Nguồn: Tính tốn của tác giả từ nguồn dữ liệu thu thập từ IMF.
Từ đồ thị trên có thể nhận thấy: từ năm 2000 đến năm 2004 REER bám khá sát với NEER; nhưng bắt đầu từ khoảng năm 2005 đến năm 2014 thì REER tăng giá và NEER giảm giá, REER càng ngày càng đi ngược hoàn toàn lại xu hướng giảm giá của NEER. Trong khi đó, sự gia tăng của NEER phản ánh sự tăng giá danh nghĩa, còn sự gia tăng của REER phản ánh sự mất giá thực của Việt Nam đồng so với đồng tiền của các đối tác thương mại, REER phản ánh tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa nước ngồi so với hàng hóa sản xuất trong nước cùng loại. Do vậy, REER lớn hàm ý rằng hàng nước ngồi rẻ hơn một cách tương đới so với hàng hóa sản xuất trong nước, khiến xuất khẩu giảm, tăng nhập khẩu, và ngược lại. Nếu so với thời điểm gốc là năm 2000, thì có thể thấy tại thời điểm cuối năm 2014, trong khi NEER mất giá khoảng 40% trong giai đoạn này thì REER lên giá gần 30%. Đây là hệ quả của việc Việt Nam bị lạm phát cao so với các nước giao dịch thương mại chính của Việt Nam, và hậu quả là hàng Việt Nam ước tính trung bình sẽ mất khoảng 30% lợi thế so với hàng nước ngồi nếu chỉ tính riêng ảnh hưởng của REER (chưa tính đến ảnh hưởng khác).
0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 NEER REER
Bài nghiên cứu này chúng ta sẽ không đi sâu nghiên cứu vào REER và NEER, mà chúng ta sẽ tập trung đi nghiên cứu mối liên kết giữa ba thị trường ngoại hối, lãi suất, chứng khoán tại thị trường Việt Nam.
Kết quả thống kê mơ tả dữ liệu:
Sau khi tính tốn các chuỗi dữ liệu cho các biến, ta có đồ thị dữ liệu thơ cho mỗi biến được trình bày trong Phụ lục A. Ta có bảng thớng kê mơ tả dữ liệu thô sau:
Bảng 3.1: Thống kê mô tả dữ liệu thô.
IR REER VNINDEX Mean 11,35747 1,045238 463,4290 Median 10,80000 1,006862 413,2425 Maximum 20,25000 1,298703 1161,044 Minimum 8,040000 0,857250 229,8831 Std. Dev. 2,674364 0,113494 180,0542 Skewness 1,488850 0,522813 1,897666 Kurtosis 4,738895 2,240080 6,731336 Jarque-Bera 86,205*** 12,113*** 205,373*** Sum 1976,200 181,8714 80636,65 Sum Sq. Dev. 1237,335 2,228377 5608575 Observations 174 174 174
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Từ kết quả thống kê mô tả cho dữ liệu thô ở Bảng 1 cho chuỗi dữ liệu từ 7/2000 - 12/2014 ta có:
Độ lệch chuẩn của chỉ sớ chứng khốn lớn hơn nhiều so với các các chỉ sớ cịn lại, như vậy có thể nhận thấy bất ổn của thị trường chứng khoán khá lớn so với hai thị trường lãi suất và tỷ giá hới đối.
Kết quả kiểm định phân phối chuẩn Jarque-Bera cho cả ba biến đều bác bỏ giả thiết phân phối chuẩn ở từng chuỗi với mức ý nghĩa 1%.5
Từ thống kê mô tả bảng 3.1 và đồ thị Phụ lục A, cho thấy các chuỗi giá trị VNINDEX, IR, REER rất biến động. Do đó, thực hiện lấy logarit tự nhiên cho cả ba
5 Lưu ý: Các ký hiệu ***, **, * biểu thị mức ý nghĩa thống kê tương ứng là 1%, 5%, và 10%, và được áp
dụng mặc định trong toàn bộ bài nghiên cứu này.
chuỗi dữ liệu này, và được ký hiệu lương ứng là LVNINDEX, LIR, LREER, và sẽ kiểm định tính dừng của ba chuỗi giá trị này sau khi đã lấy logarit. Lưu ý là việc lấy logarit không làm mất đi các đặc tính của chuỗi dữ liệu mà chỉ để làm trơn chuỗi dữ liệu.
