Sự khác nhau giữa hai cơ chế điều chuyển vốn FTP và Netting

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 46 - 58)

Netting

Chỉtiêu CơchếNetting CơchếFTP

Về

phương

pháp tính lãi

Cácđơnvịtựcânđốinguồn vốn và sử dụng vốn, nếu thiếu vốnthì vay Hội Sở, nếu thừa thì gởiHộiSở.

Tồn bộnguồnvốn của đơn vị được gửi Hội Sở, toàn bộ sửdụngvốncủa đơnvị được vay HộiSở.

Tài khoản điều chuyển vốn với Hội Sở được tính lãi vay hoặc lãi gửi tùy vào số dư thiếu hoặc thừa của chi nhánh, cùng một lãi suất.

Tính lãi gửi Hội Sở trên từng khoản mục nguồn vốn, tính lãi vay Hội Sở trên từng khoản sử dụng vốn theo từng lãi suất khác nhau.

Tính chất lãi

Lãi suất thả nổi. Khi Hội Sở cơng bố thay đổi lãi suất, tồn bộ số dư vay/ gửi của đơn vị sẽ bị thay đổi theo lãi suất mới.

Lãi suất cố định theo kỳ hạn của từng sản phẩm, khi Hội Sở công bố thay đổi lãi suất, chỉ có các khoản vay /gửi phát sinh mới kể từ ngày công bố bị thay đổi theo lãi suất mới, các khoản mục phát

sinh trước đó vẫn giữ lãi suất

2.3.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian qua

2.3.3.1 Những mặt đãđạt được

Ban điều hành Eximbank đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý RRLS cùng với các loại rủi ro khác, nên đã thành lập Phòng Quản lý rủi ro thị trường vào đầu năm 2012 để hỗ trợ BĐH tiếp tục xây dựng và tăng cường chất lượng chính sách quản lý rủi ro thị trường của NH, bao gồm quản lý RRLS, rủi ro tỷ giá và rủi ro đầu tư bằng cách xây dựng các phương pháp, công cụ để đo lường, theo dõi và báo cáo tình hình rủi ro thị trường, theo dõi các hạn mức rủi ro thị trường phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của NH.

Từ năm 2010 đến 2013, hoạt động phòng ngừa RRLS góp phần giúp Eximbank vượt qua những khó khăn trên thị trường tài chính thơng qua sản phẩm cho vay bảo hiểm tỷ giá, các chương trình cho vay VNDđảm bảo bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi.... Eximbank thực hiện các chỉ tiêu khống chế hạn mức để chủ động xác định mức độ tổn thất do RRLS gây ra, như khống chế tỷ lệ nợ quá hạn không vượt quá 2% tổng dư nợ tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 1,5% tổng dư nợ. Điều này thúc đẩy các chi nhánh cố gắng tăng trưởng dư nợ mới,đồng thời giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn,đôn đốc khách hàng trả nợ, phát mãi tài sản đảm bảo để thu nợ.

Cuối năm 2011, BĐH Eximbank đưa ra quyết định về Chính sách quản trị rủi ro thị trường, là khung pháp lý cao nhất để BĐH và các cấp quản trị chỉ đạo hồn thiện hệ thống văn bản, cơng cụ đo lường, biện pháp quản trị rủi ro thị trường một cách hiệu quả trong toàn ngân hàng.

Eximbank đã dùng lãi suất làm công cụ cạnh tranh khá hiệu quả trong kinh doanh. Là một ngân hàng rất chủ động về lãi suất cạnh tranh trên thị trường, luôn kết hợp linh hoạt cả lãi suất cố định lẫn lãi suất thả nổi ứng với từng sản phẩm cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vàđem lại lợi nhuận cho NH.

Hệ thống báo cáo định kỳ hayđột xuất, được cập nhật đầy đủ chi tiết hơn để phục vụ choviệcquản lý, kịp thời phân tích, đánh giá rủi ro theo chỉ đạo của BĐH.

Eximbank cũng thường xuyên sửa đổi và ban hành các quy định nội bộ theo yêu cầu của NHNNVN và luôn tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy định về quản trị thanh khoản, quảntrịrủi ro trong hoạt động của TCTD….

