2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích về tiền lương
Tiền lương và thu nhập là phương tiện để người lao động NLĐ cũng như gia đình họ duy trì cuộc sống hàng ngày, chi trả cho các nhu cầu tất yếu, và các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích về tiền lương đối với NLĐ khi doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập cho thấy:
Thứ nhất, về mức thu nhập của NLĐ trong các doanh nghiệp mua lại, sáp nhập.
Năm 2021, khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình qn tháng/lao động năm 2019 đạt cao nhất với 10,8 triệu đồng (trong đó, ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình qn lao động đạt cao nhất trong các ngành kinh tế với 24,5 triệu đồng/tháng/người) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021, Sách trắng doanh nghiệp, tr. 46). Theo đó, các ngành các thương vụ M&A sơi động nhất như tài chính – ngân hàng, bất động sản, đều thuộc nhóm có mức thu nhập bình qn tháng cao nhất năm.
Thứ hai, về thực tiễn tham gia BHXH. Hiện nay, tỷ lệ tham gia BHXH đã tăng
dần qua các năm, trong đó bảo hiểm thất nghiệp góp phần hỗ trợ NLĐ mất việc nhất là trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bảng 1: Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội (2018-2021)
Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 2021
Tổng số người
tham gia Nghìn người 14.724 15.736 16.047 16.578
Tỷ lệ người tham gia so với LLLĐ trong độ tuổi % 30,23 32,05 33,22 36,84 BHXH bắt buộc Nghìn người 14.453 15.185 15.033 15.239 BHXH tự nguyện Nghìn người 271 551 1014 1338
Nguồn: Bản tin thị trường lao động Việt Nam - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Bảng 2: Nguyên nhân mất việc làm của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (2020-2021) (%)
Q4/202
0 Q1/2021 Q3/2021 Q4/2021
Doanh nghiệp tổ chức giải thể,
phá sản, thay đổi cơ cấu 6,9 6,3 3,6 2,6
Hết hạn hợp đồng, hai bên thỏa
thuận chấm dứt HĐLĐ 28,0 29,3 24,5 28,8 Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn 34,0 37,4 44,7 42,4 NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải 1,4 1,2 0,7 1,5 Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 2,6 2,6 0,3 0,3 Nguyên nhân khác 26,2 24,8
Nguồn: Bản tin thị trường lao động Việt Nam - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Theo quy định pháp luật, việc đóng BHXH, tham gia bảo hiểm thất nghiệp, căn cứ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc được căn cứ trên mức lương của NLĐ.
Mức lương này trên thực tế được pháp luật cho phép NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận với nhau trên cơ sở tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên. Từ đó, nhiều NLĐ và NSDLĐ đã thỏa thuận với nhau chỉ lấy mức lương thấp hơn rất nhiều so với mức lương được chi trả thực tế để giảm mức đóng tiền BHXH. Hậu quả lâu dài sẽ khiến mức tiền BHXH mà NLĐ được hưởng bị ảnh hưởng. Khơng những tìm cách giảm mức đóng BHXH, nhiều doanh nghiệp cịn nợ, trốn đóng BHXH bằng thủ đoạn đăng ký số lượng NLĐ tham gia BHXH thấp hơn so với NLĐ thực tế tại doanh nghiệp.
2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích về nhân thân
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập đều quan tâm, thực hiện đầy đủ chế độ nhân thân cho NLĐ. Việc thực hiện tốt chế độ về nhân thân của NLĐ là nhân tố quan trọng giữ chân NLĐ, cũng như giải quyết vấn đề nhân sự của hậu M&A. Bởi ảnh hưởng của đại dịch trong những năm qua, văn hóa và thói quen làm việc của NLĐ đã có nhiều thay đổi, nhất là về mức độ gắn bó với cơng việc và thời gian làm việc.
