-
6. Kết cấu luận văn
1.3. Quản lý tài chính của Đài truyền hình
1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý tài chính
Đài Truyền Hình Tp. HCM là đơn vị sự nghiệp hành chính có thu, quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính.
Chủ trương của Nhà nước về việc đổi mới nền tài chính cơng, trong chương trình tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia đã được phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng có các văn bản pháp lý quy định về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị SNCT, Nghị định 43 và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã quy định quyền TCTC, quyền tự chủ được sắp xếp lao động của các đơn vị SNCT. Tuy nhiên, quy định về phân cấp quản lý biên chế hiện nay chưa đảm bảo quyền chủ động thực sự cho các đơn vị. Mặt khác, chưa có các quy định để đảm bảo quyền TCTC cùng với quyền tự chủ về các mặt hoạt động khác cho các đơn vị SNCT. - Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước là căn cứ để các đơn vị SNCT
bản này thay đổi có tác động làm thay đổi cơ chế quản lý tài chính của đơn vị SNCT.
- Đặc điểm hoạt động của các đơn vị SNCT, là đơn vị hoạt động cơng ích nên được cấp ngân sách đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao đồng thời có nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp. Do đó quyền TCTC đối với các nguồn tài chính của đơn vị SNCT là khác nhau. Trong đó có các đơn vị SNCT thực hiện quyền chủ sở hữu theo uỷ quyền của Nhà nước đối với nguồn tài chính từ NSNN cấp và nguồn thu phí, lệ phí, thực hiện quyền sở hữu với tư cách là chủ sở hữu đối với nguồn tài chính từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, từ viện trợ, tài trợ... và tương ứng mức độ tự chủ của đơn vị SNCT đối với từng nguồn kinh phí là khác nhau.
- Mối quan hệ và phân cấp quản lý giữa đơn vị SNCT và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị. Việc xác định mối quan hệ và phân cấp rõ ràng cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa đơn vị sự nghiệp và cơ quan quản lý, giảm sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự chủ của các đơn vị SNCT. Vì vậy việc điều chỉnh nhiệm vụ giữa cơ quan cùng cấp và tăng cường phân cấp cho cơ quan cấp dưới là cần thiết tạo điều kiện cho cơ chế TCTC được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả.
Khái niệ m:
Quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mọi quá trình và hệ thống kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị có sự tham gia tự giác của nhiều người. Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một cách có ý thức tới đối tượng quản lý nhằm đạt tới kết quả nhất định.
Quản lý bao gồm nhiều phương diện như quản lý công nghệ, quản lý thương mại, quản lý nhân sự, quản lý tài chính…Quản lý tài chính là hoạt động của chủ thể quản lý trong lĩnh vực tài chính nhằm sử dụng nguồn tài sản dưới hình thái tiền, giấy tờ có giá của một đơn vị, tổ chức vừa đảm bảo cho đơn vị, tổ chức hoạt động
bình thường, vừa đảm bảo cho nguồn tài chính sử dụng tiết kiệm và sinh lợi nhiều nhất.
Chủ thể quản lý tài chính ĐVSN gồm cơ quan nhà nước chuyên trách, bộ phận quản lý tài chính trong ĐVSN.
* Quản lý tài chính ĐVSN từ phía Nhà nước (với tư cách chủ sở hữu và cơ quan quản lý hành chính của Nhà nước). Tùy theo tổ chức bộ máy nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, có các cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý tài chính ĐVSN khác nhau. Hiện nay, cơ quan chuyên trách quản lý tài chính các ĐVSN ở trung ương là Bộ Tài Chính, Bộ chủ quản, ở địa phương là Sở Tài chính và Sở chủ quản.
Mục tiêu của Nhà nước trong quản lý tài chính các ĐVSN là đề ra chính sách, chế độ, quy chế hoạt động tài chính phù hợp với luật pháp và chức năng, nhiệm vụ của ĐVSN.
* Quản lý tài chính ở ĐVSN
Chủ thể quản lý tài chính là các bộ phận chuyên trách về tài chính trong các ĐVSN. Thơng thường, đó là bộ phận kế tốn - tài vụ. Nếu trong ĐVSN cịn có các đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân thì đơn vị trực thuộc đó cũng tiến hành quản lý tài chính trong đơn vị mình. Mục tiêu quản lý tài chính của ĐVSN là sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ nhà nước và tiết kiệm nguồn tài chính của mình.