2.3.3.2 Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh việc gặt hái được nhiều thành tựu, q trình quản trị điều hành cũng gặpcáckhó khăn hạn chế sau:

Thứ nhất, quy trình quản trị RRLS chưa hồn thiện: Eximbank có quy mơ

vốn lớn, đơng khách hàng là một lợi thế trong kinh doanh. Mục tiêu phấn đấu trở thành NH hàng đầu ở Việt Nam yêu cầu quy trình quản trị RRLS chuyên nghiệp hơn để cung cấp thông tin cần thiết cho Ban Điều hành theo dõi và chỉ đạo hoạt động hàng ngày. Nhưng, thành viên ban quản lý rủi ro của Eximbank vẫn đang kiêm nhiệm tại các phòng nghiệp vụ nên khả năng tập trung để phát hiện và ứng phó các sự cố làchưa thể. Các văn bản hướng dẫn phân tích và đánh giá rủi ro còn đang xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa, chưa hoàn thiện. Hệ thống quản lý rủi ro của NH hiện nay chưa đáp ứng được quy mô của đơn vị. Eximbank cũng chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro và hoạt động của mình, chưa lượng hóa được RRLS.

Thứ hai, hạn chế về phương pháp quản trị RRLS: Eximbank chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, tuy đơn giản nhưng khơng chính xác, nên hiệu quả quản trị RRLS không cao. Các phương pháp đo lường RRLS hiệu quả hơn như phương pháp mơ hình thời lượng, phương pháp giá trị tổn thất chưa được Eximbank sử dụng. Các công cụ phái sinh để che chắn RRLS chưa được áp dụng rộng rãi, chủ yếumớisử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất.

Thứ ba, hệ thống công nghệ thông tin chưa theo kịp tốc độ phát triển của NH: công nghệ hiện đại sẽ giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động của NH, nhưng, nền tảng theo chuẩn thế giới cần kinh phíđầu tư rất lớn lẫn con người, rất khó đối với NH.

Dù Eximbank chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ khách hàng, triển khai các mơ hình bán lẻ, hệ thống bảo mật thông tin và đẩy

mạnh dịch vụ NH trực tuyến…, việc đầu tư hệ thống thông tin hỗ trợ tốt cho báo cáo, truy xuấtdữliệu chưa được chú trọng đúng mức.

Việc đo lường RRLS phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của NH; hệ thống core banking Eximbank đang sử dụng chưa hỗ trọ hết mức việc theo dõi RRLS. NH theo dõi bằng cách truy xuất số liệu ở từng module khác nhau, sau đó dùng phần mềm Excel để tập hợp và phân tích, mất nhiều thời gian, báo cáo không được thực hiện kịp thời để xác định mức độ ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến kết quả kinh doanh khi thị trường biến động.

Thứ tư, nhân sự phục vụ việc quản trị RRLS cịn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm: trình độ năng lực của cán bộ quản lý rủi ro rất quan trọng. Tại Eximbank, nhân sự hiện phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm sốt cịn ít, cán bộ thu thập số liệu, phân tích báo cáo cịn trẻ và chưa có kinh nghiệm, năng lực quản lý rủi ro còn hạn chế. Khâu đào tạo cán bộ nhân viên ít được tổ chức, vì thế, trình độ chun mơnchưa theo kịp sự phát triển của NH.

Cuối cùng, là những khó khăn do các chính sách quy định của NHNNVN:

- NHNNVN đơi khi can thiệp quá sâu vào thị trường tài chính bằng các biện pháp hành chính. Các biện pháp này có tác dụng khá nhanh và mạnh nhưng nhiều khi bóp méo quan hệthị trường tiền tệ, gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng.

- Lãi suất ảnh hường lớn trực tiếp đến hoạt động NH; lãi suất của các NHTM phụ thuộc vào các quy định của NHNNVN. Trần lãi suất huy động ít nhiều gây khó khăn cho khâuhuy động vốn, chủ yếu huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tiềm ẩn nhiều RRLS cho NH.

