Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Bài nghiên cứu này được thực hiện trên phần mềm Matlab4 và Eview 7.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu theo tháng từ tháng 7 năm 2000 đến tháng 12 năm 2014, có tổng cộng 174 quan sát cho tất cả các biến: chỉ sớ giá chứng khốn (VNINDEX), lãi suất (IR), tỷ giá hới đối (REER) như sau:
Chỉ số giá chứng khoán (VNINDEX):
Giá chứng khoán Việt Nam áp dụng trong bài nghiên cứu được đại diện bởi chỉ số VN – Index, tức là lấy theo giá đóng cửa của chỉ sớ VN-Index vào cuối mỗi tháng.
4 MATLAB là phần mềm cung cấp mơi trường tính tốn sớ và lập trình, do cơng ty MathWorks thiết kế. MATLAB cho phép tính tốn sớ với ma trận, vẽ đồ thị hàm sớ hay biểu đồ thơng tin, thực hiện thuật tốn, tạo các giao diện người dùng và liên kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngơn ngữ lập trình khác. Matlab là viết tắt từ "MATrix LABoratory", được Cleve Moler phát minh vào ći thập niên 1970, và sau đó là chủ nhiệm khoa máy tính tại Đại học New Mexico.
Với thư viện Toolbox, MATLAB cho phép mơ phỏng tính tốn, thực nghiệm nhiều mơ hình trong thực tế và kỹ thuật. Trong bài nghiên cứu này, chúng ta sử dụng gói Crosswavelet and Wavelet Coherence của Aslak Grinsted, John C. Moore và Svetlana Jevrejeva, có thể tải từ website: http://noc.ac.uk/using- science/crosswavelet-wavelet-coherence
Dữ liệu chỉ số này được thu thập miễn phí tại website cophieu68.com sau 15h mỗi ngày.
Tần số dữ liệu càng cao như các dữ liệu hàng tháng thường tồn tại biến động theo mùa, do đó thực hiện điều chỉnh mùa vụ bởi công cụ Censux X12 với Eview 7. Lãi suất (IR):
Trong bài nghiên cứu này, áp dụng lãi suất cho vay theo tháng được thu thập từ Quỹ tiền tệ Q́c tế (IMF) mục Thớng kê tài chính q́c tế (IFS).
Tỷ giá hối đoái hiệu lực thực (REER):
Bài nghiên cứu áp dụng tỷ giá hới đối hiệu lực thực để đại diện cho biến tỷ giá hới đối. Tỷ giá hiệu lực danh nghĩa NEER và tỷ giá hiệu lực thực REER được tính trong bài theo cơng thức sau:
𝑁𝐸𝐸𝑅𝑡 = Π𝑗=1𝑛 (𝑒𝑗𝑡)𝑤𝑗𝑡 (3.12)
𝑅𝐸𝐸𝑅𝑡 = Π𝑗=1𝑛 (𝑒𝑗𝑡 𝐶𝑃𝐼𝑗𝑡
𝐶𝑃𝐼𝑡)𝑤𝑗𝑡 (3.13) Trong đó:
+ t: thời gian. Bài nghiên cứu được áp dụng dữ liệu hàng tháng từ 7/2000-12/2014.
+ n: sớ lượng các đới tác thương mại chính của Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, lựa chọn 27 q́c gia có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013 theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam như sau: Australia, Áo, Bỉ, Brazil, Campuchia, Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Thụy Sĩ, Philippin, Nga, Singapore, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ.
+ ejt: tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền nước j so với VND tại thời điểm t. Trong bài nghiên cứu này, thì tỷ giá danh nghĩa ejt được tính bằng cách tỷ giá chéo thơng qua đồng tiền thứ ba là USD, yết giá theo trực tiếp. Dữ liệu được thu thập từ mục IFS (International Financial Statistics) của Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF).
+ CPIt: chỉ sớ giá hàng hóa trong nước tại thời điểm t. Dữ liệu được thu thập từ mục IFS (International Financial Statistics) của Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF).
+ CPIjt: chỉ sớ giá hàng hóa ở nước j tại thời điểm t. Dữ liệu được thu thập từ mục IFS (International Financial Statistics) của Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF).
+ wjt: tỷ trọng của đồng tiền nước j tại thời điểm t, tương ứng với tỷ trọng thương mại của nước j trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với 27 nước được chọn. Các chỉ số thương mại song phong giữa Việt Nam và 27 quốc gia này được thu thập từ cơ sở dữ liệu DOT (Direction of Trade Statistics) của Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF).
Tại sao chúng ta không dùng tỷ giá hới đối danh nghĩa hiệu lực NEER mà lại dùng tỷ giá thực hiệu lực REER? Cả hai tỷ giá hới đối hiệu lực danh nghĩa NEER và tỷ giá hới đối hiệu lực thực REER thường được sử dụng để phản ánh khả năng cạnh tranh trong các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia. Tuy nhiên, từ hai cơng thức trên ta có thể thấy: NEER là trung bình có tỷ trọng của tỷ giá hới đối danh nghĩa giữa nội tệ và các ngoại tệ, hay nói cách khác: NEER là đại diện cho giá trị tương đối của đồng tiền cục bộ so với một rổ những đồng tiền của các nước có giá trị giao thương lớn nhất với q́c gia đó. REER là trung bình có tỷ trọng của tỷ giá hới đối danh nghĩa được điều chỉnh theo giá cả tương đối giữa trong nước và quốc tế, hay cịn có thể gọi REER là NEER sau khi đã hiệu chỉnh lạm phát (trong bài nghiên cứu này, chỉ số được hiệu chỉnh bằng CPI hàng tháng). REER phản ảnh giá trị thực sự của đồng tiền cục bộ. Ta có đồ thị biến động của NEER và REER cho giai đoạn 7/2000 -31/12/2014, ở biểu đồ này khi REER tăng thì VND tăng giá và ngược lại.