Mô tả công việc điều dưỡng tại Trạm cấp cứu ban đầu người bệnh COVID-19
1. Tổ chức thành 3 ca và 4 kíp (ca sáng 7 giờ – ca trưa 7 giờ – ca tối 10 giờ làm việc).
Điều dưỡng vịng ngồi
− Quan sát ĐD và NB bên trong qua camera báo cáo kịp thời khi có sự cố.
− Trực bộ đàm tiếp liệu thuốc, vật tư vào bên trong khu điều trị.
− Tiếp liệu thức ăn cho NB.
− Làm cơng tác hành chánh.
Điều dưỡng vịng trong
− Đảm bảo đầy đủ các phương tiện, thuốc, vật tư y tế trước khi bắt đầu ca trực: Kiểm tra tủ thuốc, dụng cụ (lưỡi đèn đặt NKQ, bóng Ambu, dây máy thở, bơm tiêm, kim luồn, alcohol pad, dây dịch truyền, gạc, băng urgo, kim pha….) và bổ sung cơ số đầy đủ.
− Soạn xe tiêm thuốc đầy đủ dụng cụ cần thiết.
− Tiếp nhận đầu mỗi ca: Tiếp nhận tình trạng người bệnh từ điều dưỡng tua trước:
• Tổng số giường bệnh, tình trạng bệnh từng giường và phân loại theo màu sắc ưu tiên chăm sóc (đỏ, vàng, xanh, tím).
• Những lưu ý chăm sóc trên từng ca bệnh. • Tình trạng dinh dưỡng, khả năng ăn uống. • Khả năng tự chăm sóc: đi tiêu, tiểu.
− Ghi nhận lại sơ đồ người bệnh, tri giác, SpO2, liệu pháp oxy đang sử dụng, dấu sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt.
− Thực hiện thuốc theo y lệnh, lập đường truyền tĩnh mạch.
− Thực hiện cơng tác điều dưỡng: Chăm sóc người bệnh thở oxy qua canula, qua mask, thở máy, tư thế người bệnh, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng,…
Cẩm nang Mơ hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 90 / 90
− Tham gia cấp cứu ngoại viện, đánh giá và can thiệp thuốc tại nhà, chuyển viện theo điều phối của trưởng tua trực.
− Hỗ trợ thực hiện các can thiệp liệu pháp Oxy: • Kiểm tra thể tích bình oxy, thay thế bình mới.
• Can thiệp oxy liệu pháp và điều chỉnh lưu lượng theo SpO2 và tình trạng bệnh.
• Chuẩn bị máy thở, hệ thống thơng khí, chuẩn bị dụng cụ đặt nội khí quản, chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp.
• Thơng khí bằng mặt nạ qua Ambu, hỗ trợ đặt nội khí quản khi có chỉ định.
• Theo dõi đáp ứng can thiệp oxy liệu pháp.
2. Các lưu ý trong cơng tác chăm sóc
− Tư thế NB giúp dễ thở: cổ thẳng, đầu cao/nằm nghiêng/thơng khí nằm sấp.
− Sử dụng dụng cụ hỗ trợ thở đúng cách theo y lệnh điều trị. • Lựa chọn kích cỡ dụng cụ thở phù hợp.
− Cố định chắc chắn dụng cụ thở.
− Kiểm tra hoạt động của dụng cụ thở.
− Chọn cỡ cannula hoặc mask.
− Với mask có túi dự trữ, cần đảm bảo các van trên mask còn hoạt động tốt.
− Khi NB hít – thở, túi dự trữ phải phập phồng theo nhịp thở.
• Phịng ngừa lt liên quan đến dụng cụ y tế như: loét vành tai do cố định dụng cụ thở thay đổi vị tri cố định mỗi 2 tiếng.
3. Khi thời gian lưu NB lưu tại trạm kéo dài
Khi thời gian NB nằm tại khoa kéo dài, chú ý các chăm sóc sau:
− Đặt sonde tiểu (nếu cần)
− Vệ sinh cá nhân cho người bệnh.