2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
2.3.3.2 Những khó khăn, hạn chế
Bên cạnh việc gặt hái được nhiều thành tựu, quá trình quản trị điều hành cũng gặpcáckhó khăn hạn chế sau:
Thứ nhất, quy trình quản trị RRLS chưa hồn thiện: Eximbank có quy mơ
vốn lớn, đơng khách hàng là một lợi thế trong kinh doanh. Mục tiêu phấn đấu trở thành NH hàng đầu ở Việt Nam yêu cầu quy trình quản trị RRLS chuyên nghiệp hơn để cung cấp thông tin cần thiết cho Ban Điều hành theo dõi và chỉ đạo hoạt động hàng ngày. Nhưng, thành viên ban quản lý rủi ro của Eximbank vẫn đang kiêm nhiệm tại các phòng nghiệp vụ nên khả năng tập trung để phát hiện và ứng phó các sự cố làchưa thể. Các văn bản hướng dẫn phân tích và đánh giá rủi ro cịn đang xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa, chưa hoàn thiện. Hệ thống quản lý rủi ro của NH hiện nay chưa đáp ứng được quy mô của đơn vị. Eximbank cũng chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro và hoạt động của mình, chưa lượng hóa được RRLS.
Thứ hai, hạn chế về phương pháp quản trị RRLS: Eximbank chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, tuy đơn giản nhưng khơng chính xác, nên hiệu quả quản trị RRLS không cao. Các phương pháp đo lường RRLS hiệu quả hơn như phương pháp mơ hình thời lượng, phương pháp giá trị tổn thất chưa được Eximbank sử dụng. Các công cụ phái sinh để che chắn RRLS chưa được áp dụng rộng rãi, chủ yếumớisử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất.
Thứ ba, hệ thống công nghệ thông tin chưa theo kịp tốc độ phát triển của NH: công nghệ hiện đại sẽ giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động của NH, nhưng, nền tảng theo chuẩn thế giới cần kinh phíđầu tư rất lớn lẫn con người, rất khó đối với NH.
Dù Eximbank chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ khách hàng, triển khai các mơ hình bán lẻ, hệ thống bảo mật thông tin và đẩy
mạnh dịch vụ NH trực tuyến…, việc đầu tư hệ thống thông tin hỗ trợ tốt cho báo cáo, truy xuấtdữliệu chưa được chú trọng đúng mức.
Việc đo lường RRLS phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của NH; hệ thống core banking Eximbank đang sử dụng chưa hỗ trọ hết mức việc theo dõi RRLS. NH theo dõi bằng cách truy xuất số liệu ở từng module khác nhau, sau đó dùng phần mềm Excel để tập hợp và phân tích, mất nhiều thời gian, báo cáo không được thực hiện kịp thời để xác định mức độ ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến kết quả kinh doanh khi thị trường biến động.
Thứ tư, nhân sự phục vụ việc quản trị RRLS cịn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm: trình độ năng lực của cán bộ quản lý rủi ro rất quan trọng. Tại Eximbank, nhân sự hiện phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm sốt cịn ít, cán bộ thu thập số liệu, phân tích báo cáo cịn trẻ và chưa có kinh nghiệm, năng lực quản lý rủi ro còn hạn chế. Khâu đào tạo cán bộ nhân viên ít được tổ chức, vì thế, trình độ chun mơnchưa theo kịp sự phát triển của NH.
Cuối cùng, là những khó khăn do các chính sách quy định của NHNNVN:
- NHNNVN đôi khi can thiệp quá sâu vào thị trường tài chính bằng các biện pháp hành chính. Các biện pháp này có tác dụng khá nhanh và mạnh nhưng nhiều khi bóp méo quan hệthị trường tiền tệ, gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng.
- Lãi suất ảnh hường lớn trực tiếp đến hoạt động NH; lãi suất của các NHTM phụ thuộc vào các quy định của NHNNVN. Trần lãi suất huy động ít nhiều gây khó khăn cho khâuhuy động vốn, chủ yếu huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tiềm ẩn nhiều RRLS cho NH.
Các NH vẫnphải ngầm thỏa thuậnlãi suất với khách hàng do áp lực các chỉ tiêu huy động và cho vay, vơ tình đẩy chi phí huy động vốnlên cao và cho vay thấp hơn biểu lãi suất công bố. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quản trị RRLS. NHNNVN liên tục thông báo giảm lãi suất trần huy động và trần cho vay, nhưng một số khách hàng đã chuyển sang kỳ hạn dài hơn và thương lượng lãi suất, đãđẩy chi phí huy động vốn lên cao, RRLS tiếp tục trở thành vấn đềnóng bỏng.