Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU THUỶ sản TẠICHI NHÁNH NHNO PTNTTỈNH up (Trang 36)

2021)

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phịng Tín dụngNHNo & PTNT Sóc Trăng)

0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Nợ quá hạn

Biểu đồ 3: Tình hình hoạt động tín dụng

Dựa vào bảng thống kê và biểu đồ trên ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Điều này thể hiện rõ ở sự tăng lên của doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ qua ba năm.

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

2020/2019 2021/2020 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 3.916.550 5.667.515 9.746.521 1.750.965 44,71 4.079.006 71,97 Doanh số thu nợ 3.569.521 5.208.510 8.320.205 1.638.989 45,92 3.111.695 59,74 Dư nợ 2.533.213 2.992.218 4.418.534 459.005 18,12 1.426.316 47,67 Nợ quá hạn 35.397 65.082 295.160 29.685 83,86 230.078 353,52

- Doanh số cho vay: liên tục tăng trong giai đoạn 2019 – 2021 với tốc độ cao. Năm 2020, doanh số cho vay là 5.667.515 triệu đồng, tăng so với năm trước 1.750.965 triệu đồng tương đương tăng 44,71%. Sang năm 2021 tốc độ tăng doanh số cho vay đạt đến 71,97% tương đương tăng 4.079.006 triệu đồng so với năm 2020. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, Ngân hàng thực hiện nhiều cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục cho vay tạo thuận lợi cho khách hàng, cho vay với lãi suất cạnh tranh, mở rộng đầu tư tín dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, Ngân hàng đặt tại trung tâm thị xã là một địa điểm thuận lợi để giao dịch cũng như tìm hiểu về nhu cầu vốn của người dân để có phương hướng, kế hoạch hoạt động phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ nhân viên với kinh nghiệm lâu năm, nhiệt tình hướng dẫn phục vụ khách hàng cũng là một nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng tiến triển tốt đẹp.

- Doanh số thu nợ: cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu

nợ cũng ngày càng cao. Năm 2019 doanh số thu nợ đạt 3.569.521 triệu đồng. Sang năm 2020, tăng thêm 45,92% tương đương tăng 1.638.989 triệu đồng. Đến năm 2021, doanh số thu nợ đạt 8.320.205 triệu đồng với tốc độ tăng 59,74% cao nhất trong vòng ba năm. Sở dĩ có được kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng thường xuyên nâng cao chất lượng tín dụng, thơng qua phân loại khách hàng để có giải pháp đầu tư hiệu quả, ưu tiên với khách hàng loại A có uy tín, phân loại nợ đúng quy định. Đồng thời thực hiện các quy trình tín dụng sau cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn đầu tư, thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu kinh tế địa phương và khu vực nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa chất lượng tín dụng. Ngồi ra, do thời gian gần đây người dân sử dụng vốn vay của Ngân hàng đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả nên tích cực trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

- Dư nợ: cũng có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2020 dư nợ là 2.992.218 triệu đồng tăng 18,12% so với năm trước. Sang năm 2021, dư nợ càng tăng với tốc độ nhanh hơn đạt 47,67% so với năm 2020 tương đương tăng 1.426.316 triệu đồng tức đạt 4.418.534 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay đối với các ngành nghề đang phát triển có nhu cầu nguồn vốn lớn. Ngồi ra việc đơn giản hóa các thủ tục cho vay cũng như thực hiện linh hoạt các quy định

về đảm bảo tiền vay cũng giúp Ngân hàng thu hút thêm một lượng lớn khách hàng. Tổng dư nợ qua 3 năm đều đạt trên 97% so với kế hoạch.

