Kịch bản lần khám bệnh online đầu tiên

Một phần của tài liệu Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID 19 ở cộng đồng (Trang 42 - 48)

BƯỚC 1: XÁC NHẬN THÔNG TIN VÀ XIN PHÉP SỰ ĐỒNG Ý

Gọi điện để xác nhận thông tin trước:

− Mục đích là xác nhận đúng thông tin người bệnh.

− Trấn an người bệnh.

− Giới thiệu bản thân, xin phép được hỗ trợ cho người bệnh và gia đình.

− Giới thiệu về mục đích của cuộc gọi.

− Quan trọng là yêu cầu sự hợp tác trước.

− Hỏi xin phép về sau có được gọi Video Call.

− Có sử dụng Zalo khơng?

− Có sử dụng Messeger khơng?

− Có sử dụng các phương tiện gọi điện tương tự?

− Bên cạnh F0 cịn có ai trong gia đình hoặc người thân cần được hỗ trợ nữa không?

KỊCH BẢN TƯ VẤN CUỘC GỌI ĐẦU TIÊN

Kịch bản này mô tả chi tiết hơn quy trình khám bệnh từ xa ở hình 4 (Hình 4. Quy trình và nội dung khám bệnh online của bác sĩ và tổ tư vấn).

TVV: Chào anh/chị, khơng biết có phải tơi đang liên lạc với anh/chị [HỌ TÊN NGƯỜI BỆNH], sống tại [Địa chỉ].

BN: Dạ vâng.

(Nếu trường hợp xác nhận không đúng người bệnh, NOTE lại để báo lại trên File Danh sách)

TVV: Vâng, chào anh/chị, tôi là BS [...] – Thuộc mạng lưới các BS trực thuộc

ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh tham gia hỗ trợ theo dõi sức khỏe cho người bệnh COVID-19 dương tính tại quận 8. Không biết anh/chị có thời gian để trao đổi một số thông tin với chúng tôi không?

BN: Vâng. Nhưng không biết anh lấy thông tin của tôi từ đâu. TVV: Thông tin này do địa phương cung cấp anh/chị nhé.

(Nếu trường hợp NB có dấu hiệu khơng tin tưởng, khơng muốn tiếp tục nói chuyện và trao đổi thơng tin  TVV cố gắng trao đổi, giải thích thêm mục đích của cuộc gọi, mục đích của chương trình)

TVV: Anh chị an tâm, tôi gọi đến anh chị hồn tồn khơng vì mục đích quảng

cáo, bán hàng, hay lừa đảo gì cả. Chúng tơi là đội tình nguyện viên, các BS và các em sinh viên tình nguyện trực thuộc ĐH Y Dược TPHCM, tình nguyện tham gia tư vấn, chăm sóc và theo dõi cho NB là F0 đang cách ly tại nhà. Nếu nhận được sự đồng thuận của quý vị, cho phép chúng tôi được đồng hành, hỗ trợ và giúp đỡ thì quá tốt! Dĩ nhiên tất cả thông tin đều sẽ được bảo mật.

BN: Vâng tơi đồng ý.

(Nếu giải thích hết lời mà cũng không đồng ý và không muốn trao đổi thơng tin thì mình NOTE lại trong danh sách)

NGƯỜI BỆNH ĐÃ ĐỒNG Ý THÌ BẮT ĐẦU LÀM QUEN VÀ HỎI VẮN TẮT CÁC THÔNG TIN TRƯỚC.

Khai thác thông tin cơ bản qua các câu hỏi:

− Vậy hiện tại anh/chị đang ở đâu? Đang ở nhà hay là đang ở khu cách ly?

− Có chính xác là anh/chị đã được làm xét nghiệm COVID-19 dương tính? Xét nghiệm gì?

− Trong gia đình có bao nhiêu người? Bao nhiêu TH đã dương tính, bao nhiêu trường hợp chưa?

− Hiện tại người nhà đang ở đâu?

− Nhận định chung về tình trạng sức khỏe của cả gia đình hiện tại như thế nào? Có trường hợp nào cần cấp cứu hay hỗ trợ khẩn cấp không? (Ở câu

hỏi này, nếu có trường hợp cấp cứu hay khẩn cấp  Mình chuyển sang tiếp cận ngay lập tức với đối tượng cần hỗ trợ, thực hiện hỏi bệnh và thăm khám, đánh giá nguy cơ, phân mức độ nặng nhẹ  Và xử trí ngay theo lưu đồ).

