Những tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của đài truyền hình TP hồ chí minh (Trang 52 - 59)

-

6. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung về những thành quả và tồn tại trong quản lý tài chính của Đà

2.3.2. Những tồn tại

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, cũng đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc, do thiếu tính đồng bộ, chưa cụ thể. Việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp của Đài TH TPHCM nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp, huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính, lao động, tài sản... quan trọng của Đài TH TPHCM để phát triển các loại hình sự nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội; bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, có bước chuyển biến, nhưng chưa mạnh. Cụ thể còn một số tồn tại vướng mắc như sau:

- Đến nay Đài TH TPHCM vẫn chưa có qui định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ.

- Luật kế toán ra đời với quy định bố trí người làm kế toán trưởng cũng dẫn tới những khó khăn nhất định cho Đài TH TPHCM. Hiện nay ở các đơn vị đều có cán bộ phụ trách kế toán (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm). Tuy nhiên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 40, Nghị định số 128/2004/NĐ - CP, Điều 33, Luật kế tốn ngày 17/6/2003 thì một số cán bộ trong Đài khơng đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm làm kế toán trưởng của các đơn vị trực thuộc HTV về trình độ chuyên mơn và thâm niên cơng tác. Khó khăn này địi hỏi Đài phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ của mình nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định. Nhiệm vụ này cần phải có một thời gian dài mới thực hiện được, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cơng tác kế tốn - tài chính của Đài TH TPHCM.

Yêu cầu nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên ban tài chính là nhiệm vụ đặt ra ở bất kỳ một đơn vị kế toán nào nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác kế tốn - tài chính, góp phần thực hiện đầy đủ chức năng tham mưu và thơng tin của kế tốn. - Về phân cấp đầu tư, mua sắm tài sản: mặc dù Đài có phân cấp mua sắm tài sản

nhưng giá trị phân cấp thấp, manh mún chưa phát huy tính tích cực, chủ động. - Việc mua sắm và sửa chữa TSCĐ (trừ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê

TPHCM nhưng chưa được quy định nên ngoài các đơn vị sự nghiệp được giao khoán thu - chi được chủ động mua sắm theo phân cấp, còn các Ban chức năng, các Ban Biên tập... còn phụ thuộc vào phê duyệt của Ban Tài chính và Lãnh đạo Đài. - Các định mức, tiêu chuẩn ngành: tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật lạc hậu,

còn chậm sửa đổi, như: định mức biên chế lao động theo lĩnh vực, theo ngành, nghề, theo khung, thể loại chương trình, các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành... nên hạn chế tính tự chủ tài chính đối với sự nghiệp.

- Nhiều chính sách là tiền đề, là điều kiện quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp trong Đài còn chưa được ban hành, sửa đổi, bổ sung, như: Ban hành quy chế xã hội hoá sản xuất các chương trình truyền hình, chưa giao cho các đơn vị có thu chủ động xây dựng và ban hành giá quảng cáo & dịch vụ và chế độ giảm giá linh hoạt, chế độ khoán chi thực hiện chương trình/doanh thu,... vì vậy đã khơng khuyến khích được các Ban nội dung, các đơn vị để tăng thu bù đắp được chi phí cần thiết cho các hoạt động sản xuất chương trình.

Đối với những khoản chi chung của Đài như chi mua đổi bản quyền, chi sản xuất chương trình… thường có hiện tượng một nội dung chi nhưng liên quan đến nhiều đơn vị, dẫn đến hiện tượng chồng chéo chức năng nhiệm vụ, chưa phát huy tính chủ động của các đơn vị, đôi lúc làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh.

Ở một số đơn vị, do đặc điểm cơ cấu tổ chức chưa hồn thiện nên bộ máy kế tốn cũng chưa có đủ các phần hành kế tốn theo đúng quy định. Hầu hết đội ngũ làm cơng tác tài chính - kế tốn của HTV đều được chuyển giao từ thế hệ bao cấp, đang quen với cơ chế thụ động hàng năm trong chờ vào nguồn kinh phí do NSNN cấp bao nhiêu thì tiêu hết bấy nhiêu, chứ khơng quan tâm nhiều đến việc tăng thu - tiết kiệm chi, đó cũng là trở ngại không nhỏ đối với cơ chế TCTC của Đài.

- Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hồn thành cơng việc và chất lượng các sản phẩm của từng đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được Đài TH TPHCM ban hành. Ở một số đơn vị thuộc khối Sản xuất chương trình chi trả thu nhập vẫn mang tính chất bình

qn, chưa gắn chất lượng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ công chức viên chức trong đơn vị sự nghiệp.

- Về liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp: Đài cũng chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ, nên các đơn vị triển khai còn lúng túng chưa thống nhất. - Bên cạnh việc phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị được giao, trong những năm qua

để phục vụ cho mọi hoạt động của Đài đều dựa vào nguồn kinh phí tự trang trải. Đài phải đẩy mạnh đầu tư, giám sát các khoản chi phí sao cho vừa mang lại hiệu quả, mọi hoạt động đều phải tính đến yếu tố mang lại lợi nhuận và cần phải tách bạch trong việc hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và hoạt động kinh tế nhằm thu lợi nhuận.

