CÁC KẾT QUẢ VỀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32)

CÁC NHTM TRƢỚC ĐÂY

Nghiên cứu của Akiko Terada và Hagiwara (2004)

Nghiên cứu của Akiko Terada và Hagiwara tập trung vào việc phân tích vai trị của các AMC (Cơng ty xử lý nợ) trong việc xử lý nợ xấu. Tác giả phân tích vai trị, cách thức hoạt động, xử lý nợ xấu của các loại hình AMC bao gồm AMC quốc gia, AMC trực thuộc các TCTD và các tổ chức AMC cơng cộng.

Nghiên cứu cịn tập trung vào kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nƣớc châu Á trong khủng hoảng năm 1998 (nổi bật là 4 nƣớc Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan). Nhóm tác giả cho rằng việc xử lý nợ xấu của các AMC không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu tín dụng, các yếu tố chi phí mà cịn phụ thuộc cả hành vi đạo đức. Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu nợ xấu tại Thái Lan trong giai đoạn 1999 – 2003 để kiểm tra giả thuyết trên. Kết quả cho thấy chỉ có các AMC trực thuộc các TCTD và các AMC công cộng chịu ảnh hƣởng của các hành vi đạo đức đến q trình xử lý nợ xấu, cịn TAMC đã xử lý rất tốt nợ xấu và ít chịu ảnh hƣởng của hành vi đạo đức

Nghiên cứu của Xiaofen Chen (2001)

Nghiên cứu của Xiaofen Chen bao gồm 3 phần về hoạt động của các Ngân hàng trong đó phần 3 phân tích tình hình nợ xấu, xem xét đến các yếu tố tác động đến nợ xấu của các Ngân hàng tại EU trong giai đoạn từ 1990 – 1999.

Tác giả Xiaofen Chen có sử dụng mơ hình hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu là: badt,i = α0 + α1 * loant,i + α2 * rothast,i + α3 * econt,i + α4 * mmrt,i + α5 * d + ut,i

Mơ hình hồi quy đo lƣờng các nhân tố nhƣ dƣ nợ (loan), lãi suất (mmr), tốc độ tăng trƣởng của GDP (econ), rothas (thu nhập thuần ngồi lãi/tổng tài sản), tính cạnh tranh của từng ngân hàng (d) đến nợ xấu ngân hàng

Mơ hình của tác giả Xiaofen đƣợc tiến hành thực nghiệm tại 128 ngân hàng lớn tại 15 nƣớc EU đánh giá các tác động của các nhân tố lên nợ xấu ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, các biến loan, rothas, mmr, và d có tác động cùng chiều với biến bad, trong đó biến loan có tác động mạnh nhất đến biến bad với α=0.967. Tuy nhiên, biến econ lại có tác động ngƣợc chiều với biến bad.

Vì yếu tố đạo đức khó đo lƣờng chính xác tại Việt Nam nên bài luận văn đề xuất sử dụng mơ hình của Xiaofen Chen nhằm đo lƣờng các yếu tố tác động đến nợ xấu. Bài luận văn cũng xem xét việc đƣa thêm yếu tố lạm phát vào mơ hình đo lƣờng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Ngành ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn. Hàng hóa kinh doanh của ngân hàng là “tiền”, một hàng hóa rất đặc biệt. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ln tìm ẩn rất nhiều rủi ro, vấn đề. Nợ xấu là một trƣờng hợp cụ thể

Về cơ bản, nợ xấu là một vấn đề không khỏi tránh khỏi trong bất kỳ nền kinh tế nào của các nƣớc. Đặc biệt, trong giai đoạn tình hình kinh tế gia tăng, thì nợ xấu lại càng có xu hƣớng gia tăng nhanh chóng. Nợ xấu ảnh hƣởng đến ngân hàng, bản thân các doanh nghiệp và lớn hơn nữa, nợ xấu ảnh hƣởng đến nền kinh tế, đến các chính sách vĩ mơ, thể chế chính trị của quốc gia đó.

Vì vậy việc tìm hiểu các khái niệm cơ bản về nợ xấu, phân loại nợ xấu, nguyên nhân… sẽ giúp chúng ta có đƣợc cái nhìn tồn diện về nợ xấu tại các ngân hàng, cụ thể là tại các NHTM, để có thể lý giải đƣợc tình trạng nợ xấu có chiều hƣớng xấu đi tại các NHTM Việt Nam trong thời gian qua

Việc nghiên cứu các phƣơng pháp xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới giúp chúng ta có đƣợc những kinh nghiệm và bài học để vận dụng vào việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.