- Nợ quá hạn: trong quá trình hoạt động kinh doanh, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Từ năm 2019 đến 2021, nợ quá hạn có xu hướng tăng cho thấy Ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng. Mặc dù tích cực xử lý nhưng vẫn phát sinh nợ xấu chủ yếu ở đối tượng hộ sản xuất (hộ nuôi tôm) chiếm trên 97%, các đối tượng khác thấp không đáng kể. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất bị thiên tai, dịch bệnh trong nhiều năm liền, tuy đã được Ngân hàng gia hạn nhưng khả năng khôi phục sản xuất rất chậm. Một số trường hợp do hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, ni tơm ngồi vùng quy hoạch, quy trình sản xuất chưa hợp lý theo khuyến cáo của ban ngành chức năng. Ngoài ra một bộ phận dư nợ tín dụng phát sinh trước đây do khâu thẩm định chưa tốt, quá trình xử lý nợ thiếu kiên quyết, ý thức vay trả của hộ vay chưa cao. Bên cạnh đó, có một phần nợ đến hạn chưa thu được ở lĩnh vực cho vay xuất khẩu lao động do người lao động mất việc làm, bị đuổi việc, trở về nước trước hạn, bên vay không chuyển tiền về qua ngân hàng để trả nợ.

3.3.3 Định hướng hoạt động trong năm 2023

a. Mục tiêu phấn đấu:

Chỉ tiêu

(đơn vị: tỷ đồng) 2021 2023 (+)(-) Tỷ lệ - Tổng nguồn vốn 1.852,1 2.315,0 463,0 25,0% + Tiền gởi dân cư 1.331,4 1.527,9 196,5 14,7% + Huy động ngoại tệ 71,5 100,0 28,5 40,0% - Tổng dư nợ 4.418,4 5.523,0 1.111,0 25,0%

+ Tăng trưởng tín dụng 25,0%

+ Tỷ trọng nợ trung dài hạn 26,90% 26,0%

+ Nợ xấu 6,68%  7%

+ Tài chính 1,36 đảm bảo thu nhập

b. Định hướng thực hiện :

- Triển khai kịp thời mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2023, những chủ trương quy định của NHNo & PTNT VN đến các đơn vị NHNo phụ thuộc.

- Thực hiện đa dạng các hình thức, phương thức huy động vốn và linh hoạt lãi suất, tạo sức thu hút khách hàng.

- Thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu tín dụng với yêu cầu và mục tiêu phù hợp với năng lực, khả năng quản lý tốt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, an tồn vốn.

- Tích cực xử lý nợ xấu theo quy định, giảm thiểu rủi ro thông qua nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý sâu sát vốn vay, thực hiện phân nhóm nợ chính xác theo quy định, xử lý kịp thời không để phát sinh nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu so với năm trước.

- Phối hợp chặt chẽ công tác chuyên môn với Cơng đồn trong tun truyền, thi đua, quan tâm thích đáng hợp lý lợi ích của người lao động cả về tinh

thần, tạo niềm tin gắn bó dài lâu với lợi ích doanh nghiệp và cán bộ viên chức.CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN

2019-2021

4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Nguồn thu nhập chính của các NHTM nói chung và NHNo Sóc Trăng nói riêng đều từ hoạt động tín dụng. Do đó, ngồi cho vay những lĩnh vực truyền thống như tín dụng hộ sản xuất, hợp tác xã, tiêu dùng…thì trong những năm gần đây chi nhánh cịn mở rộng đầu tư tín dụng vào các ngành nghề đang phát triển nhằm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và tăng nguồn thu nhập. Một trong những ngành nghề đang thu hút sự quan tâm của các ban ngành và là mũi nhọn của tỉnh đó là ni trồng thủy sản để chế biến thành sản phẩm xuất khẩu. Do đó, chi nhánh đã chủ động, linh hoạt đầu tư vào lĩnh vực tài trợ xuất khẩu thủy sản. Vì Sóc Trăng có nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thích hợp cho việc ni trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước mặn và cả nước lợ. Hàng năm Sóc Trăng cung cấp từ 30 – 45 ngàn tấn sản phẩm thủy sản trong đó có khoảng 20 ngàn tấn tôm xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…mang lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn tỉnh. Chính vì thế hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHNo chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các công ty chế biến hàng thủy sản xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp giảm áp lực về vốn để có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký, không làm gián đoạn q trình sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ còn giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC TÀI TRỢ TẠI NGÂN HÀNG (2019-2021)

