Điều kiện chuyển đội cấp cứu ngoại viện – đội 2

Một phần của tài liệu Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID 19 ở cộng đồng (Trang 51 - 54)

– đội 2 MỤC TIÊU

− Giải thích và áp dụng được các tình huống cần thiết liên hệ với Đội cấp cứu ngoại viện (Đội 2).

− Cung cấp đủ các thông tin cho Đội cấp cứu ngoại viện khi cần liên hệ.

NỘI DUNG

1. Giới thiệu

Trong mơ hình lồng ghép quản lý F0 và F1 tại cộng đồng, việc kết nối giữa Hệ thống tư vấn và sàng lọc từ xa (Đội 1) với Đội cấp cứu ngoại viện (Đội 2) chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng. Thực hiện tốt bước kết nối này giúp hỗ trợ phân tầng người bệnh, xử trí kịp thời những tình huống cần cấp cứu, và đảm bảo chuyển viện an toàn.

Sơ đồ 1. Mối liên hệ giữa các thành phần khi có một trường hợp cần cấp

cứu (mũi tên đậm hơn thể hiện mức độ ưu tiên hơn khi liên hệ).

Người bệnh

Tổ tư vấn người bệnh Trạm y tế

Trưởng phường

Cẩm nang Mơ hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng  Trang 52 / 90

2. Kết nối như thế nào?

− Khi có tình huống cần cấp cứu, Tổ tư vấn người bệnh sẽ hướng dẫn người nhà của người bệnh liên hệ Trạm y tế phường để yêu cầu hỗ trợ, đồng thời, báo Trưởng phường để lên phương án liên hệ Đội 2.

NẾU, Trạm y tế phường chưa thể hỗ trợ kip thời, THÌ Trưởng phường sẽ

liên hệ Đội 2 để yêu cầu hỗ trợ.

NẾU, Tổ tư vấn người bệnh không liên hệ được Trưởng phường, THÌ liên

hệ trực tiếp Đội 2 để yêu cầu hỗ trợ.

3. Khi nào cần kết nới?

Có hai mức độ kết nối tùy theo đánh giá về mức độ khẩn cấp:

− Báo Đội 2 tiếp cận người bệnh nếu người bệnh được phân loại COVID-19 mức độ vừa (viêm phổi), cụ thể:

Người lớn và trẻ lớn: bị viêm phổi (sốt, ho, khó thở, thở nhanh > 20

lần/phút) và khơng có dấu hiệu viêm phổi nặng, SpO2  94% khi thở khí trời.

Trẻ nhỏ: trẻ có ho hoặc khó thở và thở nhanh. Thở nhanh được xác

định khi nhịp thở  60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng;  50 lần/phút ở trẻ từ 2-11 tháng;  40 lần/phút ở trẻ từ 1-5 tuổi) và khơng có các dấu hiệu của viêm phổi nặng.

− Báo Đội 2 tiếp cận NGAY nếu người bệnh được phân loại COVID-19 mức độ nặng (viêm phổi nặng) và nguy kịch, cụ thể:

Người lớn và trẻ lớn: sốt hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp, kèm

theo bất kỳ một dấu hiệu sau:

➢ Nhịp thở > 30 lần/phút.

➢ Khó thở nặng.

➢ SpO2 < 94% khi thở khí trời. • Trẻ nhỏ:

➢ Ho hoặc khó thở VÀ có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây: tím tái, SpO2 < 94%, suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực), HOẶC

➢ Trẻ được chẩn đốn COVID-19 mức độ vừa và có bất kỳ dấu hiệu nặng sau: không thể uống/bú được; rối loạn ý thức (li bì hoặc hơn mê); co giật.

Lưu ý: trong quá trình kết nối với Đội 2, Đội 1 cần đảm bảo y tế địa phương cũng nắm được thông tin người bệnh để thực hiện hỗ trợ cần thiết trong lúc chờ Đội 2.

4. Cần cung cấp thơng tin gì khi kết nới?

Các thơng tin cần cung cấp cho Đội 2:

− Họ và tên.

− Năm sinh (tuổi) (Trẻ sơ sinh: cung cấp ngày tuổi; trẻ < 2 tuổi: cung cấp tháng tuổi).

− Địa chỉ.

− Số điện thoại (có thể có 2 số, dự phịng trường hợp liên lạc không được).

− Thông tin nhiễm COVID-19: F0 hay F1, nghi nhiễm/chẩn đoán xác định, test nhanh/PCR mẫu lấy ngày nào, ngày bệnh…

− Bệnh nền. − Sinh hiệu: • Mạch. • Nhịp thở. • Huyết áp. • SpO2.

• Đã xử trí (tư thế, oxy, thuốc...).

5. Làm sao để kết nối?

Các Tổ tư vấn người bệnh và Trưởng phường cần chuẩn bị sẵn:

− Số điện thoại Trạm y tế.

− Số điện thoại Trưởng phường.

− Số điện thoại Đội 2.

Khi có tình huống cấp cứu, kết hợp cả 2 hình thức gọi điện thoại và nhắn tin để có thể kết nối nhanh nhất.

Cẩm nang Mơ hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng  Trang 54 / 90

Một phần của tài liệu Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID 19 ở cộng đồng (Trang 51 - 54)