3 .1GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHNO & PTNT VIỆT NAM
4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay tài trợ so với tổng doanh số cho vay
Cho vay hỗ trợ xuất khẩu là một hình thức tài trợ trước xuất khẩu đang được thực hiện khá phổ biến tại NHNo. Do tính chất của hoạt động tín dụng này gắn liền với thương vụ, thời gian tài trợ chỉ khoảng từ 3 đến 4 tháng, bắt đầu từ lúc DN thu mua nguyên liệu, chế biến thành sản phẩm và kết thúc vào lúc DN hoàn tất việc xuất khẩu ra nước ngoài cho nên các khoản vay này đều là ngắn hạn. Hiện nay, có 2 trường hợp để chi nhánh tài trợ trước xuất khẩu là cho vay trực tiếp theo yêu cầu của nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký kết) hoặc cho vay dựa trên bộ chứng từ hàng xuất. Mặt hàng mà Ngân hàng thực hiện tài trợ là thủy sản bao gồm các sản phẩm chế biến từ tôm, cá tra, cá basa… chứ chưa có các loại khác như gạo, hoa quả, thủ cơng mỹ nghệ…
Thị trường khách hàng mà NHNo phục vụ chủ yếu tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Từ năm 2019 đến nay khách hàng xuất khẩu thủy sản hợp tác với chi nhánh bắt đầu gia tăng. Năm 2019, chi nhánh hợp tác với 4 công ty là: Công ty TNHH Kim Anh, Công ty TNHH Phương Nam, Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta và Công ty TNHH chế biến thủy sản Út Xi. Đây đều là những doanh nghiệp lớn mạnh trong ngành thủy sản. Sang năm 2020, chi nhánh đã thu hút được thêm một khách hàng lớn là Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng Stapimex. Đến năm 2021, có thêm sự gia nhập của 2 doanh nghiệp trẻ là Công ty TNHH Ngọc Thái và Công ty TNHH chế biến hải sản xuất khẩu Khánh Hoàng. Như vậy, hiện nay NHNo & PTNT đã thiết lập quan hệ tín dụng với 7 doanh nghiệp thủy sản trong tổng số khoảng 10 doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn. Mặc dù trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu, chi nhánh phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác như Ngân hàng ngoại thương vốn có thế mạnh về tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và Ngân hàng phát triển chuyên về tín dụng xuất nhập khẩu, nhưng chi nhánh ln cố gắng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đảm bảo vững về mặt nghiệp vụ chuyên môn nên trong thời gian qua luôn đạt được sự tăng trưởng về lượng khách hàng, về doanh số cho vay và dư nợ. Có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau:
Bảng 9: TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DOANH SỐ CHO VAY (2019-2021)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cho vay TTXKTS 1.132.636 28,92 1.668.814 29,45 2.300.815 23,61 536.178 47,34 632.001 37,87 Cho vay khác 2.783.914 71,08 3.998.701 70,55 7.445.706 76,39 1.214.787 43,64 3.447.005 86,20 Tổng doanh số cho vay 3.916.550 100,00 5.667.515 100,00 9.746.521 100,00 1.750.965 44,71 4.079.006 71,97
71,08% 28,92% cho vay TTXKTS cho vay khác Năm 2005 70,55% 29,45% Năm 2006
Biểu đồ 5: Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số cho vayNhìn chung doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản có xu hướng
tăng trong giai đoạn 2019-2021. Cụ thể, trong năm 2020 tốc độ tăng trưởng ở lĩnh vực này là 47,34% tương đương tăng 536.178 triệu đồng so với năm 2019. Sang năm 2021 doanh số cho vay tài trợ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn trước đạt 37,87% tương đương tăng 632.001 triệu đồng. Nguyên nhân là do cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên toàn cầu cũng ngày càng tăng với tốc độ khoảng 4,3% mỗi năm (FAO). Các thị trường chính là Mỹ, EU cũng gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản bình quân đầu người khoảng 1-12% (FAO). Với mức nhu cầu càng tăng cao, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng khơng ngừng nâng cao năng suất, sản lượng cũng như mở rộng quy mô
hoạt động. Hơn nữa, đa số các công ty có quan hệ tín dụng với NHNo (Phương Nam, Út Xi, Stapimex, Kim Anh…) đều là những doanh nghiệp được thành lập lâu năm, rất có uy tín và có chỗ đứng vững vàng trên thương trường nên hoạt động kinh doanh luôn ổn định nhờ vào những đơn đặt hàng lớn từ các khách hàng truyền thống.