2.1SƠ LƢỢC VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Cho đến nay, ngành ngân hàng nƣớc ta đã trải qua 62 năm (06/05/1951-06/05/2013) xây dựng và phát triển, với nhiều chặng đƣờng gay go và phức tạp nhƣng vẫn ổn định và phát triển tốt. Đặc biệt là chặng đƣờng từ năm 1986 cho đến nay, chặng đƣờng đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực hiện đƣờng lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI , Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tƣớng chính phủ) ký quyết định số 218/CT ngày 03/07/1987 cho làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN và sau đó ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 đổi mới mơ hình tổ chức bộ máy ngân hàng Việt Nam, với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh.

Đến năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng đƣợc hồn thiện thơng qua việc cơng bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24/05/1990 đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp”. Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, là ngân hàng duy nhất đƣợc phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nƣớc…, còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, ngân hàng thƣơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính.

Tháng 12/1997 trƣớc yêu cầu cao của thực tiễn, hai Pháp lệnh ngân hàng đã đƣợc Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng là Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 01/10/1998) thay thế hoàn toàn hai pháp

lệnh năm 1990 chi phối, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD đƣợc sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004.

Tháng 04/2007, NHNN Việt Nam cho phép sự hiện diện thƣơng mại của các tổ chức tài chính nƣớc ngồi tại Việt Nam dƣới hình thức ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi Nhƣ vậy, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ra đời và phát triển khoảng trên 20 năm (từ 1990 đến nay). Trải qua chặng đƣờng trên, hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lƣới chi nhánh mở rộng…), chất lƣợng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh.

2.1.2 Hệ thống Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Hình 2.1 : Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tính đến 31/12/2012, có:1

6 NHTM Nhà nƣớc ( NHTM Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt

Nam- Agribank, BIDV, MHB, Vietcombank, Viettinbank, VDB)

33 NHTM Cổ phần (NamA Bank, Eximbank, ACB, Sacombank,

Techcombank , Đông Á bank, VIB, SHB, SCB, OCB, Navibank, Vietcapital bank, Tienphongbank...)

50 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Hà Nội, TP HCM, Quảng Nam,...(

NATIXIS - Pháp, TAIPEI FUBON - Taiwan, MAY BANK - Malaysia, UNITED OVERSEAS BANK - Singapore,...)

4 NH liên doanh (VID PUBLIC BANK, INDOVINA BANK LIMITTED,

VINASIAM BANK, NH VIET NGA )

5 NH 100% vốn nƣớc ngoài (Standard Chartered, Hong Leong, Shinhan

Viet Nam, ANZ, HSBC)

Mạng lƣới hoạt động của các NH đã trải rộng tới nhiều tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Giữa trụ sở và các chi nhánh về cơ bản đã đƣợc kết nối trực tuyến, do đó chất lƣợng quản lí trong hệ thống nội bộ của từng NHTM đã có cải thiện đáng kể.

2.1.3 Khát quát về tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng

Thƣơng mại Việt Nam

Tín dụng là một trong những hoạt động mang lại thu nhập chính cho các NHTM Việt Nam nên đƣợc các NHTM chú trọng, không ngừng cải thiện và mở rộng các sản phẩm cấp tín dụng. Đối với nền kinh tế, tín dụng tuy góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, và giúp phát triển kinh tế quốc gia nhƣng cũng gây ra nhiều rủi ro về bất ổn kinh tế.

Hình 2.2 : Tăng trƣởng tín dụng đến năm 2012

Đơn vị tính: (%)

