Xác định rõ nội dung quản trị RRLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 80 - 82)

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện việc quản trị rủi ro lãi suất tại Eximbank

3.2.2 Xác định rõ nội dung quản trị RRLS

Nếu cho rằng trong thời gian qua, Eximbank chưa quản trị RRLS, thì khơng hồn tồn đúng và khách quan. Ngay từ đầu thập niên 1980, RRLS đã xuất hiện khi các Nghị định 25, 26/CP cho phép “bung” rộng sản xuất kinh doanh nên các nhà sản xuất kinh doanh – kể cả một số xí nghiệp quốc doanh – đã phải gọi vốn ngoài xã hội với lãi suất 10%/tháng trong khi lãi suất chính thức cho vay ngắn hạn của

NH lúcấy chỉ có 0.6%/tháng, chênh lệch rất lớn đủ gây rủi ro. Tiếp theo đó là giai đoạn siêu lạm phát (trên 700%) với một trong các hậu quả tất yếu là gây nên RRLS. NH tất nhiên biết ít nhiều cách đối phó với RRLS trong điều kiện công nghệ NH của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, lúc cịn bị cấm vận và cơ lập với thế giới bên ngồi.

Nay, cơng nghệ NH trên thế giới đã phát triển rất xa so với 3 thập niên trước; có rất nhiều điều mới cần được nhận thức lại cho đúng, đặc biệt là các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến. Lãnh đạo cấp cao trong NH phải nhận thức đầy đủ về RRLS và cách quản trị rủi ro này y như các đồng nghiệp, đồng cấp của họ trên thế giới. Khi bản thân đã nhận thức đầy đủ, họ mới tự xác định được khẩu vị rủi ro đồng thời vạch rachiến lược và chính sách quản trị RRLS thích hợp cho cảEximbank.

Nội dung quản trị RRLS tiên tiến bao gồm các công việc sau:

Trước hết, Eximbank cần xây dựng, ban hành trong toàn ngân hàng, quy

trình quản trị RRLS với đủ các bước nhận diện, lượng định, giám sát, kiểm sốt, đồng thời ln theo dõi cải tiến quy trình qua từng thời kỳ để đạthiệu quả tối ưu.

Thứ hai, Eximbank cần hồn thiện phương pháp lượng định RRLS theo mơ hình giá trị có thể tổn thất (VAR) vì thực hiện tốt phương pháp này sẽ giúp Eximbank đưa ra các biện pháp điều tiết thích hợp.

Thứ ba, Eximbank cần duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN nhằm đảm bảo ổn định chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra và giảm thiểu RRLS. Trong thực tế rất khó đạt điều này khi nền kinh tế Việt Nam chưa vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường và NHNN Việt Nam còn ápđặt lãi suất. Eximbank cần nhận biết được rủi ro này và có những chuẫn bị ứng phó phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Trước mắt, Eximbank cần đa dạng hóa các khoản mục TSC để phân tán rủi ro phù hợp với những biến động trong kinh doanh. Eximbank phải quản lý TSN cân xứng với TSC của ngân hàng. Lưu ý đến thế mạnh riêng của mỗi Chi nhánh trong việc huy động hay sử dụng vốn.

Thứ tư, Eximbank cần duy trì mức lãi suất huy động và cho vay linh hoạt, đảm bảo mức chênh lệch lãi ròngổn địnhvà kiểm sốt đượcRRLS.

Thứ năm,Eximbank cần sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh để chủ động phịng chống RRLS như các NH khác trên thế giới. Eximbank sẽ gặp 2 trở ngại chính là thị trường tài chính phái sinh hiện chưa phát triển tại Việt Nam – chỉ mới biết đến vài công cụ tiền tệ phái sinh – và hành lang pháp lý để thực hiện. Eximbank không thể đơn thân đi trước thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)