ĐVT: USD

(Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo Sóc Trăng)

Trong giai đoạn 2019-2021, tỷ lệ vốn các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu được hỗ trợ chiếm từ 29,65% đến 33,96% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng qua từng năm. Điều này phản ánh lợi ích từ hoạt động tài trợ đối với cả người đi vay và người cho vay nên đã làm tăng nguồn thu cho cả đôi bên. Đối với các công ty xuất khẩu, nguồn vốn thường nằm trong cả ba khâu: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm chờ xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt vốn làm ảnh hưởng đến tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh. Nhờ sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng với nhiều hình thức như tài trợ trước và sau xuất khẩu…công ty dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhờ đó hoạt động của các cơng ty đã diễn ra rất thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, thu hút nguồn ngoại tệ dồi dào về cho tỉnh nhà. Về phía NH, khi thực hiện hoạt động tài trợ ngoài thu lãi cho vay, NH cịn có khoản thu phí từ việc thơng báo L/C, tu chỉnh L/C, huỷ L/C…mà lại không phải đối mặt với rủi to tín dụng. Chính vì vậy, NH càng chú trọng mở rộng quy mô hoạt động này, ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế để hỗ trợ tốt hơn cho các DNXK. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tài trợ trên tổng kim ngạch xuất khẩu của các DN có xu hướng tăng.

4.2 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN KHẨU THUỶ SẢN

Để có cái nhìn tồn diện bao qt về hoạt động này, trước khi đi vào phân tích cụ thể tình hình tài trợ xuất khẩu theo nhiều tiêu chí khác nhau chúng ta cần phải tìm hiểu một cách tổng thể thực trạng của hoạt động này trong ba năm qua. Các chỉ tiêu tổng hợp về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn được trình bày trong bảng số liệu số 5.

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Tổng kim ngạch xuất khẩu 240.050.000 325.010.186 420.395.231 Doanh số cho vay tài trợ 71.176.760 103.711.046 142.783.579 Tỷ lệ tài trợ/tổng kim ngạch (%) 29,65 31,91 33,96

Bảng 5: TÌNH HÌNH TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN (2019-2021)

ĐVT: USD

(Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo Sóc Trăng)

0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 140.000.000 160.000.000USD 2005 2006 2007 Năm

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Nợ quá hạn

Biểu đồ 4: Tình hình tài trợ xuất khẩu - Doanh số cho vay:

Tài trợ xuất khẩu là một hoạt động tín dụng cịn khá mới mẻ đối với NHNo Sóc Trăng, chỉ mới được thực hiện vào khoảng năm 2002. Vì mục đích thành lập của NH chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn tại địa phương và khách hàng đa số là bà con nông dân. Cùng với sự phát triển của kinh tế địa phương, ngành thủy sản cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh, thu hút được nhiều DN bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu cũng như nhận được sự quan tâm của các ban ngành liên quan. Nếu như trước đây, các DN chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có để trang trải tất cả các khoản chi phí cho q trình

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 71.176.760 103.711.046 142.783.579 32.534.286 45,71 39.072.533 37,67 Doanh số thu nợ 71.989.802 95.648.182 113.253.144 23.658.380 32,86 17.604.962 18,41 Dư nợ 19.327.951 27.390.815 56.921.250 8.062.864 41,72 29.530.435 107,81

chế biến hàng xuất khẩu, thì thời gian gần đây, sự tài trợ vốn từ phía các NHTM đã giúp cho các công ty giảm được áp lực về nguồn vốn rất nhiều từ đó tăng cường khả năng xoay vịng vốn cho các DN, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu, rủi ro tín dụng hầu như khơng tồn tại do việc quản lý nguồn thu trả nợ được thực hiện ngay khi nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua tài khoản mà nhà xuất khẩu mở tại NH. Hơn nữa, trong lĩnh vực này, NH ngoài việc nhận được lãi cho vay, cịn có các khoản phí khác như thông báo L/C, chiết khấu L/C, hưởng chênh lệch tỷ giá trong việc mua bán các khoản ngoại tệ...

