Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người dân tại xã tân triều huyện thanh trì hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 29 - 32)

9. Kết cấu khóa luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng cuộc sống đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu

Trên thế giới: đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về chất

lượng cuộc sống. Vào cuối thập niên 80 đầu thấp niên 90 của thế kỷ XX, một nhà dân số học người Ấn Độ (R.C. Sharma) đề cập đến chất lượng cuộc sống trong tác phẩm “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” (Population, resources,

environment and quality of life), ông nghiên cứu mối tương tác giữa chất lượng cuộc

Theo ông, chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Năm 1990, UNDP (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về phát triển con người – HDI (Human Development Index). Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống về phát triển con người, coi phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người [1].

Hay có một số tài liệu viết về mơ hình chất lượng cuộc sống cũng như những vấn đề có liên quan để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân như: Smith P,

Evaluating the Quality of Life in Singapore: Some Explorations in Economic and Social Measurements: June 1994, Singapore: Centre for Advanced Studies National University

of Singapore,1994; Lauer R.H, Social problems and the quality of life, New York: The

McGrawưHill companies, Inc.,1998.; Overview - Sustainable Development in a Dynamic

World: Transforming Institutions, Growth, and Quality of Life: World Development Report 2003, Washington, D.C: The World Bank, 2003; Unni J, Globalization and securing worker rights for women in developing countries: Working paper No. 132,

Ahmedabad: Gujarat Institute of Development Research,2002; World Bank, Millennium

Development Goals for Health in Europe and Central Asia: Relevance and Policy Implications, Washington, D.C.: World Bank, 2005 …

Ở Việt Nam: có nhiều tác giả đã đề cập tới vấn đề này một cách khái quát.

Được sự quan tâm của thế giới, một dự án của UNDP đã được triển khai và đã phân tích quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển trên phạm vi toàn quốc. Đây là những tiền đề lý luận và thực tiễn của nhiều cơng trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống có liên quan với nhau

Trong thời gian 1999 - 2001, Ban Khoa giáo trung ương và một số cơ quan có liên quan đã tiến hành nghiên cứu “Điều tra, đánh giá về những dịch vụ xã hội cơ bản

có liên quan đến chất lượng dân số ở nông thôn Việt Nam”, do GS.TS Phạm Tất Dong

làm chủ nhiệm, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến CLDS và đề xuất những chính sách phù hợp về dân số và PTBV” do PGS.TS Trần Thị Trung Chiến - Bộ trưởng Chủ nhiệm UBQG DS KHHGĐ chủ trì. Tại đề tài nhánh này, lần đầu tiên ở Việt Nam đã xây dựng được 4 bộ chỉ số mới để đo CLDS và các dịch vụ xã hội cơ bản. Đó là các chỉ số CLDS

(PQI), Chỉ số phát triển cộng đồng (CDI), Chỉ số đa dạng kinh tế nông thôn (EDI) và Độ đo các dịch vụ xã hội cơ bản (BSM). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất một số kiến nghị về định hướng chính sách nâng cao CLDS nơng thôn Việt Nam. Tuy nhiên trong đề tài này, cách xây dựng các chỉ số và việc đưa ra các trọng số còn gây ra nhiều tranh cãi.

Năm 2002 - 2004, đề tài “Kiến tạo chỉ số để đánh giá nhanh CLDS cộng đồng

nông thôn Việt Nam” cấp ĐHQG, Hà Nội do TS. Nguyễn Thị Kim Hoa chủ trì. Kết

quả nghiên cứu đã kiến tạo chỉ số PQI và bộ chỉ thị đơn (Set of Indicators) hợp lý hơn dựa trên 4 yếu tố thể chất, trí tuệ, tinh thần và mơi trường, trên cơ sở đó áp dụng PQI trong đánh giá nhanh CLDS của 3 xã thuộc 3 vùng sinh thái nông thôn là Thái Nguyên (Miền núi phía Bắc), Quảng Ngãi (Ven biển Trung Bộ) và Nam Định (Đồng bằng Sông Hồng) và đề xuất phương hướng cải thiện CLDS 3 xã nghiên cứu trên.

Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân

số” do GS. TS Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm thuộc đề tài độc lập cấp nhà nước

“Nghiên cứu một số yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số và đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Trần Thị Trung Chiến (Mã số: ĐTĐL - 2003/15). Đề tài đã hồn thiện bộ cơng cụ đánh giá chất lượng dân số, bao gồm bộ các chỉ số CLDS (PQI), chỉ số phát triển cộng đồng (CDI), các dịch vụ xã hội cơ bản (BSM) và một số chỉ số khác. Đồng thời cũng đã xác định được mối tương quan và tác động giữa một số yếu tố kinh tế ư xã hội và CLDS. Chỉ số PQI của đề tài cấp nhà nước xây dựng để đánh giá chung cho cả địa bàn đô thị và nông thôn.

Đề tài “Nghiên cứu chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội” do TS Nguyễn Thị Kim Hoa chủ nhiệm đề tài cấp ĐHQG năm 2007. Đề tài đã xây dựng chỉ số đo chất lượng dân số (PQI) để tính riêng cho địa bàn đơ thị, đặc biệt là đô thị Thành phố Hà Nội - Trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị trong cả nước. Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng dân số, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLDS Đô thị Thành phố Hà Nội.

Hay cịn có một số nghiên cứu liên quan về các chỉ số phát triển như: Nguyễn Quán, “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” (1995); PGS.TS Đặng Quốc Bảo và TS. Trương Thị Thúy Hằng, “Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI, cách tiếp cận và

một số kết quả nghiên cứu” (2005); hay bài viết “Chất lượng cuộc sống và cách đánh giá ở Malaixia” của TS. Trần Văn Chiến…

Con người là vốn quý của xã hội, là chủ nhân của thế giới, là động lực để phát triển xã hội và cũng là mục tiêu để mọi hoạt động kinh tế ư xã hội của mỗi quốc gia cũng như cả thế giơi hướng tới. Dù cho mỗi tài liệu có một mối quan tâm về chất lượng cuộc sống của dân cư có phần khác nhau nhưng những tài liệu trên đã góp phần cung cấp cho tác giả những định hướng nghiên cứu ban đầu..

Hiện nay mới chỉ có một số nghiên cứu về đơ thị có liên quan đến một số nội dung về chất lượng dân cư như: các nghiên cứu về nhà ở đô thị và quá trình biến đổi của chúng qua các thời kỳ cũng đã được nghiên cứu liên tục từ những năm 1980, và nhất là từ năm 2000 trở lại đây (Trịnh Duy Luân và Nguyễn Quang Vinh 2001; Schenk và Trịnh Duy Luân 2001; Evertsz 2000; Trịnh Duy Luân và Schenk 2000; Charbonneau và Hau 2002; Casault và các cộng sự 2006). Một số nghiên cứu về sự phát triển cơ sở hạ tầng đô thị cũng đã được triển khai như một hướng nghiên cứu về quá trình biến đổi điều kiện sống đô thị (Boudreau 2007; Spencer 2007 a, b, c; Parenteau 2006; Beauséjour 2008). Do vấn đề nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư trong q trình Đơ thị hóa khơng nhiều nên đó cũng là một khó khăn, trở ngại cho tác giả trong quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người dân tại xã tân triều huyện thanh trì hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)