.2 Tóm tắt các kỳ vọng dấu

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố về nhân cách ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 44)

Giả

thuyết Đặc điểm nhân cách Kỳ vọng dấu

H1 Nhạy cảm Âm

H2 Hướng ngoại Dương

H3 Sẵn sàng trải nghiệm Dương

H4 Tán thành Dương

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước và mơ hình nghiên cứu đề xuất. Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý dữ liệu. Sau cùng là phần xây dựng và mã hóa thang đo.

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu “Đo lường các yếu tố về nhân cách ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng ” được thực hiện theo hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng. Các nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện tại Tp.Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng bảng câu hỏi và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với nhân viên ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng Bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ lần 1 và dàn bài để phỏng vấn sâu chuyên gia (xem chi tiết Phụ lục 1).

Nghiên cứu định tính sơ bộ đối với nhân viên ngân hàng được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu một số các chuyên gia (bao gồm các nhân viên ngân hàng) được thực hiện với mục đích điều chỉnh và bổ sung thang đo nhân cách và kết quả công việc cho phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng.

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 5 nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank). Kết quả phỏng vấn chuyên gia thể hiện ở Phụ lục 2. Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu, tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, xây dựng Bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ 2 và dùng bảng câu hỏi này để tiến hành khảo sát thử.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn thử 100 nhân viên ngân hàng thông qua bảng câu hỏi.

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Kết luận và gợi ý chính sách Nghiên cứu chính thức Phỏng vấn chính thức Mẫu khảo sát: 350 Hiệu chỉnh thang đo

Thang đo hoàn chỉnh

Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha

Loại bỏ các biến có mối tương quan biến tổng nhỏ

Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha

Loại những biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra yếu tố trích được

Kiểm tra phương sai trích được

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Xây dựng thang đo

hồn chỉnh Phân tíchhồi quy

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần chính: Phần I: Thơng tin cá nhân của người được phỏng vấn

vấn

Phần II: Đo lường nhân cách và kết quả công việc của người được phỏng

3.1.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức. Với phương pháp định lượng, thang đo sẽ được kiểm định thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được gửi đi phỏng vấn nhân viên làm việc tại các ngân hàng trong Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả thu thập về sẽ được mã hóa trước khi nhập liệu để xử lý bằng phần mềm SPSS

3.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ Thảo luận nhóm Phỏng vấn sâu

3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, số tham số và phân phối chuẩn của câu trả lời. Luận văn sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong EFA kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), cho rằng để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1.

Ngồi ra, để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất thì Green (1991, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011) giới thiệu một công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bội như sau: n ≥ 50 + 8p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình.

Dựa vào các cơ sở trên, nghiên cứu chọn cỡ mẫu là 300 để thu thập dữ liệu. Vì vậy, để đạt kích thước mẫu đề ra, có khoảng 350 bảng câu hỏi đã được gửi đi khảo sát.

Mẫu trong nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được gửi tới các nhân viên với nhiều chức vụ khác nhau nhưng chủ yếu là từ trưởng phịng trở xuống và làm tồn thời gian làm việc tại các ngân hàng thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh.

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Với phần mềm SPSS, ta sẽ thực hiện các bước:

Bước 1 : Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Các thang đo trong nghiên cứu được đưa vào kiểm định sự phù hợp và đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Theo Nunnally (1978); Peterson (1994) và Slater (1995) thì những thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới. Cụ thể, những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ

hơn 0,3 và thành phần thang đo có hệ số Croncbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 được xem xét loại bỏ.

Bước 2 : Phân tích nhân tố khám phá(Exploratory Factor Analysis – EFA)

Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm khám phá cấu trúc và khái niệm nghiên cứu, loại bỏ các biến đo lường khơng đạt u cầu. Mục đích là để kiểm tra và xác định lại các các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trị số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) được quan tâm trong phương pháp này vì trị số KMO là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp trong việc đưa các biến vào phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn khi đạt từ 0,5 đến 1,0 đây là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp, khi trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng tích hợp với các dữ liệu.

Cũng theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi phân tích dữ liệu bằng SPSS, ta cần lưu ý các trị số sau:

- Eigenvalue: những nhân tố có trị số Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại vì chỉ có những nhân tố này mới đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.

- Phương sai trích (% cumulative variance): Phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn 50% (Hair, Anderson, Tatham và Black, 1998)

- Ma trận nhân tố (Component Matrix): mặc dù phương pháp này giúp kiểm tra mối liên hệ giữa các nhân tố và từng biến một nhưng thông thường kết quả sẽ cho thấy mỗi nhân tố sẽ có mối liên hệ với nhiều biến làm cho việc giải thích khó khăn. Vì vậy cần phải kết hợp với việc xoay các nhân tố (Rotated Component Matrix). Sau khi xoay, kết quả là mối liên hệ giữa các biến và các nhân tố sẽ giảm đi, đơi khi một biến chỉ có mối liên hệ với một nhân tố mà thôi. Kết quả này được dựa vào hệ số khác khơng (có ý nghĩa) của các nhân tố đối với từng biến.

Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, xây dựng mơ hình hồi quy bội để kiểm định giả thuyết.

3.5. Xây dựng và mã hóa thang đo

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm, trong đó có 05 mức từ 1 đến 5 như sau: Mức 1: Hồn tồn khơng đồng ý Mức 2: Không đồng ý Mức 3: Không ý kiến Mức 4: Đồng ý Mức 5: Hoàn toàn đồng ý

3.5.1. Thang đo nhân cách

Bảng câu hỏi NEO PI-R của Costa và McCrae (1992) có số lượng câu hỏi quá lớn với hơn 200 câu hỏi. Thời gian hồn thành luận văn có hạn nên khơng thể tiến hành nghiên cứu trên bảng câu hỏi này. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi rút gọn (Mini Test) gồm 44 câu hỏi của John và Srivastava (1999) (xem chi tiết phụ lục 3). Bảng câu hỏi rút gọn này dựa trên bảng câu hỏi NEO PI-R và đã được chuẩn hóa bằng nhiều ngơn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc. Bảng câu hỏi rút gọn được việt hóa dựa trên bảng câu hỏi tiếng Việt của Phạm Minh Hạc (2007).

Bảng 3.1 Thang đo nhân cách sử dụng trong nghiên cứuTên biến Câu

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố về nhân cách ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w