Nguồn: số liệu thống kê tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Sau mức tăng trƣởng tín dụng kỷ lục vào năm 2007 (khoảng 53.89%), hoạt động tín dụng của Ngành Ngân hàng Việt Nam bắt đầu bƣớc vào giai đoạn khó khăn. Xu hƣớng tín dụng trong giai đoạn 2008 – 2012 có xu hƣớng giảm xuống. Dựa trên đồ thị tăng trƣởng tín dụng, đến năm 2012 tốc độ tăng trƣởng tín dụng chỉ cịn khoảng 7% (giảm gần 8 lần so với mức tăng ở năm 2007). Việc này phản ảnh khá chính xác tình hình tài chính ngân hàng trong những năm gần đây. Bắt đầu từ khủng hoảng tài chính tháng 9/2008 đã làm tăng trƣởng tín dụng giảm mạnh phân nửa trong năm 2008, chỉ còn 23.38%. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong những năm sau có cải thiện, chủ yếu là do tác động của các biện pháp của NHNN và các chính sách tiền tệ của Chính phủ. Việc này làm tín dụng tại Việt Nam bắt đầu có dấu hiện tăng trƣởng nóng. Tốc độ tăng nguồn vốn huy động của các NHTM thấp hơn tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, gây khó khăn cho các NHTM trong việc cân đối vốn. Đến năm 2011, khi mà Chính phủ bắt đầu kiềm chế lạm phát và nợ xấu bắt đầu gia tăng làm tốc độ tăng trƣởng tín dụng quay về theo đúng chu kỳ giảm của mình. Tăng trƣởng tín dụng chỉ cịn khoảng 10.9% vào năm 2011 và tiếp tục giảm còn 7% vào năm 2012.

Mục tiêu tăng trƣởng tín dụng trong năm 2013 đƣợc đặt ra ở mức 12%. Và con số này có thể linh hoạt theo tình hình thực tế trong năm. Tính đến cuối tháng 5-2013, tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 5.46% so với cuối năm 2012, dƣ nợ tín dụng tăng 2.98% so với cuối năm 2012

Bảng 2.1: Dƣ nợ tín dụng theo nhóm ngành Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉtiêu 06/2013Tháng 12/2012Tháng 12/2011Tháng 12/2010Tháng 12/2009Tháng 12/2008Tháng 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 335,627 297,862 254,905 255,711 166,136 131,480 2 Công nghiệp và xây dựng 1,232,575 1,192,709 1,125,127 1,020,502 787,805 595,339 3 Hoạt động Thƣơng mại, Vận tải và Viễn thông 735,432 736,197 787,961 691,619 449,182 397,759 4 Các hoạt động dịch vụ khác 933,152 864,136 719,827 636,154 581,773 318,669 Tổng cộng 3,236,786 3,090,904 2,887,820 2,603,985 1,984,896 1,443,246

Dƣ nợ tín dụng tăng dần đối với các ngành. Trong đó ngành nơng lâm thủy sản tuy có dƣ nợ thấp nhƣng lại có tốc độ tăng trƣởng khá cao so với các ngành cịn lại.

Hình 2.3: Tỷ trọng dƣ nợ theo nhóm ngành

Đơn vị tính:%

Nguồn: số liệu thống kê NHNN Việt Nam Trong cơ cấu tổng dƣ nợ tín dụng đối với nền kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2012, dƣ nợ phần lớn tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng. Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 40% dƣ nợ tín dụng, sau đó là các ngành thƣơng mại, vận tải, viễn thông, các hoạt động dịch vụ khác. Dƣ nợ đối với các ngành nông lâm, thủy sản, chiếm tỷ trọng khoảng 10% dƣ nợ tín dụng.

Có sự chuyển dịch tỷ trọng dƣ nợ giữa các ngành. Theo đó, tỷ trọng dƣ nợ của ngành nơng lâm, thủy sản và các hoạt động dịch vụ khác có xu hƣớng tăng dần, cịn tỷ trọng dƣ nợ của các ngành công nghiệp, xây dựng, ngành thƣơng mại, vận tải, viễn thơng có xu hƣớng giảm qua các năm.

Việc chuyển dịch dƣ nợ tín dụng giữa các ngành là phù hợp với các chính sách của Nhà nƣớc và cho thấy tình hình phát triển của nền kinh tế. Thứ nhất, do nợ xấu thời

gian vừa qua tập trung nhiều vào nhóm ngành BĐS, thi cơng, xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng nên các Ngân hàng đƣa ra những tiêu chuẩn khó khăn hơn khi cấp tín dụng đối với các ngành này. Thứ hai, các ngân hàng chuyển sang ƣu tiên cấp tín dụng cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, những ngành luôn đƣợc sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc. Thứ ba, các ngân hàng tăng mạnh cấp tín dụng cho những khoản vay tiêu dùng, vay hoạt động dịch vụ khác, là những khoản vay có thời gian thu hồi vốn nhanh so với các ngành nghề khác.