Ngu n tắc quả n lý tài chí nh:
- Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính nói chung và trong quản lý các ĐVSN nói riêng. Hiệu quả trong quản lý tài chính thể hiện ở sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra. Tuân thủ nguyên tắc này là khi tiến hành quản lý tài chính các ĐVSN, Nhà nước cần quan tâm cả hiệu quả về xã hội và hiệu quả kinh tế. Mặc dù rất khó định lượng hiệu quả về xã hội, song những lợi ích đem lại về xã hội luôn được đề cập, cân nhắc thận trọng trong quá trình quản lý tài chính cơng. Nhà nước phải cân đối giữa việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trên cơ sở lợi ích của tồn thể cộng đồng, những mục tiêu chính trị quan trọng cần phải đạt được
trong từng giai đoạn nhất định với định mức chi hợp lý. Hiệu quả kinh tế là tiêu thức quan trọng để các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền cân nhắc khi xem xét các phương án, dự án hoạt động sự nghiệp khác nhau. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách liên quan đến hoạt động sự nghiệp.
- Nguyên tắc thống nhất: Là thống nhất quản lý tài chính ĐVSN bằng những văn bản
luật pháp thống nhất trong cả nước. Thống nhất quản lý chính là việc tuân theo một khuôn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết tốn, xử lý những vướng mắc trong q trình triển khai thực hiện quản lý thu, chi tài chính ở các ĐVSN. Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng trong đối xử với các ĐVSN khác nhau, hạn chế những tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản thu, chi.
- Nguyên tắc tập trung, dân chủ: Là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính đối với các ĐVSN thụ hưởng ngân sách nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý tài chính ĐVSN đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng hợp lý cả ở quy mô nền kinh tế quốc dân lẫn quy mô ĐVSN.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: ĐVSN là tổ chức công nên việc quản lý tài chính các đơn vị này phải đáp ứng yêu cầu chung trong quản lý tài chính cơng, đó là cơng khai, minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực về tài chính. Bởi vì tài chính cơng là đóng góp của xã hội. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm sốt các quyết định về thu, chi tài chính cơng, hạn chế những thất thốt và đảm bảo tính hợp lý trong chi tiêu của bộ máy nhà nước.
1.3.2. Nội dung quản lý tài chính của Đài truyền hình.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện thống nhất và đầy đủ cơ chế TCTC, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43 là cơ sở pháp lý quan
trọng để các đơn vị sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chuyển sang thực hiện cơ chế mới - cơ chế TCTC. Để triển khai thực hiện tốt Nghị định số 43, Bộ Tài chính đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành sau:
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43 của Chính phủ;
- Thơng tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;
- Quyết định số 202/2006/QĐ - TTg ngày 31/8/2006 về quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 137/2006/ NĐ- CP ngày 14/11/2006 về phân cấp quản lý tài sản trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước; Ngồi ra, đối với Đài Truyền hình TPHCM, sau một thời gian thực hiện theo cơ chế thí điểm khốn thu - chi, căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đài Truyền hình TPHCM QĐ 252/2005/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2005; QĐ 2428/2007/QĐ-UBND ngày 01/2006/2007 quy định về chế độ tài chính đối với hoạt động sự nghiệp truyền hình của Đài THTPHCM.
Có thể nói, các văn bản trên đã tạo nên hành lang pháp lý quan trọng để Đài Truyền hình TPHCM đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thực hiện đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các đơn vị SNCT được giao quyền TCTC đã sử dụng kinh phí do Đài Truyền hình TPHCM giao hiệu quả hơn, đồng thời trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công, phát triển nguồn thu.
Với cơ chế cởi mở, thơng thống hơn đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp của Đài Truyền hình TPHCM được tự chủ trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp; Vay vốn các tổ chức tín dụng, huy động vốn của các cán bộ viên chức trong
đơn vị; từ các nhà đầu tư thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết, do đó cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp được tăng cường, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp phong phú, đa dạng phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
Theo cơ chế tài chính hiện hành, Đài TH TPHCM được Nhà nước giao cho cơ chế khoán thu - chi. Cùng với nguồn kinh phí từ NSNN cấp, Đài TH TPHCM được tự chủ và thống nhất quản lý các nguồn tài chính được sử dụng.