Sau khi tất cả ba chuỗi dữ liệu của ba biến được đưa về dạng logarit cơ sớ mũ tự nhiên, ta có các đồ thị Phụ lục B được trình bày trong phần phụ lục. Và bảng thống kê mô tả dữ liệu tương ứng như sau:
Bảng 3.2: Thống kê mô tả dữ liệu sau khi lấy logarit.
LIR LREER LVNINDEX Mean 2,406249 0,038533 6,079659 Median 2,379546 0,006838 6,024032 Maximum 3,008155 0,261366 7,057075 Minimum 2,084429 -0,154026 5,437571 Std. Dev. 0,210451 0,106536 0,329226 Skewness 1,026243 0,368782 0,794560 Kurtosis 3,516613 2,107439 4,020552 Jarque-Bera 32,477*** 9,719*** 25,859*** Sum 418,6873 6,704816 1057,861 Sum Sq. Dev. 7,662072 1,963550 18,75147 Observations 174 174 174
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Từ bảng thống kê mô tả Bảng 3.2 của các biến sau khi lấy logarit trên cho thấy: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn Jarque-Bera cho cả ba biến lãi suất, tỷ giá hới
đối thực, giá chứng khốn đều được bác bỏ giả thiết phân phới chuẩn ở từng chuỗi với mức ý nghĩa 1%.
Độ lệch chuẩn của giá chứng khoán là 32,92%, trong khi đó độ lệch chuẩn của tỷ giá hới đối thực là 10,65%, và độ lệch chuẩn của lãi suất là 21,04%; như vậy độ bất ổ của giá chứng khoán là lớn hơn nhiều so với của tỷ giá hới đối và lãi suất, do đó rủi ro đầu tư vào thị trường chứng khoán là cao hơn so với đầu tư vào thị trường ngoại hối và thị trường lãi suất.
Thước đo của sự mất cân xứng của đồ thị phân phối xác suất, độ nghiêng của tỷ giá hới đối thực là gần về không, tức là hàm số mật độ xác suất gần đới xứng quanh giá trị trung bình. Trong khi đó đồ thị hàm sớ mật độ xác suất pdf của lãi suất và giá chứng khoán là nghiêng phải, và lãi suất nghiêng nhiều hơn so với giá chứng khoán.
Với thước đo độ nhọn Kurtosis cho thấy lãi suất và giá chứng khoán có hệ sớ Kurtosis lớn hơn 3, như vậy đường đồ thị hàm số mật độ xác xuất pdf của hai biến này có đi dài, và được gọi theo thuật ngữ toán học là: “leptokuric”. Trong khi đó hệ sớ nhọn của tỷ giá hới đối thực hiệu lực lại nhỏ hơn 3, như vậy hàm mật độ xác xuất của biến này có đi ngắn và được gọi theo thuật ngữ toán học là: “platykurtic”.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:6 4.1. Kiểm định tính dừng:
Trước khi tiến hành đo lường, tác giả sử dụng hai phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị: KPSS (Kwiatkowski, Phillips, Schmidt, và Shin, 1992), và ADF (Dickey và Fuller, 1979) dựa theo tiêu chí SIC, để xem xét đảm bảo tính dừng của chuỗi dữ liệu quan sát. Bởi vì, trong phân tích chuỗi thời gian, tính dừng là điều rất quan trọng. Bất kỳ một chuỗi thời gian nào có tính dừng mới cho ra một kết quả ước lượng đáng tin cậy, do đó vấn đề đầu tiên trong việc ước lượng là kiểm định xem chuỗi dữ liệu đang quan sát là dừng hay không. Nếu chuỗi dữ liệu là dừng thì sẽ tiến hành ước lượng trên chuỗi dữ liệu này, nếu chuỗi khơng dừng thì sẽ phải lấy sai phân và xem xét tính dừng của các chuỗi sai phân này trước khi đưa vào mơ hình.