Một là, về mức độ gắn bó của NLĐ với doanh nghiệp. Trong thời gian ứng phó
với dịch bệnh, nhiều cơng việc đã phải chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến vừa để đảm công việc chuyên môn không bị gián đoạn, vừa bảo vệ NLĐ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, sau dịch, các doanh nghiệp tiến tới đưa toàn bộ nhân viên quay trở lại làm việc trực tiếp, NLĐ lại có xu hướng nghỉ việc dù tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, đến cuối 2021 Việt Nam có hơn 1,4 triệu người thất nghiệp, tăng 0,54% so với năm 2020 (Tổng cục thống kê, 2021). Theo khảo sát được công bố của ADP với hơn 32.000 người từ 17 quốc gia, số người quyết định nghỉ việc là 23% so với 15% năm 2021, trong khi số người đang cân nhắc nghỉ việc tăng từ 24% lên 32% trong đó tỷ lệ người trẻ tuổi (18-24) chiếm số đông (29%) so với NLĐ lớn tuổi hơn (16%) (ADP (2022), tr. 16). Xu hướng này cũng đang diễn ra tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát trực tuyến từ tháng 5-8/2021 do Anphabe thực hiện với hơn 65.213 người đi làm có kinh nghiệm thuộc 20 ngành nghề tại Việt Nam cho thấy, có đến 56% lao động tri thức ưu tiên chọn hình thức làm việc kết hợp (vừa làm ở nhà hoặc từ xa, vừa đến công ty). Cũng theo báo cáo của ADP, gần 67% số người được hỏi cảm thấy áp lực tại nơi là việc một lần một tuần
tăng 5% so với trước đại dịch, trong khi trên thực tế, có ít nhất 15% người cảm thấy áp lực mỗi ngày. Những áp lực này được lý giải bởi các nguyên nhân như thời giờ làm việc quá dài, những vấn đề với công nghệ, mức độ an tồn của cơng việc, ... tất cả ảnh hưởng tới tâm lý của NLĐ và tác động tới năng suất lao động của họ.
Hai là, về thời giờ làm việc. Hiện nay ở Việt Nam, thời giờ làm việc và thời giờ
nghỉ ngơi đã được quan tâm hơn rất nhiều khi tại BLLĐ năm 2019, Nhà nước khuyến khích NSDLĐ để NLĐ làm việc 40 giờ/tuần. Tuy nhiên, thực tế NLĐ thường chỉ được nghỉ 4 ngày/tháng, và giờ làm thêm cũng tăng lên, Theo BLLĐ, NLĐ được làm thêm 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong một tháng và tối đa 300 giờ trong một năm khi có nhu cầu và phải có sự đồng ý của NLĐ, nhưng thực tiễn quan hệ lao động cho thấy, NLĐ thường chấp nhận làm thêm để tăng thu nhập hoặc thậm chí bị bắt làm thêm mà không được trả thêm thu nhập.
Đảm bảo quyền và lợi ích về nhân thân của NLĐ đóng góp vào quá trình vượt qua thách thức hậu thương vụ vì sự khác biệt về quản trị và văn hóa doanh nghiệp là vấn đề lớn nhất đối với doanh nghiệp sau mua lại, sáp nhập. Đồng thời, việc giữ chân nhân viên thường bị bỏ ngỏ trong các giao dịch mua bán, tuy nhiên, nếu không được xử lý tốt, vấn đề này có thể trở nên bất lợi và rất tốn kém.
2.2.4. Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích về tự do liên kết và
thương lượng tập thể
Tự do liên kết và TLTT là một trong những điểm mới nhất của BLLĐ năm 2019 không chỉ đáp ứng nhu cầu thực thi cam kết của các FTA thế hệ mới mà cịn góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của NLĐ. Thực tiễn áp dụng pháp luật về lĩnh vực này cho thấy quyền tự do liên kết và TLTT của NLĐ được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Hiện nay ở Việt Nam, Nhà nước luôn nỗ lực bảo vệ và đảm bảo quyền tự do liên kết và TLTT trên thực tế. Đặc biệt là qua việc phê chuẩn công ước số 98 và ban hành BLLĐ năm 2019, xác định quyền tự do thành lập, gia nhập tổ chức đại diện của NLĐ. Việc gia nhập tổ chức Cơng đồn hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của NLĐ được quy định rõ tại luật cơng đồn. Đồng thời tiến hành sửa đổi luật cơng đoàn nhằm phù hợp với các quy định pháp luật về vấn đề này.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng phân biệt đối xử vì lý do cơng đồn vẫn cịn tồn tại. NSDLĐ không sử dụng hành vi trực tiếp cấm NLĐ thực hiện quyền của mình mà gián tiếp thông qua hành vi đe dọa, cắt lương, thưởng, dụ dỗ, can thiệp vào quá trình bầu cử của tổ chức. Từ chối TLTT hoặc TLTT khơng thiện chí. Cán bộ cơng đồn có nguy cơ bị đe dọa vị trí việc làm, bị tác động gây áp lực khi thực hiện cơng tác cơng đồn.