- Mặt khác, với đặc thù là Cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ chính trị song song với cơ chế tài chính tự chủ hồn tồn, điều đó dẫn đến một thực tế là có những khoản kinh phí của Đài sẽ khơng mang lại lợi nhuận và phải lấy nguồn từ các hoạt động kinh doanh khác bù đắp vào, nếu xét trên phương diện kinh doanh thì sẽ là một yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của Đài (làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của Đài). Vì vậy, Đài cũng cần phải có những cơ chế tài chính đặc thù để hỗ trợ Đài trong giai đoạn trước mắt.

Kết luận chương 2

Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng cho những đánh giá rất khách quan về cơ chế TCTC ở Đài TH TPHCM hiện nay. Cơ chế TCTC đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý ở Đài TH TPHCM. Tuy nhiên với những tồn tại, hạn chế như trên, để thực hiện được các mục tiêu của q trình đổi mới, phát huy những mặt tích cực và kết quả đã đạt được, Đài TH TPHCM cần tiếp tục nghiên cứu để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và các quy định tài chính hiện hành, đồng thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục những mặt hạn chế, khó khăn cịn tồn tại của cơ chế tài chính hiện nay. Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp nhằm tăng chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình TPHCM.

Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là đài truyền hình lớn thứ hai của cả nước. Ðài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) là Đài do Nhà nước quản lý, trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM, bắt đầu phát sóng từ ngày 01/05/1975. Đối tượng phục vụ chính của HTV là nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Hiện tại HTV đang thực hiện việc mở rộng vùng phủ sóng ở các tỉnh, thành nhằm phục vụ đông đảo nhân dân tất cả Việt Nam. Trong những năm, kể từ khi áp dụng quyền tự chủ thu chi tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, công tác quản lý thu chi của Đài đã không ngừng được cải thiện để ngày càng phù hợp hơn, góp phần có thể nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình. Mặc dù vẫn cịn những hạn chế nhất định, nhưng trong các năm qua, dịch vụ truyền hình của Đài ngày càng được mở rộng và nâng cao. Số lượng kênh phát sóng của Đài ngày một gia tăng cùng với số lượng và chất lượng các chương trình truyền hình. Để đánh giá một cách trung thực và toàn diện về chất lượng truyền hình của Đài, tác giả tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của khán giả xem truyền hình đối với dịch vụ truyền hình mà Đài cung cấp.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CUNG CẤP TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM

3.1. Đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình TP.HCM.

Tính da dạng của các chương trình truyền hình

Bảng 3.1: Các kênh phát sóng của Đài Truyền Hình TPHCM

STT Kênh Nội dung

1 HTV1, HTV2 Kênh thông tin công cộng, giải trí tổng hợp

2 HTV Thể thao Kênh thể thao

3 HTV3 Kênh thiếu nhi

4 HTV4 Kênh khoa học giáo dục

5 HTV7 Kênh thơng tin giải trí và thương mại quảng cáo 6 HTV9 Kênh chương trình khoa giáo, tổng hợp

7 HTC Nhóm kênh truyền hình cáp

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Đài Truyền hình TPHCM)

Đài Truyền Hình TPHCM là đài do nhà nước quản lý, trực thuộc Ủy ban Nhân dân TPHCM, bắt đầu phát sóng từ ngày 01/05/1975. HTV phủ sóng TPHCM và các tỉnh lân cận. HTV hiện phát sóng trên 2 kênh là kênh 7 và kênh 9 (kỹ thuật tương tự - analogue). Ngồi ra, HTV cịn phát sóng 06 kênh. Nhìn chung, các kênh truyền hình của Đài tương đối đa dạng và phong phú, đáp ứng được thị hiếu của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.

Hiện nay Đài đã đầu tư nhiêu trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp cho khán giả những chương trình với chất lượng và hình ảnh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số lượng chương trình ngày càng gia tăng như trên do đó tỷ lệ giờ phát sóng của Đài ngày càng tăng cao qua các năm

TỶ LỆ GiỜ PHÁT SÓNG CỦA CÁC KÊNH TRÊN HTV TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 - 2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Hình 3.1: Tỷ lệ giờ phát sóng của các kênh trên HTV Số lượ ng, c hất lượ ng đ ội ng ũ n bộ, viê n chức Đài

Theo quy định Nhà nước thì nhân sự trong biên chế và hợp đồng hưởng lương từ ngân sách Thành phố cấp cho Đài. Và hợp đồng lao động ngoài biên chế do Đài tạm tuyển để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhiệm vụ chính trị và thay thế cho số viên chức nghỉ chính sách, hưởng lương từ nguồn thu hoạt động dịch vụ quản cáo của Đài.

Đài còn sử dụng lực lượng cộng tác viên ở các lĩnh vực xã hội không chỉ trong thành phố mà cịn ở các tỉnh khác để cung cấp lượng thơng tin cần thiết. Các thông tin này đều được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi được đưa vào sử dụng.

Đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý: trình độ chuyên môn nghiệp vụ đều đạt Đại học, cao cấp chính trị, năng lực quản lý tốt, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và trình độ ngoại ngữ tốt.

Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập, đạo diễn: trình độ chun mơn nghiệp vụ đều tốt nghiệp Đại học và sau Đại học. Về trình độ chính trị hiện nay Đài trang bị kiến thức đào tạo cho tồn bộ đội ngũ này. Về trình độ ngoại ngữ và vi tính thì chỉ có khối biên tập nước ngồi là đáp ứng được toàn bộ.

Đối với Khối kỹ thuật: đội ngũ kỹ thuật và kỹ thuật viên đều có trình độ ngoại ngữ, đại học và sau đại học, đều trang bị kiến thức chuyên mơn cao trong truyền hình. Đủ đáp ứng yêu cầu phát triển đổi mới công nghệ tiên tiến của Đài.

Đối với khối quản lý: tổ chức hành chính, văn phịng, tài chính – kế hoạch đều có trình độ đại học, và một số được trang bị trình độ trung cấp lý luận chính trị.

sở vật chất phục vụ cung cấp dịch vụ truyền hình

Đài tọa lạc tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Đinh Tiên Hồng, Quận 1.HTV có thể nhận dạng từ rất xa bởi tháp anten 3 chân tự đứng cao 254m do công ty Alan Dick (Vương quốc Anh) xây dựng mới năm 2010 (thay cho cột anten 128m cũ đã có từ năm 1967).

Hai kênh HTV7 & HTV9 cũng chính thức được đưa lên vệ tinh Vinasat 1 (132.0° kinh đơng) vào năm 2005, phủ sóng tồn bộ khu vực Đơng Nam Á và các nước châu Á lân cận (HTV cũng là đơn vị thứ hai ở Việt Nam đưa sóng truyền hình lên vệ tinh cho tới thời điểm này).

HTV có Hãng phim truyền hình (TFS) chuyên sản xuất phim truyện và phim tài liệu. Trung tâm dịch vụ truyền hình (TSC) là đầu mối liên hệ dịch vụ quảng cáo. Trung tâm sản xuất chương trình (PPC) là nơi sản xuất các chương trình truyền hình và hậu kỳ sản xuất. Trung tâm Truyền hình cáp (HTVC) mang đến cho khán giả các chương trình trong nước và ngồi nước với chất lượng ổn định. Các chương trình chính phục vụ người xem gồm có tin tức, khoa học giáo dục, chuyên đề, thể dục thể thao, phim truyện, phim hoạt hình, ca nhạc, sân khấu, giải trí ... Với thiết bị, cơng nghệ hiện đại đang từng bước chuyển sang kỹ thuật số và một nguồn nhân lực giỏi, HTV hiện là một trong hai Đài truyền hình lớn của Việt Nam.

Chất lượ ng về nội du ng:

Đài xác định rõ phải hồn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Đài ln phát triển khá đầy đủ và sinh động nhiều nội dung của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của Thành phố, cả nước và quốc tế. Thường xuyên xuất hiện những chuyên đề về đời sống dân sinh mang tính xã hội cao; những loạt phóng sự về kinh tế, tài chính mang tính chiến lược sâu sắc; những bài bình luận kinh tế chính trị trong nước và thế giới. Đài đã thể hiện khá rõ trong việc xã hội hóa nội dung các chương trình rất gần gũi với khán giả, giúp người dân thấy được mình cũng tham gia vào trong cơng cuộc đổi mới đất nước mình với các cuộc hội thảo đóng góp ý kiến cho chính sách...

Nội dung phim truyện ngày nay khơng cịn là những phim của nước ngồi mà cịn là những phim truyện Việt Nam với những phim phát trong giờ vàng. Những game show được Việt hóa... Mặc dù đó là những hướng đi mới của truyền hình TPHCM, song vẫn cịn đó những khó khăn đó là Đài cần có định hướng rõ ràng trong nội dung đặc biệt là những tin thời sự, thời tiết... Đó chính là sự cần thiết phải có định hướng nội dung, tin bài phải được kiểm duyệt mang tính chính xác cao và phải được trình bày phong phú và hấp dẫn.

Chí nh sác h phục v ụ

Hạn chế của truyền hình có thể thấy là mức độ xác định của thơng tin tiếp nhận. Khán giả hoàn tồn phụ thuộc và bị động về những gì mà kênh truyền hình phát, chỉ khi xem xong khán giả mới đưa ra những phản ánh. Đối với những chương trình trực tiếp người dẫn chương trình chỉ cần lơ là khơng tập trung sẽ khơng truyền tải đầy đủ nội dung thông điệp đến được khán giả xem Đài. Để khắc phục những hạn chế đó, cần phải xây dựng nội dung chương trình, kịch bản chương trình rõ ràng xúc tích, cách diễn đạt cần được rút ngắn, không chạy theo chi tiết mà cần khái quát những vấn đề dễ nhớ, tạo ấn tượng sâu sắc và thường được nhắc lại nhiều lần. Những chương trình quan trọng cần được phát lại nhiều lần trong ngày vào những thời điểm khác nhau để mọi khán giả đều có thể nắm bắt.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của đài truyền hình TP hồ chí minh (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w