6 Cách đọc kết quả biểu đồ xem hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục H cuối bài.
Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi dữ liệu gốc:
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi dữ liệu gốc.
Phương pháp Biến t-Statistic 1% level 5% level 10% level Kết quả ADF LIR -2,78048 -3,4687 -2,8783 -2,5757 Không dừng mức 1%, 5%. LREER -0,1699 -3,4683 -2,8781 -2,5757 Không dừng LVNINDEX -2,27495 -3,4685 -2,8782 -2,5757 Không dừng KPSS LIR 0,4683 0,73900 0,46300 0,347000 Không dừng LREER 1,35059 0,73900 0,46300 0,347000 Không dừng LVNINDEX 0,376937 0,73900 0,46300 0,347000 Không dừng mức 10%.
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Từ bảng kết quả kiểm định trên bằng hai phương pháp KPSS và ADF đều cho thấy các số liệu thống kê t của 3 biến đều lớn hơn các giá trị test critical tại các mức ý nghĩa khác nhau, vì vậy các chuỗi giá trị này không dừng ở chuỗi giá trị gớc, và giữa 3 biến này có liên kết đồng liên kết trong thời gian đã chọn.
Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1:
Tiến hành lấy sai phân bậc một cho cả ba biến lãi suất, tỷ giá hới đối thực hiệu lực, giá chứng khốn VNINDEX, và kiểm định tính dừng cho các chuỗi giá trị sai phân bậc một này. Ta có bảng kết quả kiểm định đơn vị như sau:
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1.
Phương
pháp Biến t-Statistic 1%
level 5% level 10% level Kết quả ADF DLIR -5,9881 -3,4687 -2,8783 -2,5757 Dừng DLREER -14,088 -3,4685 -2,8783 -2,5757 Dừng DLVNINDEX -10,0542 -3,4685 -2,8782 -2,5757 Dừng KPSS DLIR 0,09716 0,73900 0,46300 0,347000 Dừng DLREER 0,26912 0,73900 0,46300 0,347000 Dừng DLVNINDEX 0,04670 0,73900 0,46300 0,347000 Dừng
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy khi tiến hành sai phân bậc 1 thì tất cả các biến đều dừng ở tất cả các mức ý nghĩa.
Như vậy khi kết hợp các tiêu chuẩn kiểm định, ta có thể kết luận các biến dừng ở mức sai phân bậc một.
4.2. Kết quả kiểm định Granger:
Kết quả xác định độ trễ tối ưu:
Trước khi đi vào kiểm định nhân quả Granger, bước đầu tiên ta phải tiến hành xác định chọn độ trễ tối ưu. Để chọn độ trễ tối ưu, ta dùng các thơng sớ được đưa ra bởi các tiêu chí khác nhau như LR, FPE, AIC, HQ tại các thứ tự độ trễ khác nhau như bảng 4.3:
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra chọn độ trễ.
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 865,6182 NA 7,40e-09 -10,20850 -10,15294* -10,18595 1 886,8648 41,48730 6,40e-09 -10,35343 -10,13119 -10,26324* 2 896,1654 17,83081* 6,38e-09* -10,35699* -9,968065 -10,19915 3 902,3991 11,72972 6,59e-09 -10,32425 -9,768647 -10,09878 4 909,7497 13,57032 6,72e-09 -10,30473 -9,582446 -10,01161 Dấu * nghĩa là: độ trễ phù hợp được chọn theo các tiêu chí.
LR: sequential modified LR test statistic (tại mức ý nghĩa 5%) FPE: Final prediction error
AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion
HQ: Hannan-Quinn information criterion
Nguồn: Tính tốn của tác giả. Như vậy từ bảng 4.3, dựa theo các tiêu chí LR, FPE, AIC ta có thể thấy độ trễ tới ưu cho mơ hình được chọn là 2 tháng.
Kết quả kiểm định AR Roots, một lần nữa cho chúng ta thấy khơng có nghiệm nào nằm ngoài vịng trong đơn vị. Các giá trị đều nằm trong vòng trịn đơn vị nên mơ hình ước lượng có sự ổn định cần thiết nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả.