Tác động của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tới ngườ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 36 - 43)

1.3. Tác động của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tới người lao

1.3.1. Tác động của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tới ngườ

động

a. Tác động tích cực

Một là, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp, tạo ra lợi ích, giá trị cho cả bên mua lại, nhận sáp nhập và bên bị mua lại, bị sáp nhập từ đó tăng thu nhập và tạo việc làm cho NLĐ.

Dưới áp lực của cạnh tranh cao độ, các chủ thể tất yếu sẽ có nhu cầu tìm kiếm cách thức để tồn tại mạnh mẽ hơn. Doanh nghiệp lớn dựa vào tiềm lực kinh tế đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thơng qua thâu tóm doanh nghiệp khác. Đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn bị “nuốt chửng” đứng trước lựa chọn tiếp tục độc lập kinh doanh hay liên kết với doanh nghiệp khác, dựa vào các doanh nghiệp lớn. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả đồng thời cịn góp phần cải thiện nguồn lực (tài chính, cơng nghệ, nhân lực, khả năng nghiên cứu và phát triển…) (Tăng Văn Nghĩa, 2013, tr. 225) của doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực M&A tại Việt Nam đang trong giai đoạn phục hưng khi ban lãnh đạo các công ty trong nước đẩy mạnh các nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh với M&A là một trong những chiến lược chính. Tập đồn Vingroup, Tập đồn Masan, Tập đồn Hịa Phát, Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Tập đồn Novaland đang là 5 đơn vị có hoạt động M&A thuộc hàng lớn nhất trên thị trường, cả về mặt giá trị và số lượng giao dịch từ năm 2019. Doanh thu của các tập đồn đã tăng trưởng ở mức ấn tượng, có tập đồn tăng gấp đơi sau hai năm (2019 - 2021) tiêu biểu như tập đồn Hịa Phát.

Biểu đồ 1: 5 doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu tham gia M&A (2019-2020)

Nguồn: Capital IQ, VIR, KPMG

Trong năm 2020, Tập đồn Hịa Phát mở rộng sản xuất với tổng 25.428 NLĐ, tăng 14,2% so với năm 2019 (Tập đồn Hịa Phát, 2020, Báo cáo thường niên, tr. 50). Trong khi đó, Tập đồn Masan đã thành cơng trong việc triển khai một hệ sinh thái tiêu dùng được tích hợp và hỗ trợ từ nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập. Doanh thu của doanh nghiệp tăng kéo theo các phúc lợi của NLĐ hiện có được đảm bảo, đời sống NLĐ từng bước được nâng cao và cải thiện. Quy mô doanh nghiệp tăng cũng kéo theo yêu cầu nguồn nhân lực mới tương ứng với nhu cầu mở rộng. Tập đoàn Masan sau khi mua lại mảng bán lẻ từ Vingroup tiếp tục phát triển hệ thống VinCommerce tạo việc làm cho hơn 6000 lao động với chính sách tuyển dụng ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực địa phương (Masan Consumer, 2021, Báo cáo thường niên, tr. 20).

Hai là, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là cơ hội để NLĐ được đào tạo, đào tạo lại đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2030 đã xác định rõ trọng tâm chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam từ số lượng sang chất lượng (Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Chiến lược phát

Vingroup Hịa Phát Vinamilk Masan Novaland

Vốn hóa thị trường 2019 (Tỷ

USD) 15.9 2.8 8.7 2.8 2.5

Vốn hóa thị trường 10T/2020

(Tỷ USD) 15.3 10.9 8.3 7.7 6.8

Doanh thu 2019 (Tỷ USD) 5.6 2.7 2.4 1.6 0.5

Doanh thu 10T/2020 (Tỷ USD) 5.6 5.7 2.6 3.8 0.5

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 1 2 3 4 5 6

triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII) khuyến khích các dự án đầu tư bền vững, có cơng nghệ cao, quản trị hiện đại, kết nối với khu vực kinh tế trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam thông qua mua bán, sáp nhập không chỉ tạo cơ hội tăng mức thu nhập và phúc lợi cho NLĐ mà cịn có ý thức thực hiện các cam kết xã hội đối với NLĐ. NLĐ được chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xun, có kỹ năng, tay nghề cao hình thành đội ngũ lao động lành nghề. Bên cạnh đó, NLĐ cịn được quan tâm phát triển sức khỏe, đời sống, văn hóa, tình cảm, tăng cường sự gắn bó với doanh nghiệp. Về lâu dài, sẽ hình thành ý thức tự giác, tác phong chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và quốc tế nhất là khi giá cả và dân số trẻ sẽ sớm khơng cịn là lợi thế đối với nguồn lao động đến từ Việt Nam.

b. Tác động tiêu cực

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ảnh hưởng tới NLĐ, cụ thể tác động tới các quyền và lợi ích hợp pháp của họ như việc làm, tiền lương, nhân thân,… Trong đó, nhóm quyền và lợi ích quan trọng nhất chính là việc làm, khi mà hệ quả của một quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ là sự mất việc của một bộ phận NLĐ và sự thay đổi vị trí hoặc mơi trường làm việc của những người được giữ lại.

Đối với những NLĐ chấm dứt HĐLĐ

Như đã phân tích ở trên, mục đích cuối cùng của việc tiến hành mua bán, sáp nhập một doanh nghiệp phải tạo ra được những giá trị mới cho doanh nghiệp chính là lợi ích kinh tế mà hệ quả phát sinh là xuất hiện những lao động dư thừa. Mặc dù hoạt động mua bán, sáp nhập đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực với NLĐ, đặc biệt khi họ bị cho thôi việc, tức là quyền và lợi ích về việc làm của NLĐ đã bị ảnh hưởng. Việc giải quyết chế độ, chính sách cho những NLĐ này, trong nhiều trường hợp, là một vấn đề nhạy cảm do họ có thể là những lao động đã gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Mất đi công việc đồng nghĩa với mất đi nguồn thu nhập của bản thân và gia đình. Ngồi ra, NLĐ đó có thể là những người có đóng góp, sức ảnh hưởng tới một phận lớn NLĐ trong doanh nghiệp, việc giải quyết chính sách cho những NLĐ này cần hết sức thận trọng và hợp lý nhằm đảm

bảo yếu tố khách quan, công bằng. Số lao động thất nghiệp do hệ quả của việc doanh nghiệp bị mua lại, sáp nhập sẽ làm tăng tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam. Những lao động này nếu không được quản lý tốt cùng với sự quan tâm định hướng nghề nghiệp của nhà nước sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an tồn xã hội. Khi đó, Nhà nước sẽ phải có chi phí để giải quyết hậu quả về mặt xã hội. Tuy nhiên đây chỉ là khả năng có thể xảy ra và hồn tồn kiểm sốt được nếu có xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp .

Đối với những NLĐ tiếp tục thực hiện HĐLĐ

Thông thường, sau khi nhận sáp nhập, mua lại, doanh nghiệp cần tái cơ cấu lại bộ máy nhân sự để phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp, và tập trung nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện các chiến lược phát triển hậu thương vụ. Yêu cầu đó sẽ khiến doanh nghiệp khơng thể duy trì cùng lúc tất cả các bộ phận đang có chung chức năng, những nhân sự từ nhân sự cấp cao đến đội ngũ nhân viên đều phải được sắp xếp lại, điều này có thể ảnh hưởng tới thu nhập và các chế độ phúc lợi của NLĐ. Nói cho cùng, NLĐ vẫn là bên dễ bị tổn thương hơn trong quan hệ lao động, do đó, họ vẫn có nguy cơ bị NSDLĐ đối xử bất công, đặc biệt là các lao động phổ thông trong bối cảnh công tác giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế và yêu cầu bảo vệ NLĐ trong doanh nghiệp còn chưa được đánh giá đúng mức. Một điểm nữa là sự bất đồng về văn hóa doanh nghiệp gây ra những khó khăn cho NLĐ nếu khơng được NSDLĐ quan tâm kịp thời có thể dẫn đến những tổn thương về tinh thần, hình thành các hội nhóm nhân sự, gây mất đồn kết nội bộ và xa hơn là khiến các nhân sự cấp cao, có năng lực bỏ việc ảnh hưởng tới những lao động chịu sự quản lý của lao động đó bỏ việc. Hiệu ứng xấu này có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cả thương vụ mua bán, sáp nhập.

1.3.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ là nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.

Trong quan hệ lao động, NSDLĐ là chủ thể đầu tư tài chính, cơ sở vật chất nên họ có quyền quản lý NLĐ, tức là họ đã mua sức lao động của NLĐ và sẽ sử dụng sức

lao động đó vì mục tiêu lợi nhuận. Quyền quản lý lao động ra đời từ rất sớm xuất phát từ việc phân công lao động hằng ngày trong xã hội nguyên thủy, được thể hiện rõ rệt nhất trong xã hội phân chia giai cấp. Theo sự phát triển của nhà nước và pháp luật, quyền sử dụng lao động ban đầu mang tính chất độc đốn với chế độ lao động cưỡng bức, bóc lột tàn nhẫn. Thời kỳ xã hội tư bản, các nhà tư bản bảo vệ rất mạnh mẽ quyền quản lý lao động của mình và cho rằng họ có tồn quyền ra lệnh, kiểm soát NLĐ. Bản chất quan hệ lao động thời kỳ này là bất bình đẳng. Sau đó, với sự xuất hiện của nền dân chủ và sự công nhận rộng rãi nguyên tắc tự do, công bằng đã giúp quyền của NLĐ được ghi nhận một cách dân chủ hơn. Dù có nhiều thay đổi, song, xuất phát từ lịch sử và bản chất của quan hệ lao động, vẫn luôn tồn tại sự bất công rõ ràng hay tiềm ẩn đối với NLĐ đòi hỏi họ được bảo vệ nhằm duy trì sự bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ dù trong bất kỳ quan hệ lao động cụ thể nào.

Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ là xu hướng và yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tính đến này, Việt Nam đã ký kết và đang tiến hành đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhiều FTA trong số này đặc biệt là CPTPP và EVFTA là các FTA thế hệ mới chứa các nội dung về lao động thể hiện sự quan tâm ngày càng cao của các quốc gia và tổ chức trong vấn đề lao động. Các tiêu chuẩn về lao động cũng được coi là yếu tố làm nên chất lượng và sự khác biệt của các bản FTA thế hệ mới. Trước đây, điều khoản về lao động không được đưa vào các cam kết quốc tế do các quốc gia đang phát triển coi đây là một loại rào cản bảo hộ. Tuy nhiên, tới nay đã có 72 FTA có nội dung cam kết về vấn đề lao động, do nhận thức về vai trò của NLĐ đã thay đổi theo hướng họ là người tạo ra sản phẩm trực tiếp, đồng thời, đề cao việc bảo vệ mơi trường lao động cũng chính là điều kiện để đảm bảo cạnh tranh cơng bằng. Theo đó, một q trình sản xuất có nguồn nhân lực được trả lương thấp hơn, tiêu chuẩn lao động thấp hơn, khơng có TLTT thực chất sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn dẫn tới cạnh tranh khơng bình đẳng. Tại Việt Nam các văn bản pháp luật về lao động đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm phù hợp với các cam kết khi gia nhập FTA.

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp vốn là sân chơi mà các doanh nghiệp nước ngoài hướng tới ngay từ khi Việt Nam bắt đầu “mở cửa”, do đó họ sẽ chịu sự điều

chỉnh trực tiếp của các quy định này. Nắm được các nguyên tắc để bảo vệ hiệu quả quyền lợi của NLĐ góp phần đảm bảo sự thành công của thương vụ, đạt được hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp mong muốn. Bên cạnh đó, trước yêu cầu ngày càng cao của các cam kết quốc tế, quyền và lợi ích của NLĐ được bảo vệ tốt là động lực nâng cao năng suất lao động từ đó chất lượng nhân lực cũng tăng lên, tạo cơ sở cạnh tranh với lao động từ các khu vực khác. Đây sẽ là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập, khơng chỉ vì nguồn nhân lực giá rẻ.

Thứ ba, quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ được bảo vệ có vai trị quyết định sự thành công cho thương vụ mua bán, sáp nhập.

Trong quá trình thực hiện một thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, nhân sự hay NLĐ là một trong những vấn đề có ảnh hưởng quyết định, được kiểm tra khi chủ thể mua lại, nhận sáp nhập tiến hành hoạt động thẩm định chi tiết (Due Diligence) bao gồm thẩm định chi tiết pháp lý (Legal Due Diligence) do nhóm các chuyên gia về pháp lý thực hiện, có trách nhiệm kiểm tra tất cả các thỏa thuận quan trọng, tuân thủ pháp luật, kiện tụng,… NLĐ là tài sản quan trọng của doanh nghiệp khi họ là chủ thể trực tiếp tham gia vào giai đoạn tạo ra sản phẩm, đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, khi sự khác biệt nằm ở con người, đội ngũ nhân sự còn trở thành mục tiêu mà chủ thể mua lại, sáp nhập muốn sở hữu. Sẽ thật tốn kém nếu như doanh nghiệp chỉ có cho mình những tài sản hữu hình mà mất đi những nhân sự tài năng, có thể tạo ra những giá trị cao gấp nhiều lần hiện có, nhất là khi có thêm sự đầu tư từ bên mua lại, nhận sáp nhập. Kể cả khi tiến tới giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng, việc làm sao để vận hành doanh nghiệp hậu thương vụ cũng phụ thuộc phần lớn vào hoạt động quản lý NLĐ có hiệu quả hay khơng và làm thế nào để giữ chân NLĐ? (Michael E. S. Frankel, 2009, tr. 100) khi mà khác biệt về quản trị và văn hóa doanh nghiệp là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp sau giao dịch. Những vấn đề này, thôi thúc yêu cầu về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Kết luận Chương 1

Nhìn chung, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ vừa là yêu cầu, vừa là cơ hội để doanh nghiệp thực hiện thành công một thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A). Trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp nhằm tạo lập vị thế, tìm kiếm lợi nhuận. Những năm gần đây, M&A với những ưu điểm của mình, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị, góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xem xét những mặt tiêu cực có thể phát sinh đối với NLĐ.

Trên đây, luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập thơng qua việc phân tích các khái niệm dưới nhiều góc độ tiếp cận, trình bày và phân tích các quy định của pháp luật trong nước cũng như trên thế giới về mua bán, sáp nhập, về bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ, trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, mối quan hệ giữa bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và hoạt động mua bán, sáp nhập từ đó đặt ra vấn đề phải bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ khi doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)