Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của xã Tân Triều qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người dân tại xã tân triều huyện thanh trì hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 37 - 39)

Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất 329.600 100 388.930 100 452.000 100

Công nghiệ - Tiểu thủ công nghiệp

236.042 71,6 280.030 72,0 331.000 73,0

Thương mại - Dịch vụ 84.000 25,5 100.340 25,8 117.000 26,0

Nông nghiệp – thủy sản 9.558 2,9 8.556 2,2 4.000 1,0

[33, 34]

Về Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Tập trung phối hợp với các ngành của huyện triển khai đấu giá cụm sản xuất làng nghề vào cuối năm 2008 với diện tích 9.88 ha và thực hiện công tác đầu tư theo quy hoạch (đây là cơng trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 – 2010). Thu hút 80/603 cơ sở, đạt 13,3% số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã. Qua điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp và các hộ trên địa bàn đều có nhu cầu bức xúc về mặt bằng sản xuất.

Kế hoạch xây dựng đề án mở rộng khu làng nghề giai đoạn 2009 – 2010 diện tích 05ha thu hút từ 100 – 120 hộ và ưu tiên các hộ thuộc nhóm nghề thu gom, tái chế phế liệu, chuyển đổi khu phơi lơng vũ 02ha. Hiện nay ngồi bức xúc về mặt bằng mở rộng quy mô sản xuất, vì nhóm nghề này gây ơ nhiễm mơi trường. Đối với ngành dệt, se sợi đưa các công ty, các HTX ra cụm sản xuất làng nghề để tiện cho việc sản xuất, giảm

tiếng ồn và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, đối với các hộ chuyên sẽ trở thành các vệ tinh cho các công ty, HTX, các hộ này vẫn để sản xuất tại gia đình nhưng cần có các biện pháp xử lý bụi và tiếng ồn.

Đến năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp so với năm 2010 tăng 20%, đạt 110% kế hoạch năm.

Về thương mại – dịch vụ: năm 2009 – 2010 xây dựng nhà truyền thống giới thiệu

sản phẩm làng nghề gắn với định hướng phát triển dịch vụ làng nghề. Đầu tư xây dựng 02 thơn với diện tích 0.95 ha và trung tâm thương mạ trưng bày triển lãm các sản phẩm làng nghề theo quy hoạch. Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ so với năm 2010 tăng 19%, đạt 101% kế hoạch năm.

Về nông nghiệp – thủy sản: Với đặc điểm của Tân Triều nằm trong vùng quy hoạch của thành phố, diện tích đất nơng nghiệp trong năm tới sẽ giảm, hướng phát triển nông nghiệp cần quan tâm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tiếp tục chỉ đạo và tạo điều kiện cho các hợp tác xã để hoạt động hiệu quả, mở rộng mơ hình quản lý các loại hình dịch vụ nơng nghiệp nơng thôn, phát triển các trang trại thủy sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2010 tập trung chỉ đạo chuyển đổi từ 02ha sang trồng hoa cây cảnh, chăn ni có giá trị kinh tế cao, 05ha ni trồng thủy sản và 39ha sang trồng rau. Thu nhập trên ha đất nông nghiệp đạt 80 triệu đồng/năm. Phấn đấu năm 2010 tồn xã khơng cịn diện tích cây lúa.

Với đặc điểm cơ cấu kinh tế có nhiều thuận lợi như vậy, huyện Thanh Trì nói chung và xã Tân Triều nói riêng cũng cần phải được khai thác và phát huy tất cả những thế mạnh đó.

* Các nhân tố xã hội

Những chính sách về mặt xã hội cũng tạo điều kiện sống cho người dân tại địa phương: Chính sách xóa đói, giảm nghèo thể hiện ở sự mở rộng cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho nhóm người nghèo; làm giảm bớt nguy cơ và tăng khả năng ứng phó với những rủi ro cho người nghèo; bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn thương; tạo việc làm và giảm thất nghiệp; Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo thông qua việc tạo lập mơi trường thơng thống, cũng như hỗ trợ trực tiếp trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm, tạo điều kiện vay vốn, đất đai, nâng cao tay nghề...

Tân Triều nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có tác động mạnh đến sự phát triển, đất của xã nằm trong rãnh giới khu vực đang đơ thị hóa mạnh. Xã có 24.475 nhân khẩu với 4.867 hộ, tổng số lao động toàn xã là 16.144 người (nam từ 18-60 tuổi; nữ từ 18-55 tuổi). Trong số lao động có khả năng lao động là 15.197 người, chia theo lĩnh vực sản xuất:

Lao động thương mại – dịch vụ: 6.979 người, chiếm 43,3%

Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 6.055 người, chiếm 37,5% Lao động nông nghiệp – thủy sản: 3.110 người, chiếm 19,2%

Số lao động đã qua đào tạo nghề là 9.526 người, chiếm 62,7% chủ yếu là đạo tạo ngắn hạn và trung cấp.

Do đất nơng nghiệp có biến động giảm nên tạo điều kiện các hộ chuyển sang các ngành sản xuất phi nông nghiệp. Dự báo của xã đến năm 2012. Số khẩu cũng như số hộ và số lao động trong nơng nghiệp có biến chuyển đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người dân tại xã tân triều huyện thanh trì hà nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)