Ngoài ra, trong năm 2020 và 2021 nhờ nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới nên lượng doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu hỗ trợ từ phía Ngân hàng cũng tăng hơn so với năm 2019. Với tiêu chí có lợi cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng đã không ngừng cải tiến phương thức cho vay truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách triệt để. Chi nhánh thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm trang bị cho nhân viên kiến thức chun mơn vững vàng để có thể xử lý cơng việc nhanh gọn, chính xác và cịn giúp giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng. Từ đó chất lượng dịch vụ tiếp tục được nâng cao thêm một bước mới. Tại chi nhánh hồ sơ vay vốn của khách hàng được tiếp nhận, thẩm định và hồi âm một cách nhanh chóng. Đối với những khách hàng đến vay vốn lần thứ hai trở đi thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Đây chính là một đặc điểm giúp giữ chân những khách hàng thân thiết. Vì thế khi kim ngạch xuất khẩu của các DN tăng lên thì cũng sẽ thúc đẩy doanh số cho vay tài trợ tăng theo.
Mặc dù trong khoảng thời gian này, ngành thủy sản cũng gặp phải khơng ít khó khăn khi bị áp đặt hạn ngạch xuất khẩu, sự cản trở của hàng rào thuế quan và những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu với kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng cùng với sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của các cơ quan ban ngành đã vượt qua được thử thách. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn không bị ảnh hưởng đáng kể, các DN ln hồn thành kế hoạch. Do đó, để có thể đáp ứng kịp thời lượng hàng xuất khẩu, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn rất lớn dẫn đến doanh số cho vay ở lĩnh vực này ngày càng tăng.
Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số cho vay ta lại thấy có sự thay đổi khơng theo xu hướng nhưng cũng không đáng kể. Nếu như trong năm 2019, tỷ lệ này là 28,92% và tiếp tục tăng đạt 29,45% trong năm 2020 thì khi bước sang năm 2021 tỷ lệ này lại giảm xuống cịn 23,61%. Điều này có thể giải thích là do trong năm 2021 Ngân hàng tập trung củng cố việc
cho vay các lĩnh vực truyền thống như hộ sản xuất, công thương nghiệp, tiêu dùng …làm doanh số cho vay khác lên đến 7.445.706 triệu đồng, chiếm 76,39% tổng doanh số cho vay và đạt tốc độ tăng trưởng đến 86,20% so với năm 2020 trong khi tốc độ tăng trưởng của tài trợ xuất khẩu chỉ ở mức 37,87%. Chẳng hạn như đối với tín dụng hộ sản xuất, một số hộ ni tơm bị thất mùa những năm trước nay đã có kinh nghiệm nên chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa theo đúng khuyến cáo của cơ quan ban ngành nên Ngân hàng cũng tạo điều kiện cho họ vay vốn sản xuất để có nguồn thu tiếp tục trả nợ cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, do chính sách mở rộng phát triển kinh tế địa phương, Ngân hàng đã tăng cường khối lượng cho vay đối với hợp tác xã để mở rộng quy mơ hoạt động nhằm khuyến khích thành phần này phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhu cầu vay vốn của bà con nông dân ngày càng cao chứng tỏ bà con đã dần mở rộng sản xuất về quy mơ và hình thức, từng bước phát triển nền nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm giàu cho bản thân và xã hội. Đó cũng chính là mục tiêu hoạt động của chi nhánh. Cụ thể, trong năm 2020 NHNo cho vay hộ sản xuất và hợp tác xã lần lượt là 1.425.204 triệu đồng và 1.455 triệu đồng nhưng sang năm 2021 số tiền cho vay lại tăng lên đến 2.316.238 triệu đồng và 18.480 triệu đồng. Ngồi ra, hiện có trên 20 doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ với Ngân hàng như Cơng ty mía đường Sóc Trăng, Nơng trường 30-4, Cơng ty sách thiết bị trường học…Các DNNN này thường xuyên có nhu cầu bổ sung vốn lưu động và đầu tư sửa chữa, xây mới nhà xưởng …nên ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này tiếp xúc kịp thời với vốn tín dụng, điển hình như chi nhánh cho vay vốn lưu động Cơng ty mía đường là 50.000 triệu đồng.
Từ đó dẫn đến tỷ trọng doanh số cho vay ở các lĩnh vực này tăng cao làm cho tỷ trọng cho vay tài trợ xuất khẩu có xu hướng giảm trong năm 2021. Bên cạnh đó cịn dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khác có xu hướng tăng (từ 43,64% năm 2020 lên đến 86,20% năm 2021) trong khi tài trợ xuất khẩu lại giảm (47,34% xuống còn 37,87%)