Chuẩn mực Basel về quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 32 - 36)

Hiệp ước Basel I được Ủy ban Basel phổ biến và áp dụng bắt buộc trong các nước thành viên của G10 và còn được rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện tham gia. Các nội dung và thành tựu chính của Basel I bao gồm:

Thứ nhất, yêu cầu các ngân hàng phải có tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro ở mức an toàn là 8%.

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)

Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất khi có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) >10%, có mức vốn thích hợp khi CAR> 8%, thiếu vốn khi CAR<8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR<6%, và thiếu vốn trầm trọng khi CAR<2%.

Thứ hai, hiệp ước Basel I đãđưa ra định nghĩa mang tính quốc tế về các loại vốn của ngân hàng. Theo đó, vốn của các ngân hàng được chia thành 3 loại:

 Vốn cấp 1 (vốn cơ bản): là nguồn vốn góp chắc chắn và các khoản dự phòngđược công bố gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần phổ thông), vốn dự trữ đã cơng bố (lợi nhuận khơng chia); lợi ích thiểu số(Minority interest) tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh (Goodwill).

 Vốn cấp 2 (vốn bổ sung ): là nguồn vốn có độ tin cậy thấp hơn như: vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung, vốn bổ sung từ các

công cụ nợ hỗn hợp (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, và một số cơng cụ nợ thứ cấp), đầu tư tài chính vào các cơng ty con và các tổ chức tài chính khác.

 Vốn cấp 3: là các khoản vay ngắn hạn.

Khả năng chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn nói trên để ứng phó với rủi ro giảm dần từ vốn cấp 1 đến vốn cấp 3, trong đó, độ tin cậy của vốn cấp 3 với việc ứng phó rủi ro là thấp nhất. Chính vì vậy, Basel I đặt ra tiêu chuẩn quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3. Cũng vì vốn cấp 3 có độ tin cậythấp nhất, nên khi xác định tỷ lệ an toàn vốn (CAR), thường chỉ xét đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

Thứ ba, hệ số rủi ro của tài sản. Hiệp ước Basel I đưa ra 4 mức rủi ro cho các loại tài sản là 0%, 20%, 50% và 100% tương ứng với các khoản cho Chính phủ, ngân hàng hay doanh nghiệp vay.

1.3.2 Hiệp ước Basel II

Trước thị trường tài chính ngày càng phức tạp, trong đó hoạt động ngân hàng ln tiềm ẩn nhiều rủi ro và những hạn chế của hiệp ước Basel I, Hiệp ước Basel II ra đời, có hiệu lực từ tháng 1/2007 và đến năm 2010 kết thúc thời gian chuyển đổi Sự khác biệt lớn nhất giữa Basel II so với Basel I được thể hiện ở cấu trúc của Basel II tập trung vào định lượng rủi ro cho các mục đích phân bổ vốn . Basel II ra đời với 3 mục đích chính sau: Đảm bảo vốn phân bổ theo hướng nhạy cảm rủi ro; Phân biệt rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, đồng thời định lượng 2 loại rủi ro này; Thu hẹp khoảng cách giữa vốn theo quy định và vốn kinh tế.

Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính:

Trụ cột I quy định tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.

Các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu 8%, tính theo tỷ lệ tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trên tổng tài sản có rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Hệ số vốn =

∑ tài sản có rủi ro

(RR tín dụng + RR hoạt động + RRthị trường )

Trụ cột II đưa ra 4 quy tắc cơ bản giám sát và quản trị ngân hàng gồm:

- Các ngân hàng phải có một quy trìnhđánh giá mức vốn an tồn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và một chiến lược để duy trì mức vốn của mình.

- Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của nội bộ các ngân hàng cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ về tỷ lệ vốn tối thiểu. Đồng thời các cơ quan quản lý phải có biện pháp can thiệp thích đáng nếu khơng hài lịng về kết quả đánh giá.

- Các cơ quan quản lý phải có khả năng buộc các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu khi hoạt động.

- Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp yêu cầu các ngân hàng có biện pháp khắc phục ngay khi vốn của họ tụt xuống thấp hơn mức yêu cầu.

Trụ cột III yêu cầu các ngân hàng quản lý rủi ro theo nguyên tắc thị trường. Basel II khuyến cáo các ngân hàng phải có chính sách về tính minh bạch và cơng khai được HĐQT thơng qua. Chính sách này phải thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc cơng khai hóa các thơng tin về thực trạng tài chính và hoạt động ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng cũng phải xây dựng kế hoạch cơng khai tài chính bao gồm cả chu kỳ cơng bố; đó là cơng khai cơ cấu vốn, cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, hiện trạng phù hợp vốn….

1.3.3 Hiệp ước Basel III

Ủy ban Basel ban hành Hiệp ước Basel III sau cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế tồn cầu năm 2008. Basel III bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013, được theo lộ trình chuyển đổi đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện đầy đủ vào 1/1/2019.

Basel III tập trung vào khía cạnh “nợ” so với khía cạnh “ tài sản” của Basel II, trong đó bao gồm 5 nội dung chính:

- Chất lượng, tính nhất quán và sự minh bạch của nguồn vốn được nâng lên, xây dựng quy định mới về vốn cấp 1, vốn cấp 2.

- Yêu cầu nâng vốn tối thiểu để đảm bảo an toàn khi đối mặt với các rủi ro phát sinh (Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%, nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6% ).

- Đưa ra tỷ lệ đòn bẩy bổ sung khung rủi ro so với Basel II để bổ sung lớp bảo vệ đòn bẩy thứ 2 và bảo vệ chống lại rủi ro mơ hình, sai số đo.

- Biện pháp thúc đẩy xây dựng phần “vốn đệm” trong thời kỳ thuận lợi để phòng ngừa trong điều kiện thị trường xấu (bổ sung phần vốn đệm dự phịng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%).

- Triển khai tiêu chuẩn quốc tế về tính thanh khoản tối thiểu cho ngân hàng quốc tế bằng tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn trong 30 ngày và tỷ lệ cấu trúc thanh khoản dài hạn.

Kết luận Chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về RRLS và quản lý RRLS trong hoạt động của NHTM, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng về quản lý RRLS tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam.

Tác giả nghiên cứu và xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRLS tại Eximbank và giới thiệu phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến quản trị RRLS sẽ được thực hiện trong Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)