Sở dĩ ngành công nghiệp xây dựng vẫn còn chiếm dƣ nợ cao trong tổng dƣ nợ của các ngành là do ảnh hƣởng từ việc tăng trƣởng tín dụng “nóng” trong thời gian qua, các khoản vay chủ yếu là dƣ nợ trung dài hạn với thời gian khá dài nên khi gặp khó khăn, việc thu hồi vốn vay tại các ngành này rất chậm và dễ phát sinh nợ xấu.

2.2THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2.1 Tình hình nợ xấu trong giai đoạn hiện nay

2.2.1.1 Tình hình chung và xu hƣớng của nợ xấu

Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu từ năm 2008, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và nợ xấu bắt đầu tăng.

Hình 2.4: Nợ xấu ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012

Tử năm 2008 – 2012 nợ xấu có chiều hƣớng gia tăng nhanh chóng (về cả giá trị dƣ nợ xấu lẫn tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ tín dụng). Nếu nhƣ năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của tồn hệ thống NHTM Việt Nam là 2.17% thì đến cuối năm 2012 con số đã lên tới 6%. Giá trị dƣ nợ xấu cũng tăng nhanh. Nợ xấu ngân hàng năm 2008 là 27,610 tỷ đồng, đến năm 2010 giá trị nợ xấu đã tăng gần gấp 2 lần và đến năm 2012, nợ xấu ngân hàng ƣớc tính trên 250,000 tỷ đồng, gấp gần 10 lần nợ xấu 2008. Con số này đã báo động chất lƣợng tín dụng nói riêng, tình hình kinh doanh của các NHTM Việt Nam nói chung.

Giai đoạn năm 2011 – 2012 là giai đoạn có tốc độ nợ xấu tăng khá nhanh so với các năm trƣớc đó. Nếu trong các năm 2008 – 2009, nợ xấu chỉ xoay quanh con số 2% thì đến năm 2011 tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên đến 3.30% và đến năm 2012 tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi, tƣơng ứng khoảng 6%.

Thực chất nợ xấu đã có dấu hiệu gia tăng từ những năm 2007. Cụ thể, kể từ năm 2007, NHNN yêu cầu tất cả các NHTM phải phân loại và trích lập dự phịng theo chuẩn mới. Theo đó, NH phải phân loại nợ của Doanh Nghiệp theo hơn 50 tiêu chí, phản ánh đầy đủ và tồn diện về thời gian, khả năng trả nợ. Nếu áp dụng quy định này, nợ xấu của NH chắc chắn sẽ tăng lên gấp vài ba lần. Dù NHNN ban hành từ năm 2007, nhƣng tới nay mới chỉ có BIDV, Vietcombank, Techcombank thực hiện, số còn lại vẫn dùng chuẩn mực cũ. Thêm vào đó là các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất của NHNN trong các năm 2009 – 2010 đã giúp kìm hãm nợ xấu phát triển. Đó là lý do mà nợ xấu đã tiềm ẩn từ năm 2008 và đến 2011, NHNN mới bắt đầu thừa nhận sự nghiêm trọng của nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam.

Bảng 2.2: Nợ xấu một số NHTM giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: %

STT NH 2008 2009 2010 2011 2012

1 ABBank 0.16% 3.47% 0.50% 0.79% 3.29%

STT NH 2008 2009 2010 2011 2012

3 Agribank 5.55% 6.78% 7.55% 7.84% 8.80%

4 BIDV 2.10% 3.79% 5.59% 5.59% 6.77%

5 DAB 1.02% 1.23% 1.50% 1.29% 3.95%

6 Dai A Bank 0.58% 0.12% 0.16% 0.19% 4.40%

7 Dai Tin Bank 0.12% 0.14% 0.30% 0.65% 2.30%

8 Eximbank 1.71% 1.53% 1.42% 1.51% 3.62% 9 HDBank 0.93% 0.20% 0.80% 0.33% 3.35% 10 KienLongBank 0.64% 0.15% 0.17% 0.77% 2.92% 11 LienVietBank 0.01% 0.30% 0.40% 0.43% 0.91% 12 MB 0.34% 1.13% 1.35% 1.41% 3.50% 13 MDBBank 0.82% 0.94% 1.22% 0.07% 2.56% 14 MHB 0.40% 0.50% 0.55% 0.61% 2.99% 15 MSB 0.49% 0.83% 1.22% 1.47% 2.65%

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w