Các NH vẫnphải ngầm thỏa thuậnlãi suất với khách hàng do áp lực các chỉ tiêu huy động và cho vay, vơ tình đẩy chi phí huy động vốnlên cao và cho vay thấp hơn biểu lãi suất công bố. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quản trị RRLS. NHNNVN liên tục thông báo giảm lãi suất trần huy động và trần cho vay, nhưng một số khách hàng đã chuyển sang kỳ hạn dài hơn và thương lượng lãi suất, đãđẩy chi phí huy động vốn lên cao, RRLS tiếp tục trở thành vấn đềnóng bỏng.

2.3.3.3 Ngun nhân

Quản trị RRLS bằng mơ hình thời lượng hay mơ hình giá trị có thể tổn thất là những phương pháp tiên tiến. Để triển khai áp dụng các những phương pháp này, Eximbank phải có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đủ mạnh để hỗ trợ truy xuất số liệu, đồng thời phải tốn nhiều chi phí đầu tư phần mềm quản trị theo các phương pháp này.

Do thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển, NHNNVN chưa có văn bản quy định việc sử dụng các sản phẩm phái sinh khác ngồi cơng cụ hốn đổi lãi suất. Các NHTM không thể vượt quaNHNNVN. Việc sử dụng các công cụ này cũng đòi hỏikhách hàng hiểu biết về sản phẩm phái sinh. Tại Việt Nam, niềm tin và sự hiểu biêt chuyên nghiệpcủa đại đa số khách hàng chưa cao đã hạn chế việc triển khai các cơng cụ phịng ngừa RRLSthơng dụng trên thế giới.

Eximbank cũng quan tâm nhiều đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đểphát triển NH. Tuy nhiên, chi phí đầu tư, ấp lực lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một bài tốn khó đối với BĐH. Tâm lý chủ quan dựa vào mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ở Việt Namcịn khá cao, nên việc đầu tư cơng nghệ thơng tin hiện đại để quản lý tốt RRLS theo chuẩn của thế giới chưa đượcNH thựchiện.

Quản trị RRLS tại Eximbank chỉ mới được quan tâm gần đây, nên việc đào tạo nhân sự có kinh nghiệm và năng lực quản trịRRLS khơng thể đáp ứng ngay, dù Eximbank luôn nhận thức đượctầmquan trọng của nguồn nhân lực.

Thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển, nhưng số lượng TCTD không nhỏ, mức độ cạnh tranh về thị phần rất cao, nhưng đa số các NH chưa cạnh tranh bằng chất lượng, tiện ích của dịch vụ, lợi thế cơng nghệ và trình độ quản lý mà chỉ đua về lãi suất và khuyến mãi để thu hút khách hàng, buộc NHNNVN phải can thiệp sâu, xử lý hành chính để tránh gây bất ổn kinh tế trong nước.

2.4 Thiết kế nghiên cứu

2.4.1Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp định tính thơng qua phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là các chánh, phó Giám đốc đang cơng tác tại các chi nhánh, phịng giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam để xây dựng hướng nghiên cứu với kết quả là một bảng câu hỏi tương đối hoàn chỉnh. Mục đích là nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng những người được phỏng vấn hiểu vấn đề và tìm ra những vấn đề mới. Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi chép lại làm cơ sở hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo. Kết quả nghiên cứu sơ bộ này sẽ là một bảng câu hỏi sẵn sàng cho nghiên cứu chính thức.

- Nghiên cứu chính thức: được thực hiện từ tháng 11.2013 đến giữa tháng 1.2014 bằng phương pháp định lượng. Mẫu được thu thậpqua phỏng vấn trực tiếp. Sau khi được thu thập đủ số lượng mẫu yêu cầu, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 nhằm khẳng định làcác thang đo đảm bảo độ tin cậy, xác định các nhân tố tác động đến việc quản trị RRLS tại Eximbank để đánh giá mực độ ảnh hưởng của các nhân tố đã xácđịnh.

