Nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng kinhdoanh trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 51 - 53)

2.3. THỰC TRẠNG RRTD DNVVN CỦA VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ

2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng kinhdoanh trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh

Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng

Là địa bàn có mặt đầy đủ tất cả các tổ chức tín dụng lớn nhỏ trong nƣớc và là thị trƣờng mục tiêu đầu tiên nhắm đến của nhiều tổ chức tín dụng lớn trên thế giới nên sự cạnh tranh thị phần giữa các TCTD diễn ra vơ cùng khốc liệt thể hiện qua các chƣơng trình ƣu đãi khách hàng với mức lãi suất cạnh tranh, hạ thấp điều kiện

cấp tín dụng, đặc biệt trong năm 2012 một số ngân hàng mở ra cơ chế “mua nợ” của khách hàng từ các ngân hàng khác dẫn đến việc cạnh tranh thiếu lành mạnh. Thêm vào đó, TP. HCM là địa bàn đem đến gần 30% lợi nhuận và chỉ tiêu dƣ nợ cuối năm tài chính của cả hệ thống, nên áp lực chỉ tiêu của các chi nhánh Vietinbank trên địa bàn là rất lớn. Trƣớc những áp lực này, hoạt động thẩm định cho vay chỉ đƣợc thực hiện mang tính hình thức, khâu kiểm tra giám sát trong và sau khi cho vay ít đƣợc chú trọng.

Rủi ro từ sự thay đổi chính sách nhà nước

Do tính chất năng động, sự tác động của các chính sách nhà nƣớc nhƣ các chính sách về thuế, tỷ giá, lãi suất, chính sách ƣu đãi hoặc thắt chặt từng ngày nghề/lĩnh vực kinh doanh tác động lên TP. HCM một cách rất nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là địa bàn đƣợc chọn làm thí điểm nhiều chính sách mới của nhà nƣớc. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn bị thay đổi và ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, dòng tiền, làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng cấp tín dụng. Đặc biệt là đối với các DNVVN, do năng lực nhân viên hạn chế nên việc phản ứng trƣớc những thay đổi vấp phải nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp lớn. Do đó, rủi ro của ngân hàng đối với cho vay DNVVN là cao hơn.

Môi trường kinh tế không ổn định

Những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, sau khi gia nhập WTO thì những ƣu đãi về thuế quan và trợ giá của Chính phủ bị xóa bỏ, hàng hóa trong nƣớc khơng đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu gặp nhiều rào cản cạnh tranh. Sự chậm hội nhập trong ngành tài chính ngân hàng làm cho giá cả trong nƣớc biến động thất thƣờng theo tỷ giá dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao, cán cân thƣơng mại thâm hụt, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc bị đình trệ do sức mua nội địa giảm sút và xuất khẩu khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hoặc giải thể.

Mơi trường pháp lý chưa thuận lợi

Khi RRTD xảy ra, khách hàng khơng trả đƣợc nợ, Vietinbank có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Trên thực tế, Vietinbank không thể đơn phƣơng thực

40

hiện việc xử lý tài sản bảo đảm vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, khơng phải là cơ quan quyền lực nhà nƣớc, khơng có chức năng cƣỡng chế buộc khách hàng phải bàn giao tài sản để xử lý. Việc xử lý tài sản phải thơng qua Tồn án bằng con đƣờng tố tụng chiếm nhiều thời gian, thủ tục rƣờm rà làm cho việc xử lý nợ xấu không kịp thời để giảm thiểu những rủi ro xảy ra bất ngờ trong quá trình xử lý, dẫn đến khơng xử lý đƣợc hoặc tốn nhiều chi phí.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w