− Nếu TH nhận định chung thấy mọi thứ vẫn ổn Tiếp cận từ tốn, tránh tạo cảm giác dồn dập, gây hoang mang thêm cho người bệnh và gia đình.

Cẩm nang Mơ hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng  Trang 44 / 90

− Anh/chị có đồng ý cung cấp chính xác thông tin cho đội ngũ tư vấn hỗ trợ nắm bắt, đánh giá và hỗ trợ cho mình?  Vậy xíu mình gửi Link cái File để ghi nhận thông tin hành chính cơ bản, anh/chị điền cho cả nhà trước nhé.

− Anh/chị có sẵn sàng để sử dụng Zalo, Viber hay Messeger để duy trì liên lạc với BS và đội ngũ hỗ trợ?

− Anh/chị có sẵn sàng khi được add vào một số Group Zalo, Viber hay Messeger để cùng cập nhật tin tức cho nhau?

− Anh/chị có sẵn sàng để được BS và/hoặc đội ngũ tư vấn gọi Video Call để trò chuyện, thăm khám cho mình và gia đình?

Sau khi đã có được những thông tin cơ bản trên (phân luồng trường hợp nặng, cấp cứu cần xử trí ngay → Có lộ trình xử lý riêng), có thể ngưng cuộc gọi đầu tiên. Chuyển sang:

− Tạo các nhóm Zalo, Viber hay Messeger: Mỗi cá nhân/hộ gia đình chung 1 nhóm cùng với BS và SV tình nguyện.

− Chuẩn bị danh sách gọi điện và phân công cơng việc trong nhóm

− Chuẩn bị phiếu khai thác thông tin hành chính cơ bản  Đã làm xong.

− Sau khi có thơng tin điền phiếu thông tin cơ bản, sắp xếp thời gian gọi điện liên lạc với cá nhân/gia đình F0 để theo dõi, đánh giá nguy cơ, mức độ nặng nhẹ và xử lý.

− Gắn Tag trên Zalo để gửi tin nhắn đồng loạt, nhằm thuận tiện trao đổi các thông tin khuyến cáo cho các nhóm về sau.

BƯỚC 2: THU NHẬN THƠNG TIN HÀNH CHÍNH

− Sau khi có sự đồng ý và đồng thuận từ người bệnh thì bắt đầu gọi điện để lấy thơng tin và đánh giá nguy cơ, BS gọi lần đầu, những ca ổn, lần sau SV có thể hỗ trợ gọi điện theo dõi:

• Nếu cá nhân thì gọi cá nhân + Đội chăm sóc bằng Group chat (Tối ưu). • Nếu gia đình thì gọi cả gia đình + Đội chăm sóc.

− Các thơng tin cần khai thác: • Họ và tên.

• Địa chỉ chính xác.

• Ngày tháng năm sinh.

• Số điện thoại cá nhân. • Số điện thoại người thân.

 Có thể nhắn Zalo cho tiện, nhờ cung cấp, hoặc gửi Form cho người bệnh và người nhà điền.

 Trong một số tình huống đặc biệt (BN khơng có khả năng hoặc khơng đủ điều kiện để điền Form, có trường hợp khẩn cấp, cấp cứu) thì có thể cho qua bước này, gọi điện trực tiếp ở bước 3 rồi lấy thông tin luôn.

 Nếu điều kiện cho phép thư thả, có thể cho Sinh viên liên lạc lấy thơng tin cơ bản này trước. Có đầy đủ thì sắp xếp gọi cho BN.

BƯỚC 3: THĂM KHÁM, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG, NGUY CƠ

− Ngày đầu tiên có KQ PCR.

− Được làm bao nhiêu lần rồi? Ngày mấy? Kết quả?

− Ngày có triệu chứng đầu tiên?

− Cân nặng.

− Chiều cao.

− Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá.

− Có bệnh gì trong người khơng? Trước giờ có được chẩn đốn hoặc đang điều trị bệnh gì?

• Khai thác kỹ các bệnh và q trình điều trị các bệnh này có ổn khơng? • Thuốc đang dùng là những thuốc gì?

• Thuốc đang dùng hiện cịn đủ khơng? Bao nhiêu ngày? Có thuận tiện để mua khơng?

− Hiện tại tình trạng sức khỏe có ổn khơng? Có triệu chứng nào mới xuất hiện? Có triệu chứng nào trở nặng hơn? Có cái gì đã giảm đỡ khơng?

