-
6. Kết cấu luận văn
4.2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của
4.2.2. Giải pháp sử dụng các nguồn tài chính
4.2.2.1.Đẩy mạnh cơng tác quản lý các khoản chi phí.
Chi phí hoạt động của Đài TH TPHCM là tồn bộ các khoản chi thực hiện nhiệm vụ sản xuất, truyền dẫn, phát sóng chương trình truyền hình; chi hoạt động quảng cáo, hoạt động dịch vụ truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác; các khoản chi khác có liên quan của các đơn vị trực thuộc Đài.
Đài sớm ban hành định mức chi tiêu trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và hệ thống định mức chi do Tổng Giám đốc ban hành hoặc theo quy định hiện hành của Nhà nước, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao và hoạt động có hiệu quả.
4.2.2.2. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
Trong các năm qua, hàng năm, Đài vẫn dành một khoản vốn không nhỏ cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, trên thực tế, khoản vốn đầu tư vẫn còn hạn chế so với nhu cầu đổi mới trang thiết bị máy móc kỹ thuật cho hoạt động của Đài.
Trong thời gian tới, HTV cần phải gia tăng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản này. Kể từ khi được giao quyền tự chủ thu chi, nguồn vốn đầu tư cơ bản từ NSNN giảm, chỉ cịn đầu tư một phần cho dự án nhóm A. Trên cơ sở thực hiện các giải pháp trên như xã hội hóa xây dựng các chương trình truyền hình, tiết kiệm chi phí và huy động vốn từ các nguồn đầu tư khác, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản sẽ được mở rộng. HTV cần lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao.
4.2.2.3 Phát huy hơn nữa quyền tự chủ tài chính tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Trong các năm, HTV đã thực hiện cơ chế khoán thu chi đối với các đơn vị phụ thuộc của Đài. Cơ chế này bước đầu đã mang lại những thành công trong công tác đẩy mạnh nguồn thu và tiết kiệm chi phí. Do vậy, trong thời gian tới, cần phát huy hơn nữa quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị phụ thuộc của Đài.
Cần tiếp tục kiểm tra, ra soát việc xây dựng cơ chế chi tiêu nội bộ tại mỗi đơn vị. Đảm bảo 100% các đơn vị có xây dựng cơ chế chi tiêu nội bộ làm tiền đề cho cơng tác quản lý chi phí. Đài cũng cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện cơ chế chi tiêu nội bộ cho các đơn vị, tránh tình trạng xây dựng mang tính hình thức.
Đặc biệt, trong những năm qua kinh phí quản lý cịn lãng phí, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi của Đài. Do vậy, thời gian tới, Đài phải đưa ra định mức phù hợp về chi phí quản lý nhằm tạo điều kiện tiết kiệm chi phí cho hoạt động, tập trung vốn cho sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình.
4.2.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý tài chính tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất; Phát huy vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Bộ Thông tin truyền thơng, Văn hóa và lãnh đạo của Đài về cơng tác quản lý.
Thực tiễn đã cho thấy ở đâu, đơn vị nào mà cơng tác tài chính khơng dựa trên cơ sở những định hướng đúng đắn của cấp uỷ Đảng và chỉ huy đơn vị hoặc ở đâu cấp uỷ Đảng và chỉ huy đơn vị buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác tài chính, khơng phát huy tốt vai trò phối hợp hoạt động của các ngành với Cơ quan Tài chính; khơng làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc, kỷ luật tài chính… thì ở đó hiệu quả cơng tác tài chính nói chung và chất lượng cơng tác lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách nói riêng sẽ khơng được đảm bảo, thậm chí có thể dẫn tới những lệch lạc, sai lầm nghiêm trọng.
Thực trạng cơng tác quản lý kinh phí hoạt động ở HTV vừa qua cho thấy: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phân phối chi tiêu sử dụng kinh phí hoạt động cịn có những nội dung chưa đúng nguyên tắc kỷ luật tài chính, hiệu quả chi chưa cao. Vai
trị lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp uỷ ở một số cơ quan, ngành nghiệp vụ còn hạn chế. Người chỉ huy ở một số cơ quan, đơn vị chấp hành chưa triệt để quy chế lãnh đạo của cấp uỷ; Trong chỉ đạo và điều hành chưa kiên quyết, mới quan tâm đến cơng tác đảm bảo tài chính mà chưa quan tâm đúng mức tới công tác quản lý.
Thứ hai; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Đài, đơn vị và cá nhân về quản lý tài chính
Chất lượng cơng tác bảo đảm và quản lý tài chính ngồi các yếu tố thuộc về trình độ, năng lực và trách nhiệm của nhà quản trị thì cịn phụ thuộc một phần khơng nhỏ vào vai trị, trách nhiệm và những hiểu biết nhất định của các cơ quan, các bộ phận và cá nhân trực tiếp chi tiêu sử dụng tài chính cho thực hiện các hoạt động của đơn vị.
Quản lý tài chính của Đài phải là trách nhiệm của tất cả nhân viên trong Đài. Chỉ huy đơn vị là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động tài chính của Đài. Bộ phận Tài chính là bộ phận tham mưu, giúp việc cho cấp uỷ Đảng, Ban Giám đốc về cơng tác tài chính, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm và quản lý tài chính đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về thực hiện các công việc chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc phát huy ý thức, trách nhiệm của tất cả các cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ quản lý tài chính là phát huy tinh thần, trách nhiệm trong việc quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn của đơn vị; và đó cũng chính là việc phát huy quyền làm chủ tập thể của mọi người. Nâng cao năng lực cho bộ phận Tài chính là nâng cao năng lực hoạt động của cả một tập thể, một guồng máy và của cả một hệ thống. Để thực hiện vấn đề này, HTV cần phải giải quyết đồng bộ một loạt các vấn đề nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Bộ phận quản lý Tài chính và của mỗi cán bộ, nhân viên trong Đài như: Bồi dưỡng, phát triển cao hơn về trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức, củng cố và tăng cường tổ chức biên chế, trang bị tốt phương tiện làm việc cho bộ phận quản lý Tài chính; cải tiến phương pháp và đổi mới tác phong cơng tác, phát huy tính năng động, sáng tạo.
Thứ ba; Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; năng lực cơng tác đối với cán bộ, nhân viên ngành tài chính
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính có chất lượng tồn diện về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức; về năng lực, đề xuất, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện.
Để thực hiện được nội dung này có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau kết hợp nhiều hình thức học tập như cử cán bộ học tập tại các trường trong và ngoài nước. Động viên tinh thần tự học, tự rèn luyện với mỗi cá nhân trong bộ phận tài chính, trong đó việc động viên khích lệ tinh thần tự học tập, tự nghiên cứu là cơ bản, chủ yếu vừa tranh thủ được nhiều thời gian, mọi điều kiện môi trường vừa gắn kết với thực tế công việc.