2.4.2 Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 1.1 : Quy trình nghiên cứu

Loại bỏ những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

Kiểm tra hệ số Cronbach Anphal Loại bỏ các biến có trọng số nhân tố nhỏ

Kiểm tra nhân tố trích được và phương sai trích được

Cronbach Anphal

Phân tích nhân tố (EFA)

Kiểm định giả thuyết, phân tích tương quan và hồi quy đa biến

Mơ hình cuối cùng

Vấn đề nghiên cứu

Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đếnrủi ro lãi suấttrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Xây dựng thang đo

Lập luận cho các nhân tố ảnh hưởng Khảo sát lấy ý kiến

Nghiên cứu định tính, xây dựng mơ

hình tổng qt

Điều chỉnh Bảng câu hỏi, điều chỉnh thang đo phù hợp

Thang đo chính thức

2.4.3 Xây dựng thang đo của các nhân tố và thang đo của biến Quản trị rủiro lãi suất ro lãi suất

Thông qua nghiên cứu sơ bộ, các thang đo trong mỗi nhân tố được kiểm tra, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm và tình hình quản trị RRLS tại Eximbank. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị RRLS tại Exim- bank bao gồm có 06 nhân tố với 29 biến quan sát được đo bằng thang đo Likert 5 điểm với 1 điểm là hồn tồn khơng đồng ý, 2 điểm là không đồng ý, 3 điểm là khơng có ý kiến, 4 điểm là đồng ý và 5 điểm là hoàntoàn đồng ý, cụ thể như sau:

Thang đo của nhân tố Môi trường kinh tế xã hội gồm 06 biến quan sát được mã hóa từ MT1 đến MT 6 như sau:

MT1 Tình hình chính trị, an ninh, thiên tai… MT2 Khủng hoảng kinh tế

MT3 Tình hình lạm phát

MT4 Các thành phần kinh tế- xã hội, yếu tố tham gia vào nền kinh tế thị trường MT5 Sự phát triển của thị trường tài chính (thơng qua các công cụ phái sinh) MT6 Năng lực cạnh tranh của Eximbank

Thang đo của nhân tố Mức độ ảnh hưởng của hệ thống ngân hàngở Việt Nam gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ HT1 đến HT4 như sau:

HT1 Chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước

HT2 Tiến triển cơng tác quản trị RRLS tại cácngân hàng

HT3 Có sự chênh lệch chất lượng quản lý trong hệ thống ngân hàngở Việt Nam

HT4 Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng (cuộc chạy đua lãi suất trong huy động và cho vay)

Thang đo của nhân tố Nguồn lực ngân hàng gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ NL1 đến NL4 như sau:

NL1 Năng lực tài chính ngân hàng

NL2 Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tại ngân hàng

ngân hàng

NL4 Sự đồng bộ và thực thi các quy định trong cùng một hệ thống ngân hàng Thang đo của nhân tố Nội dung công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ CT1 đến CT5 như sau:

CT1 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

CT2 Sự kết hợp giữa các quy trình nghiệp vụ liên quan với công tác quản trị RRLS

CT3 Sự cân xứng giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay CT4 Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay

CT5 Thường xuyên áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất

Thang đo của nhân tố Trìnhđộ cơng nghệ, hệ thống dự báo, giám sát gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ CN1 đến CN6 như sau:

CN1 Áp dụng công nghệ tiên tiến

CN2 Thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm sốt rủi ro hiểu quả CN3 Hệ thống dự báo tin cậy

CN4 Xây dựng chiến lược đánh giá rủi ro lãi suất

CN5 Xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro lãi suất

CN6 Quy chế giám sát đồng bộ

Thang đo của nhân tố liên quan đến khách hàng gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ KH1 đến KH4 như sau:

KH1 Thành phần khách hàng trong nền kinh tế KH2 Nhu cầu gửi tiền và đi vay của khách hàng KH3 Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng KH4 Trìnhđộ hiểu biết của khách hàng về lãi suất

Thang đo của biến Quản trị RRLS gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ Y1 đến Y3 như sau:

Y1 Cơng tác quản trị RRLS tại EIB là một trong những chiến lược trọng tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)