Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng DNVVN so với tổng dƣ nợ của

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 47 - 49)

2.3. THỰC TRẠNG RRTD DNVVN CỦA VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ

2.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng DNVVN so với tổng dƣ nợ của

Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Mặc dù chiếm 80% số lƣợng doanh nghiệp vay vốn, nhƣng tổng dƣ nợ của các chi nhánh Vietinbank trên địa bàn TP. HCM chủ yếu là của các doanh nghiệp lớn.

Nợ quá hạn trên địa bàn đƣợc tính gồm nợ quá hạn dƣới 10 ngày đến nợ nhóm 5. Năm 2007, để chuẩn bị niêm yết cổ phiếu lần đầu vào năm 2008, nợ quá hạn đƣợc kiểm sốt ở mức thấp nhất có thể vào cuối năm tài chính. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ trên địa bàn TP. HCM từ 2007 đến 2012 bình quân là 12%/năm;

qua các năm lần lƣợt là 9% năm 2007, 14% năm 2008, 13% năm 2009, 12% năm 2010, 11% năm 2011, 11% năm 2012. Trong đó, bình qn 79% là nợ q hạn của DNVVN. Nợ quá hạn dƣới 10 ngày vẫn cịn phân loại nợ ở nhóm 1 chiếm bình qn 82% trong tổng nợ quá hạn trên địa bàn, và bình quân 86% đối với đối tƣợng là khách hàng DNVVN. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn cao nhƣng chủ yếu là do nợ nhóm 1 quá hạn dƣới 10 ngày. (Nguồn số liệu: Phụ lục 01 - Bảng số liệu PL01.4, PL01.6, PL01.8)

Nợ quá hạn dƣới 10 ngày vẫn cịn phân loại nợ nhóm 1 cao, ngun nhân xuất phát một phần là do lỗi tác nghiệp của CBTD trong quá trình quản lý khoản vay dẫn đến khơng thu hồi nợ đúng thời hạn, một phần xuất phát từ nguyên nhân khách hàng chậm trả do quên theo dõi kì trả nợ dẫn đến quá hạn một vài ngày nhƣng kịp thời trả trƣớc khi chuyển nhóm nợ từ nhóm 1 sang nhóm 2, một phần do tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn, tiền khơng về kịp thời hạn trả nợ. Đặc biệt, đối với khách hàng là DNVVN, số tiền của từng món vay nhỏ nên CBTD thƣờng lơ là việc theo dõi, nhắc nhở khách hàng trả nợ vay đúng hạn đồng thời bị ảnh hƣởng bởi tâm lý “món vay nhỏ” nên CBTD ít chú trọng việc theo dõi ngày tới hạn, kì thu nợ lãi tự động của món vay trên hệ thống để phát sinh nợ quá hạn qua ngày hơm sau. Tình trạng lơ là trong vấn đề quản lý kì thu nợ gốc và lãi của khoản vay, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ ít xảy ra đối với đối tƣợng là khách hàng doanh nghiệp lớn.

Nợ nhóm 2 là thành phần nợ đƣợc quan tâm đặc biệt vì khi khách hàng đã chuyển nhóm nợ nghĩa là tình hình tài chính đã xấu đi rất nhiều. Thực tế cho thấy, 90% nợ nhóm 2 sẽ chuyển thành nợ xấu trong tƣơng lai, rất ít khả năng quay về nhóm 1. Nợ nhóm 2 chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng dƣ nợ DNVVN ( bình quân 1.44%/năm) và trong tổng nợ quá hạn (bình quân 3.6%/năm) trong giai đoạn từ 2007 đến 2012 và luôn đƣợc giám sát đặc biệt của chi nhánh. Số liệu từ công văn chấn chỉnh tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của Vietinbank cuối tháng 8/2013 cho thấy dƣ nợ nhóm 2 cuối tháng 8/2013 tăng 25% so với tại thời điểm 31/12/2012, chủ yếu là kết quả của “Chƣơng trình cho vay để trả nợ TCTD khác” để lôi kéo khách hàng từ TCTD khác về nhƣng không thẩm định kỹ tình hình khách hàng dẫn đến mua khoản nợ xấu về Vietinbank.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w