− Thuốc đã dùng trong 12/24 giờ gần đây?

− Tình trạng các bệnh mạn tính (nếu có) như thế nào?

− Triệu chứng đầu tiên xuất hiện là gì?

Cẩm nang Mơ hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng  Trang 46 / 90 • Chiều cao, cân nặng đã có.

• Yếu tố nguy cơ đã có. • Màu da + mơi.

• Mạch: Có thể tự đếm.

• Huyết áp: Có máy đo khơng?

• SpO2: Có thể hướng dẫn người nhà sử dụng phần mềm đo SpO2 bằng điện thoại  Nhờ sinh viên hỗ trợ chuẩn bị.

• Nhịp thở: thật ra NB cịn nói chuyện được với mình. • Nhiệt độ.

− Xử trí: dựa trên tình trạng hiện tại đưa ra hướng xử trí, hướng dẫn tư vấn thuốc thang các thứ.

− Phân loại nguy cơ các trường hợp khác:

• Có ai trong gia đình được tiêm Vắc xin chưa?

• Mấy mũi? • Đã bao lâu rồi.

Các câu hỏi có thể tham khảo khi gọi điện thăm khám mỗi ngày:

1. Qua nay anh/chị và gia đình có được làm hoặc tự làm thêm xét nghiệm kiểm tra COVID-19 khơng?

2. TĨM TẮT CÁC CÂU HỎI VỀ TRIỆU CHỨNG NGUY HIỂM:

− Hiện tại tất cả mọi người trong nhà đều tỉnh táo, nói chuyện và sinh hoạt bình thường khơng?

− Có ai có dấu hiệu khó thở, thở mệt, mặt tím hay tái gì khơng?

− Có vấn đề gì khơng khỏe hay khẩn cấp cần cấp cứu không?

 NB mà vẫn đảm bảo ổn ở những câu hỏi trên thì thường khơng có dấu hiệu nặng? Nếu người bệnh trả lời có ở đâu đó thì tập trung hỏi bệnh kỹ, nếu được xin được gọi Video Call để đánh giá.

3. TÓM TẮT CÂU HỎI VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG ĐANG CÓ:

− Hiện tại, so với các triệu chứng của lần nói chuyện hơm trước, có triệu chứng nào tăng hơn, giảm hơn hoặc có triệu chứng nào xuất hiện mới

khơng? Cụ thể (NB trình bày mình sẽ ghi chú lại, nếu khơng có thể hỏi lại từng triệu chứng như trên biểu mẫu có sẵn).

4. Các vấn đề khác:

− Có uống thuốc gì gần đây khơng? Thuốc gì? Lý do dùng?

− Hiện tại ở nhà có những phương tiện nào để đo sinh hiệu: máy đo huyết áp, máy SpO2, nhiệt kế? Có thể thực hiện đo cho người nhà? Mình có thể hướng dẫn NB tự đếm nhịp thở cho nhau? (Kéo áo lên, nhìn bụng, mỗi lần nhơ lên tính là 1, đếm đến khi đủ 60s). Có thể hướng dẫn đếm mạch bằng cách bắt mạch cảnh (mạnh, dễ sờ) hoặc hướng dẫn đếm mạch cổ tay. Trường hợp có máy SpO2 thì lấy chỉ số trên máy.

− Trong một số trường hợp nhất định có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng phần mềm WE DO PULSE (apps điện thoại) để đo SpO2 và đếm mạch gần chính xác nếu khơng có máy.

− Cung cấp các số điện thoại cần thiết cho người bệnh khi cần gọi khẩn cấp: y tế phường, trạm cấp cứu của phường/quận, xe taxi, nơi cung cấp oxy (nếu được chỉ định thở oxy trong nhà),…

KẾT LUẬN

− Nếu có thể nhận định ngay mức độ nguy cơ và mức độ nặng/nhẹ của bệnh thì tư vấn cho người bệnh, trấn an. Nếu có dấu hiệu nặng thì báo cho BS trưởng phường.

− Trường hợp đã đủ 14 ngày, tư vấn làm lại test nhanh hoặc báo nhờ phường kiểm tra lại để kết thúc theo dõi.

Cẩm nang Mơ hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng  Trang 48 / 90

Một phần của tài liệu Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID 19 ở cộng đồng (Trang 42 - 48)