Để điều hành và kiểm sốt nguồn tài chính có hiệu qủa, Đài TH TPHCM đã tăng cường phân cấp quản lý cho các đơn vị thành viên và trực thuộc đối với từng nguồn tài chính cụ thể theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và phù hợp với chế độ tài chính đối với hoạt động sự nghiệp truyền hình của Đài TH TPHCM, đồng thời tạo điều kiện để thủ trưởng đơn vị được phân cấp chủ động điều hành dự toán và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tăng cường vai trò, trách nhiệm trong việc điều hành dự toán ngân sách.
Quy định phân cấp quản lý tài chính bao gồm các quy định phân cấp về quản lý các nguồn thu, quản lý các khoản chi theo quy định của Nhà nước và chế độ tiêu chuẩn định mức hiện hành, phù hợp với hoạt động đặc thù của từng đơn vị và của Đài TH TPHCM. (đối với lĩnh vực quản lý tài chính đầu tư XDCB khơng phân cấp trong Quyết định này).
Thủ trưởng các đơn vị dự tốn chịu hồn tồn trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật Nhà nước về quyết định của mình trong phạm vi được phân cấp, đồng thời căn cứ vào các Quy định hiện hành của nhà nước và của Đài TH TPHCM về chế độ, định mức chi tiêu, đặc thù hoạt động của từng đơn vị để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trình Tổng Giám đốc phê duyệt và gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
Về nguyên tắc:
- Các đơn vị được khốn thu - khốn chi và đơn vị có thu đảm bảo thu nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản thu về tài khoản tiền gửi của Đài TH TPHCM sau khi trừ đi mức khoán chi theo quy định. Trường hợp đặc biệt trình Tổng Giám đốc quyết định. Hàng tháng, phải thực hiện báo cáo về khối lượng và giá trị các dịch vụ
đã cung ứng cho khách hàng, báo cáo các khoản phải thu, đã thu và số đã nộp về Đài TH TPHCM.
- Hàng quý, Ban Kế hoạch - Tài chính căn cứ số phát sinh trên tài khoản tiền gửi của Đài có trách nhiệm đối chiếu các khoản phải thu, đã thu, đã cấp cho các đơn vị báo cáo Tổng Giám đốc Đài TH TPHCM.
- Các đơn vị có thu phải có kế hoạch phát triển nguồn thu hàng năm, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định hiện hành.
1.3.2.1. Các nguồn thu.
Đài truyền hình TP. HCM có các nguồn thu như sau:
Đối
với nguồn thu từ hoạt động Quảng cáo:
- Trên nguyên tắc bảo đảm thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao, các đơn vị thực hiện hoạt động quảng cáo theo đúng Pháp lệnh Quảng cáo, Luật Báo chí và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đơn giá Quảng cáo phân cấp cho các đơn vị tự xây dựng hợp lý theo khung giờ và kênh phát sóng đảm bảo tích cực khai thác các nguồn thu và phấn đấu doanh thu năm sau cao hơn doanh thu năm trước liền kề.
- Đối với việc mua và đổi Quảng cáo trong chương trình của Đài TH TPHCM, các đơn vị thực hiện đúng theo quy định tại Quy chế mua đổi quảng cáo của Đài TH TPHCM và Quy chế về việc sản xuất các chương trình có trao đổi quảng cáo.
- Các đơn vị thu Quảng cáo phải báo cáo thời lượng và doanh thu Quảng cáo, theo khung giờ và kênh phát sóng theo quy định. Định kỳ hàng quý, các đơn vị có hoạt động mua và đổi quảng cáo phải báo cáo tổng hợp việc mua, đổi Quảng cáo về Ban Kế hoạch-Tài chính, Ban Thư ký Biên tập.
Đối
với nguồn thu từ hoạt động Cáp, đầu thu kỹ thuật số, vệ tinh: Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TH Cáp có trách nhiệm:
- Nghiên cứu thị trường và các vấn đề có liên quan để xây dựng Đề án kinh doanh, Dự án phát triển hoạt động truyền hình trả tiền trình Tổng Giám đốc quyết định, bảo đảm hoạt động có lãi.
- Quản lý theo dõi đầy đủ số lượng đầu thu, thuê bao trên mạng Cáp, đầu thu kỹ thuật số, vệ tinh. Hàng tháng thực hiện Báo cáo các nguồn thu của hoạt động dịch vụ truyền hình về Ban Kế hoạch – Tài chính để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Đài.
- Lập phương án kinh doanh trong từng giai đoạn hàng năm, 5 năm…để báo cáo Lãnh đạo Đài phê duyệt.
Đối
với nguồn thu từ dịch vụ sản xuất chương trình và các dịch vụ khác: - Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu tự quyết định về phương án kinh doanh,