Định hướng bên trong và bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 37)

1.2.4.7Phần mơ hình giao thoa (Cross Patterns)

Sự liên kết từ trên xuống và từ dưới lên (Sứ mệnh và Sự tham gia): Các doanh nghiệp phải cân bằng giữa Sứ mệnh (từ trên xuống) và sự tham gia của nhân viên (từ dưới lên). Họ cần học làm thế nào để kết nối mục đích và chiến lược của doanh nghiệp với tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ và sự cam kết từ phía nhân viên.

Chuỗi giá trị khách hàng - Customer value chain (Sự thích nghi và Tính nhất qn): Điều này được thể hiện bởi tình trạng căng thẳng được tạo ra giữa Sự thích nghi có liên quan chủ yếu đến thị trường và Tính nhất quán được nhìn thấy ở các giá trị, hệ thống và quy trình bên trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thành tích cao phải có khả năng thích ứng và hồi đáp lại với thị trường, phát triển các hệ thống và quy trình mà có thể cho phép họ điều hành để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH THƯỢNG 2.1. Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động là 99 năm.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, đến nay VPBank đã có tổng số 182 chi nhánh và phịng giao dịch trải khắp trên tồn quốc. Mạng lưới gồm: 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, hơn 180 chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội và trải khắp các tính và vùng miền từ Bắc vào miền Nam; 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union; 2 công ty trực thuộc là: Công ty quản lý và khai thác tài sản AMC và cơng ty chứng khốn Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBS.

Từ số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập là 20 tỷ đồng, đến ngày 01/10/2008 VPBank đã có vốn điều lệ là 2.117,4 tỷ đồng, đã tăng lên mức 4.000 tỷ đồng trong năm 2010. Ngày 08/9/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản số 7067/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ năm 2011 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) lên 5.050 tỷ đồng.

Về nhân sự, ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tơn, Hồn Kiếm, Hà Nội với tổng số lượng CBNV chỉ có 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2012, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là hơn 4.000 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học.

Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham

vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.

Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hồn tồn về diện mạo, mơ hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lịng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng mơi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành cơng tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chun mơn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng khơng ngừng hồn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị cơng ty rõ ràng và minh bạch.

Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: năm 2005 được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trao tặng bằng khen, năm 2006 được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, năm 2007 giành chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam

- là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ chip tại Việt Nam - cho sản phẩm thẻ chip VPBank Platinum Master Card, nhiều năm liên tục giành Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do các tổ chức uy tín nước ngồi trao tặng: Union Bank - Mỹ, The Bank of NewYork, CitiBank - Mỹ, Wachovia Bank - Mỹ, giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ở Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

(Nguồn: Khối QTNNL VPBank)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 37)