Từ đó có thể thấy rằng, đẩy mạnh hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản là một vấn đề tất yếu đối với NHNo. Điều đó dễ dàng nhận thấy qua số liệu về doanh số cho vay ở lĩnh vực này. Năm 2019 doanh số cho vay là 71.176.760 USD nhưng sang năm 2020, NH đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này nên doanh số cho vay đã tăng 45,71% so với năm trước. Đến năm 2021, doanh số cho vay tiếp tục có xu hướng tăng, đạt 142.783.579 USD nhưng tốc độ tăng chậm hơn trước đạt 37,67%. Nguyên nhân là do một số khách hàng cũ làm ăn có hiệu quả nên tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động. Mặt khác, NH đã thiết lập được quan hệ tín dụng với các khách hàng mới nên doanh số cho vay tài trợ có xu hướng tăng.

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY TỪNG KHÁCH HÀNG

ĐVT: USD

(Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo Sóc Trăng)

Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu, doanh số cho vay đối với mỗi khách hàng cũng tăng lên đáng kể. Trong đó, 2 khách hàng lớn nhất là công ty Phương Nam và Út Xi với tỷ trọng cho vay luôn ở mức cao qua 3 năm Phương Nam lần lượt chiếm 35,54%, 53,59% và 28,69% tổng doanh số cho vay, Út Xi lần lượt chiếm 45,38%, 32,63% và 24,13% trong tổng doanh số cho vay. Cịn doanh số cho vay đối với cơng ty Kim Anh, Sao Ta và Stapimex thì có sự biến động không ổn định, lúc tăng, lúc giảm. Đây đều là các DN lớn, có uy tín và chỗ đứng vững vàng trên thị trường, các đơn hàng xuất khẩu nhận được ngày càng nhiều do đó nguồn vốn ln trong tình trạng thiếu hụt. Nhận thấy thị trường xuất khẩu thuỷ sản có nhiều tiềm năng, hoạt động tài trợ xuất khẩu lại có nhiều ưu thế hơn so với các lĩnh vực cho vay khác, chi nhánh đã mạnh dạn tăng hạn mức tài trợ cho các công ty này. Riêng đối với công ty Ngọc Thái và Khánh Hoàng do mới thành lập gần đây (khoảng gần cuối năm 2020), thị trường đầu ra chưa ổn định, chưa tạo được chỗ đứng trên thương trường nên NH hạn chế mức cho vay nhưng

Công ty 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Kim Anh 10.285.353 14,45 3.374.260 3,25 35.058.910 24,55 -6.911.093 -67,19 31.684.650 939,01 Phương Nam 25.298.000 35,54 55.576.815 53,59 40.961.000 28,69 30.278.815 119,69 -14.615.815 -26,30 SaoTa 3.295.000 4,63 7.996.000 7,71 10.760.000 7,54 4.701.000 142,67 2.764.000 34,57 Út Xi 32.298.407 45,38 33.838.971 32,63 34.455.348 24,13 1.540.564 4,77 616.377 1,82 Stapimex - - 2.925.000 2,82 14.307.563 10,02 2.925.000 100 11.382.563 389,15 Ngọc Thái - - - - 6.360.758 4,45 - - 6.360.758 100 Khánh Hoàng - - - - 880.000 0,62 - - 880.000 100 Tổng 71.176.760 100,00 103.711.046 100,00 142.783.579 100,00 32.534.286 45,71 39.072.533 37,67

trong thời gian tới khi 2 DN này dần tạo lập được vị thế, mở rộng quy mô hoạt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU THUỶ sản TẠICHI NHÁNH NHNO PTNTTỈNH up (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)