1.3. QUẢN TRỊ RRTD ĐỐI VỚI DNVVN
1.3.2. Nội dung quản trị RRTD
Nội dung của quản trị RRTD đối với khách hàng là DNVVN cũng là nội dung xuyên suốt trong hoạt động quản trị RRTD chung của ngân hàng nhằm đảm bảo về khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng khi đến thời hạn. Nội dung bao gồm về khách hàng vay và chính sách tín dụng, chính sách về giới hạn tín dụng, nhu cầu vay, điều kiện vay, thời hạn vay, đảm bảo tiền vay, tình hình trả nợ vay, nhận biết và quản lý các khoản nợ vay có vấn đề.
Khách hàng và chính sách tín dụng: khách hàng là một nội dung cơ bản của quản trị RRTD vì đây cơ sở để xác định các nội dung còn lại của quản trị RRTD. Quản trị RRTD phải trả lời đƣợc câu hỏi đối tƣợng khách hàng là ai, nhu cầu nhƣ thế nào, khả năng của khách hàng nhƣ thế nào đối với sự an tồn và hiệu quả của khoản tín dụng. Việc phân loại, xác định rõ chất lƣợng khách hàng cũng là cơ sở để xác định lĩnh vực đầu tƣ tín dụng của ngân hàng. Sự tƣơng tác giữa xác định đối tƣợng khách hàng vay và chính sách tín dụng của ngân hàng là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị RRTD ngân hàng.
Về nhu cầu vay vốn và điều kiện vay vốn: Quản trị RRTD phải bảo đảm
đƣợc việc cấp tín dụng tuân thủ theo các ngun tắc phù hợp với bản chất tín dụng, đó là: sử dụng vốn vay đúng mục đích, hồn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Để bảo đảm nguyên tắc vay vốn, khách hàng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định nhƣ: Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có khả năng tài
chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có dự án đầu tƣ/ phƣơng án sản xuất kinh doanh vừa khả thi vừa hiệu quả và phù hợp quy định của pháp luật, có khả năng thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của luật pháp và của ngân hàng.
Năm điều kiện vay vốn này đƣợc phần lớn các ngân hàng trên thế giới áp dụng, tuy nhiên việc vận dụng và mức độ linh hoạt của các điều kiện là khác nhau đối với mỗi quốc gia.
Chính sách về Giới hạn tín dụng và phân quyền phán quyết tín dụng: Giới hạn tín dụng là số dƣ tín dụng tối đa mà ngân hàng cấp cho một khách hàng, hoặc một nhóm khách hàng. Chính sách về Giới hạn tín dụng thể hiện trong quản trị RRTD của ngân hàng là: mức cho vay tối đa đối với một dự án vay vốn, quyền phán quyết tín dụng tối đa của giám đốc khu vực hoặc chi nhánh; mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay; quy mô cho vay tối đa đối với từng khách hàng, từng ngành nghề. Quy mơ tối đa phải đảm bảo kết hợp tính sinh lời với mức rủi ro có thể chấp nhận của từng khoản cho vay, từng nhóm khách hàng, từng ngành hàng.
Thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ: Thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ phải phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và vòng quay vốn của khách hàng. Nếu thời hạn cho vay, kì hạn trả nợ đƣợc xác định khơng chính xác, có thể dẫn đến tình trạng khách hàng khơng trả nợ do lỗi xác định thời gian vay và kì hạn trả nợ quá dài hoặc quá ngắn so với chu kì sản xuất kinh doanh và thời gian quay vốn.
Chính sách bảo đảm tiền vay: bảo đảm tiền vay quan trọng vì đây là nguồn thu nợ thứ hai sau nguồn thu từ phƣơng án hoạt động kinh doanh mà ngân hàng tài trợ vốn. Yêu cầu về bảo đảm tiền vay phụ thuộc vào uy tín, năng lực kinh doanh, xếp hạng tín dụng của khách hàng và các quy định chung của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Ngân hàng chỉ ƣu tiên nhận các tài sản có khả năng thanh khoản tốt, giá trị ổn định hoặc có xu hƣớng tăng nhƣ đất, tài sản gắn liền với đất, thẻ tiết kiệm… đồng thời đƣa ra những yêu cầu nhất định về bảo hiểm tài sản đối với các loại tài sản có mức độ rủi ro cao. Quản trị tài sản bảo đảm tiền vay còn phức tạp ở thủ tục
xử lý các tài sản bảo đảm. Do vậy, cần tính đến các yếu tố nhƣ thủ tục hành chính, tính hiệu lực của pháp luật, chính sách của nhà nƣớc đối với các chủ thể kinh tế.
Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề: Đây là một nội dung rất phức tạp trong quản trị RRTD, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sớm nhận biết các khoản nợ có nguy cơ xảy ra RRTD - nợ có vấn đề - và khi đã phát sinh nợ có vấn đề thì làm sao để quản lý và thu hồi. Nợ có vấn đề khơng chỉ là những khoản nợ đã quá hạn mà cịn bao gồm những khoản nợ trong hạn nhƣng có nguy cơ khơng thu hồi đƣợc vốn vay do khách hàng có dấu hiệu suy giảm về khả năng sản xuất kinh doanh và tài chính. Quản lý nợ có vấn đề là q trình phịng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra. Chấm điểm xếp hạng tín dụng, phân loại nợ vay và trích lập dự phịng là một phần trong hoạt động nhận biết và quản lý nợ có vấn đề.