3 .1GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHNO & PTNT VIỆT NAM
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2019-2021
3.3.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn qua 3 năm
a. Tình hình huy động vốn
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2019-2021 2019-2021 ĐVT: triệu đồng 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 T ri ệu đ ồ n g 2005 2006 2007 Năm Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn NHNo & PTNT Sóc Trăng)
Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng (2019-2021)
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 triệu đồng 2005 2006 2007 năm
Tiền gửi kho bạc
Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCTD Tiền gửi các TCKT
Tiền gửi dân cư (ngoại tệ) Tiền gửi TCKT (ngoại tệ)
Chỉ tiêu 2.005 2020 2021 2020/2019 2021/2020
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I.Huy động vốn nội tệ 1.194.922 98,46 1.453.359 96,93 1.780.448 96,13 258.437 21,63 327.089 22,51
1.Tiền gửi kho bạc 225.681 19,00 164.042 10,94 102.221 5,53 -61.639 -27,31 -61.821 -37,69
2.Tiền gửi dân cư 644.680 53,12 942.139 62,84 1.268.163 68,47 285.013 44,21 338.470 36,41
a.Tiền gửi tiết kiệm 609.758 50,24 766.482 51,12 1.066.790 57,60 156.724 25,70 300.308 39,18 b.Giấy tờ có giá 34.922 2,88 163.211 10,89 177.451 9,58 128.289 367,36 14.240 8,72
c. Tiền gửi ATM - - 12.446 0,83 23.922 1,29 12.446 100 11.476 92,21
3.Tiền gửi TCTD 31.965 2,84 16.955 1,13 13.772 0,74 -15.010 -46,96 -3.183 -18,77
4.Tiền gửi các TCKT 284.662 23,50 330.223 22,02 396.292 21,39 45.561 16,01 66.069 20,01
II.Huy động vốn ngoại tệ 18.665 1,54 46.025 3,07 71.691 3,87 27.360 146,58 25.666 55,77
1.Tiền gửi dân cư 10.716 0,88 33.396 2,23 63.286 3,42 22.680 211,65 29.890 89,50
a.Tiền gửi tiết kiệm 9.791 0,80 27.006 1,80 42.974 2,32 17.215 175,82 15.968 59,13 b.Giấy tờ có giá 925 0,08 6.390 0,43 20.312 1,10 5.465 590,81 13.922 217,87
2.Tiền gửi TCKT 7.949 0,66 12.629 0,84 8.405 0,45 4.680 58,88 -4.224 -33,45
Qua bảng thống kê và biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn Ngân hàng huy động có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019, nguồn vốn này là 1.213.587 triệu đồng, sang năm 2020 tăng lên đến 1.499.384 triệu đồng, tức là tăng 285.797 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 23,55%. Đến năm 2021, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên đạt 1.852.139 triệu đồng, tăng 352.755 triệu đồng so với năm trước, tốc độ tăng tương đương giai đoạn trước là 23,53%. Trong tổng nguồn vốn huy động ta thấy nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối, trên 96% qua ba năm. Do nhu cầu vay nội tệ của khách hàng luôn cao hơn so với ngoại tệ nên Ngân hàng quan tâm đến việc huy động vốn nội tệ nhiều hơn. Còn ngoại tệ chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu của các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn. Hơn nữa, chi nhánh phải đảm bảo trạng thái ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (khơng vượt q 30% vốn tự có) nên hạn chế huy động ngoại tệ, khi khách hàng có nhu cầu Ngân hàng có thể mua thêm ngoại tệ từ Ngân hàng trung ương hoặc các chi nhánh.
Trong các khoản mục của nguồn vốn huy động thì tiền gửi dân cư là khoản mục quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm. Năm 2019 tiền gửi dân cư là 644.680 triệu đồng, chiếm 53,12% tổng nguồn vốn. Sang năm 2020, khoản mục này tăng lên 942.139 triệu đồng, chiếm 62,84% tổng nguồn vốn và tăng 44,21% so với năm trước. Đến năm 2021 tiền gửi dân cư chiếm đến 68,47% nguồn vốn huy động đạt mức cao nhất trong ba năm. Trong đó các khoản tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá và tiền gửi ATM đều tăng đáng kể. Sở dĩ đạt được kết quả trên là do Ngân hàng ln có những hình thức huy động với lãi suất hấp dẫn như tiết kiệm bậc thang, rút thăm trúng thưởng … nhằm thu hút khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận quan trọng trong nguồn vốn huy động và có tính ổn định cao nên Ngân hàng luôn chú trọng đến việc giữ vững và mở rộng mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua hoạt động chăm sóc khách hàng như thăm hỏi, tư vấn, hậu mãi…để quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín. Ngồi ra, người dân đã có ý thức rằng việc gửi tiền vào Ngân hàng đã giúp họ nâng cao giá trị đồng tiền, đề phòng rủi ro lạm phát và lại rất an tồn, hiệu quả hơn là việc cho vay nóng bên ngồi. Hơn nữa, tình hình kinh tế địa phương trong những năm qua có những chuyển biến rất tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng
tiến triển tốt nên nguồn vốn dân cư ngày càng tăng. Vì thế Ngân hàng ln có những phương án huy động vốn linh hoạt nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này.
