% thỉnh thoảng và 0,7% thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa chính quyền và doanh nghiệp về rác thải. Như vậy, dường như mẫu thuẫn giữa chính quyền và doanh nghiệp xảy ra ít nhất trong các mâu thuẫn xã hội nêu trên.

Khi được hỏi ý kiến của cá nhân vấn đề nào được cho là cấp bách cần giải quyết ở địa phương thì có 87,3% cho là vấn đề về môi trường là cần giải quyết đầu tiên. Nhìn chung, ơ nhiễm mơi trường là một trong những vấn đề xã hội quan tâm nhất trong các vấn đề xã hội đặt ra trên địa bàn.

2.2.5. Các điều kiện sinh hoạt của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Nhà ở và việc sử dụng điện, nước sạch là những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người. Đây là những vấn đề nan giải đối với nhân loại, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và nó địi hỏi một phần kinh phí đầu tư lớn cùng với sự nỗ lực của mỗi người dân và toàn xã hội.

Vấn đề về nhà ở: Tân Triều đang trên đà đơ thị hóa, nằm trong quy hoạch phát

triển chung của thành phố, công tác quản lý cấp phép xây dựng đã được quan tâm, chỉ đạo, tổng số 4380/4867 hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 90%. Năm 2010 UBND xã đã giao xong cho 87 hộ được giao đất giãn dân [41]. Qua kết quả điều tra cho thấy, điều kiện nhà ở của người dân tại địa bàn vẫn đang sinh hoạt trong nhà cấp 4, số lượng là 50,7%, ít hơn 5,4% là lượng hộ sống trong nhà cao tầng (45,3%). Số lượng người ở trong nhà khung gỗ lâu bền là 3,3%. Và tình trạng ở nhà tạm rất ít chỉ cịn 0,7%.

Vấn đề nước sinh hoạt: Nước sạch đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống sinh

hoạt của người dân. Hiện xã Tân Triều có 04 trạm cấp nước hợp vệ sinh, thơn Triều Khúc có 03 trạm, thơn n Xá có 01 trạm đã hoạt động 24/24h đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 100% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh [36]

Theo số liệu điều tra có được hiện nay nước sinh hoạt của người dân xã Tân Triều được sử dụng từ các nguồn sau: nước máy (94,7%); nước mưa (14%); nước giếng khoan có lọc (6,7%); nước giếng khơi (3,3%). Qua đó ta có thể thấy, việc cung cấp nước máy tới tận nhà dân được địa phương thực hiện tốt.

Các loại đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại trong gia đình:

Điều kiện sinh hoạt của người dân được thể hiện qua những yếu tố: các loại đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại, nguồn nước sử dụng trong gia đình, hình thức đun nấu, sử dụng nhà vệ sinh hay nguồn nước thải, rác thải sinh hoạt của hộ. Theo như kết quả từ cuộc điều tra cho thấy tất cả điều kiện sinh hoạt của người dân có nhiều sự thay đổi. Đầu tiên, với việc mua sắm và sử dụng các vật dụng cần thiết trong gia đình, các hộ đều trang bị đầy đủ hơn.

Bảng 2.13: Các loại đồ dùng trong nhà

Các loại đồ dùng Số lƣợng (%)

Tủ lạnh 78,7 Đầu DVD/VCD 68,0 Máy giặt 57,3 Ti vi 50,7 Bình nóng lạnh 43,3 Máy vi tính 37,3 Radio/cassete 27,3

Điều hịa nhiệt độ 22,7

Điện thoại di động 20,0 Lị vi sóng 8,7 Máy ảnh số 8,7 Máy hút bụi 5,3 Máy rửa bát 2,0 Máy quay số 1,3 [15]

Bảng 2.15 trình bày phân bố phần trăm về tình hình sử dụng các tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ. Số liệu cho thấy, so với thập kỷ trước đời sống của người dân hiện nay được cải thiện lên rất nhiều. Và so với những năm trước thì nhiều tiện nghị sinh hoạt hiện đại như: điện thoại cố định, máy tính, máy giặt, tủ lạnh, điều hồ, máy ảnh số, máy quay số, máy hút bụi, máy rửa bát... cịn rất xa lạ với người dân thì đến nay, các phương tiện này đã trở nên rất phổ biến.

Đối với phương tiện đi lại, nếu như trước đây phương tiện đi lại cịn nhiều hạn chế thì nay, mọi người dân có quyền lựa chọn để sử dụng những phương tiện đi lại để phù hợp hơn với công việc, cuộc sống.

Bảng 2.14: Các phương tiện đi lại

Phƣơng tiện đi lại Số lƣợng (%)

Xe đạp 55,3

Xe máy 41,3

Ơ tơ 4,0

Trâu bò 0,7

Việc sử dụng xe đạp và xe máy trở nên thông dụng, phổ biến hơn. Đây cũng là một sử đổi thay về mặt chất lượng cuộc sống của người dân

Bên cạnh đó cũng có một số tiêu chí về điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình. Nếu như trước đây thì hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng những dạng bếp đơn sơ để đun nấu là chủ yếu thì đến thời gian này, với sự phát triển và tiến bộ của đất nước cuộc sống của người dân cũng bớt phần cơ cực hơn.

Bảng 2.15: Hình thức đun nấu của hộ

Hình thức đun nấu Số lƣợng (%) Gas 78,0 Than tổ ong 52,7 Điện 41,3 Củi 2,7 Dầu hỏa 0 Lá, rơm, rạ 0 [15]

Người dân ở địa bàn nghiên cứu không sử dụng dầu hỏa hay lá, rơm, rạ để đun nấu mà hiện giờ chủ yếu nấu ăn bằng bếp gas (78%). Hình thức nấu ăn bằng than tổ nấu mà hiện giờ chủ yếu nấu ăn bằng bếp gas (78%). Hình thức nấu ăn bằng than tổ ong vẫn tồn tại (52,7%) mặc dù việc đun nấu bằng bếp gas hay bằng điện có phần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại.

Vấn đề về việc sử dụng nhà vệ sinh của các hộ cũng thể hiện nét mới trong sinh hoạt gia đình. Nếu như trước đây người dân chỉ sử dụng các loại hố xí thơ sơ, khơng tự hoại.... thì giờ đây người dân đã biết xây dựng và sử dụng các thiết bị hỗ trợ hiện đại hơn. Hầu như các hộ gia đình đều sử dụng nhà vệ sinh tự hoại (98,7%).

Nguồn nước thải cũng như rác thải sinh hoạt trong gia đình hiện khơng cịn là nỗi lo của các hộ nữa. Trong khu vực sinh sống những đường cống được xây dựng và đội vệ sinh môi trường luôn giúp cho dân cư được sạch sẽ. Nước thải sinh hoạt trong gia đình đều được chảy vào hệ thống cống có nắp (95,3%). Còn rác thải sinh hoạt trong gia đình thì được thu gom sạch sẽ, 83,3% các hộ chỉ cần để rác cạnh nhà, có xe thu gom rác thải hoặc người dân chỉ cần đem rác ra thùng rác công cộng tại điểm dân cư (13,3%). Người dân khơng cịn để rác ở bãi rác lộ thiên ở điểm dân cư nữa (3,3%).

Tất cả những điểm này tạo nên một điểm mới, khác biệt so với cuộc sống trước đây. Công cuộc đổi mới đất nước cùng q trình đơ thị hóa đã đưa cuộc sống của người dân ở xã Tân Triều thêm phần chất lượng hơn.

2.2.6. Một số tiêu chí khác về chất lượng cuộc sống tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Yếu tố cơng bằng xã hội: Khi đề cập đến nguyên tắc công bằng trong phân phối

dưới chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là công bằng, hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom” [17; tr.181] và nhắc nhở: “Trong cơng tác lưu thơng phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lịng dân khơng n” [18; tr.187].

Theo tác giả Trần Văn Thọ, “Công bằng trước hết phải được hiểu là sự bình đẳng trong cơ hội, cơ hội làm việc, cơ hội đầu tư; nghĩa là bình đẳng trong việc tiếp cận những cơ hội mà với cố gắng và năng lực con người có thể đạt đến một mức sống cao hơn hiện nay” [30; tr. 132].

Khái quát lại, theo quan điểm của tác giả, công bằng xã hội được hiểu là sự bình đẳng trong việc tiếp cận và lựa chọn những cơ hội cho mọi người trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội; là đối xử bình đẳng với những người có nhu cầu, khả năng và đóng góp như nhau; là thu hẹp một cách hợp lý sự cách biệt, chênh lệch về mức sống giữa các thành viên trong xã hội với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện và khả năng cho phép. Suy đến cùng thì mục tiêu của mọi chính sách phát triển bền vững là nhằm kiến tạo một xã hội thịnh vượng và công bằng. Công bằng xã hội là một trong những động lực phát triển kinh tế- xã hội vì nó là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động, nó kích thích tính năng động, sáng tạo và nhiệt tình của mọi thành viên trong xã hội. Cơng bằng xã hội cịn là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết các mối quan hệ giữa người và người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Những yếu tố để thể hiện sự công bằng xã hội thông qua câu hỏi về việc tham gia họp tại cộng đồng và quan điểm của các hộ gia đình về một số nội dung:

Tại cộng đồng, việc tham gia họp và phát biểu ý kiến rất quan trọng. Người trả lời có tham gia họp mang tính thường xuyên là 41,3% những ít khi đi họp cũng có,

chiếm 35,3% và cũng có 1,3% khơng bao giờ đi họp. Và khi được hỏi có tham gia phát biểu ý kiến trong cuộc họp khơng thì chỉ có 23,1% là có phát biểu nhưng lại có 40,2% là ít khi và 33,3% là không bao giờ. Đối với 12% số lượng người trực tiếp gửi kiến nghị tới chính quyền thì chính quyền cũng có phương án giải quyết (55%).

Hiện các hệ thống tổ chức trong hệ thống chính trị tại xã có tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Về mặt tổ chức Đảng xã Tân Triều có 01 Đảng bộ, có 20 chi bộ với 572 Đảng viên, ngồi ra có trên 802 Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú trên địa bàn theo Quy định 76 của Bộ chính trị; Trong Hội đồng nhân dân có 27 đại biểu Hội đồng nhân dân sinh hoạt tại 07 tổ bầu cử; Ủy ban nhân dân đạt tiêu chuẩn tổ chức bộ máy vững mạnh với; Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đạt tiêu chuẩn về tổ chức bộ máy các đoàn thể cấp xã và các chi hội [35]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người dân tại xã tân triều huyện thanh trì hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 56)