Tóm lại, qua ba năm tình hình nguồn vốn huy động đạt kết quả rất khả quan, NH ngày càng chủ động hơn trong việc huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn thuận lợi và hiệu quả. Do đó, NHNO tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo trên địa bàn tồn tỉnh Sóc Trăng với 56% thị phần vốn huy động và 55,6% thị phần tín dụng vào cuối năm 2021.
Bảng 3:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG (2019 - 2021) 2021)
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tín dụngNHNo & PTNT Sóc Trăng)
0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ
Nợ quá hạn
Biểu đồ 3: Tình hình hoạt động tín dụng
Dựa vào bảng thống kê và biểu đồ trên ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Điều này thể hiện rõ ở sự tăng lên của doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ qua ba năm.
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
2020/2019 2021/2020 Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 3.916.550 5.667.515 9.746.521 1.750.965 44,71 4.079.006 71,97 Doanh số thu nợ 3.569.521 5.208.510 8.320.205 1.638.989 45,92 3.111.695 59,74 Dư nợ 2.533.213 2.992.218 4.418.534 459.005 18,12 1.426.316 47,67 Nợ quá hạn 35.397 65.082 295.160 29.685 83,86 230.078 353,52
- Doanh số cho vay: liên tục tăng trong giai đoạn 2019 – 2021 với tốc độ cao. Năm 2020, doanh số cho vay là 5.667.515 triệu đồng, tăng so với năm trước 1.750.965 triệu đồng tương đương tăng 44,71%. Sang năm 2021 tốc độ tăng doanh số cho vay đạt đến 71,97% tương đương tăng 4.079.006 triệu đồng so với năm 2020. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, Ngân hàng thực hiện nhiều cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục cho vay tạo thuận lợi cho khách hàng, cho vay với lãi suất cạnh tranh, mở rộng đầu tư tín dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, Ngân hàng đặt tại trung tâm thị xã là một địa điểm thuận lợi để giao dịch cũng như tìm hiểu về nhu cầu vốn của người dân để có phương hướng, kế hoạch hoạt động phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ nhân viên với kinh nghiệm lâu năm, nhiệt tình hướng dẫn phục vụ khách hàng cũng là một nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng tiến triển tốt đẹp.
- Doanh số thu nợ: cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu
nợ cũng ngày càng cao. Năm 2019 doanh số thu nợ đạt 3.569.521 triệu đồng. Sang năm 2020, tăng thêm 45,92% tương đương tăng 1.638.989 triệu đồng. Đến năm 2021, doanh số thu nợ đạt 8.320.205 triệu đồng với tốc độ tăng 59,74% cao nhất trong vòng ba năm. Sở dĩ có được kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng thường xuyên nâng cao chất lượng tín dụng, thơng qua phân loại khách hàng để có giải pháp đầu tư hiệu quả, ưu tiên với khách hàng loại A có uy tín, phân loại nợ đúng quy định. Đồng thời thực hiện các quy trình tín dụng sau cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn đầu tư, thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu kinh tế địa phương và khu vực nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa chất lượng tín dụng. Ngồi ra, do thời gian gần đây người dân sử dụng vốn vay của Ngân hàng đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả nên tích cực trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
- Dư nợ: cũng có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2020 dư nợ là 2.992.218 triệu đồng tăng 18,12% so với năm trước. Sang năm 2021, dư nợ càng tăng với tốc độ nhanh hơn đạt 47,67% so với năm 2020 tương đương tăng 1.426.316 triệu đồng tức đạt 4.418.534 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay đối với các ngành nghề đang phát triển có nhu cầu nguồn vốn lớn. Ngồi ra việc đơn giản hóa các thủ tục cho vay cũng như thực hiện linh hoạt các quy định
về đảm bảo tiền vay cũng giúp Ngân hàng thu hút thêm một lượng lớn khách hàng. Tổng dư nợ qua 3 năm đều đạt trên 97% so với kế hoạch.
- Nợ quá hạn: trong quá trình hoạt động kinh doanh, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Từ năm 2019 đến 2021, nợ quá hạn có xu hướng tăng cho thấy Ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng. Mặc dù tích cực xử lý nhưng vẫn phát sinh nợ xấu chủ yếu ở đối tượng hộ sản xuất (hộ nuôi tôm) chiếm trên 97%, các đối tượng khác thấp không đáng kể. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất bị thiên tai, dịch bệnh trong nhiều năm liền, tuy đã được Ngân hàng gia hạn nhưng khả năng khôi phục sản xuất rất chậm. Một số trường hợp do hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, ni tơm ngồi vùng quy hoạch, quy trình sản xuất chưa hợp lý theo khuyến cáo của ban ngành chức năng. Ngoài ra một bộ phận dư nợ tín dụng phát sinh trước đây do khâu thẩm định chưa tốt, quá trình xử lý nợ thiếu kiên quyết, ý thức vay trả của hộ vay chưa cao. Bên cạnh đó, có một phần nợ đến hạn chưa thu được ở lĩnh vực cho vay xuất khẩu lao động do người lao động mất việc làm, bị đuổi việc, trở về nước trước hạn, bên vay không chuyển tiền về qua ngân hàng để trả nợ.